Kiểm tra mức độ ô nhiễm trong không khí và nước sử dụng tại cơ sở giết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm VSV trong thịt lợn tại một số điểm giết mổ trên địa bàn quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 51 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.5. Kiểm tra mức độ ô nhiễm trong không khí và nước sử dụng tại cơ sở giết

giết mổ lợn

4.2.5.1. Kiểm tra mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong không khí

Môi trường không khí tại các cơ sở giết mổ thường có nhiều hơi nước, có thể chứa vi sinh vật nguồn gốc từ phân, nước thải, chất thải hữu cơ của động vật giết mổ. Các vi sinh vật trong không khí này có thể rơi vào thịt, các sản phẩm của thịt. Vì thế mức độ ô nhiễm không khí tại các cơ sở giết mổ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ô nhiễm vi sinh vật thịt lợn sau giết mổ.

Chúng tôi chọn phương pháp Koch để kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí tại các cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn Quận Kiến An. Trong mỗi cơ sở chúng tôi tiến hành kiểm tra 05 mẫu không khí tai các vị trí khác nhau trong khu vực giết mổ (bảng 4.5). Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy tổng số 30 mẫu kiểm tra ở 06 cơ sở thì có 14/30 mẫu (46,67%) đạt tiêu chuẩn quy định. Cơ sở giết mổ Hậu Thông có số mẫu đạt cao nhất 4/5 mẫu chiếm tỷ lệ (80,00%), 03 cơ sở có số mẫu đạt là 1/5 mẫu chiếm tỷ lệ (20,00%). Nguyên nhân các cơ sở giết mổ có nhiều mẫu không khí ô nhiễm vi sinh vật vượt giới hạn cho phép theo chúng tôi là do điều kiện nơi giết mổ chật hẹp không phân biệt khu sạch, khu bẩn, không thực hiện đầy đủ các khâu vệ sinh trước và sau giết mổ. Nhiều điểm giết mổ nằm sát đường giao thông, các phương tiện đi lại cuốn bụi cát làm ô nhiễm nơi giết mổ.

Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra mức độ ô nhiễm trong không khí tại cơ sở giết mổ lợn tại cơ sở giết mổ lợn

Cơ sở kiểm tra Số mẫu Tổng số VKHK ( VK/ m3) Đạt ≤ 4.103 VK/ m3 Tỷ lệ (%) Không đạt > 4.103 VK/ m3 Tỷ lệ (%) Quy định của Cục Thú y về vệ sinh khu vực giết mổ Phạm Thị Nhã Phạm Văn Tuân 5 2 40,00 3 60,00 5 3 60,00 2 40,00 Phạm Thị Bốn Phạm Khắc Nghiệp 5 4 80,00 1 20,00 5 1 20,00 4 80,00 ≤ 4.103VK/ m3 Trần Quốc Cường Phạm Thị Hậu 5 2 40,00 3 60,00 5 2 40,00 3 60,00 Tổng hợp 30 14 46,67 16 53,33

4.2.5.2. Kiểm tra mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong nước sử dụng tại các cơ sở giết mổ lợn

Nước sử dụng trong giết mổ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh của thịt (MIRIN, 1991).

Theo quy định tại thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT thì nước và nước nóng cung cấp cho hoạt động giết mổ và vệ sinh phải đầy đủ, nước phải đạt QCVN 01:2009/BYT. Vì vậy, chỉ được phép sử dụng nước máy hay nguồn nước có giá trị tương đương để dùng trong các CSGM. Theo đó, nguồn nước không được phép có mặt nhóm vi khuẩn Coliform và vi khuẩn E.coli.

Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu Coliform trong nước sử dụng cho hoạt động giết mổ tại các CSGM trên địa bàn quận Kiến An

Cơ sở kiểm tra Quy mô

Số mẫu

Chỉ tiêu Coliform (MPN/100ml) (phương pháp xét nghiệm TCVN 6187:2-1996 )

Max Min Thường gặp Số mẫu đạt Tỷ lệ (%) Phạm Thị Nhã 2 3 110 0 70 - 110 1 33,33 Phạm Văn Tuấn 3 3 46 0 11 - 31 1 25,00 Phạm Thị Bốn 4 4 31 0 11 - 21 0 0,00 Phạm Khắc Nghiệp 5 4 70 0 31 - 49 0 0,00 Trần Quốc Cường 7 9 94 0 37 - 70 3 33,33 Phạm Thị Hậu 50 20 79 0 33 - 70 8 60,00 Tổng hợp 44 13 25,28

Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu E.coli trong nước sử dụng cho hoạt động giết mổ tại các CSGM trên địa bàn quận Kiến An

Cơ sở kiểm tra Quy mô

Số mẫu

Chỉ tiêu E.coli (MPN/100ml)

(phương pháp xét nghiệm TCVN 6187:2-1996 )

Max Min Thường gặp Số mẫu đạt Tỷ lệ (%) Phạm Thị Nhã 2 3 94 0 43 - 63 1 33,33 Phạm Văn Tuấn 3 3 23 0 11 - 23 0 0,00 Phạm Thị Bốn 4 4 11 0 4 – 7 0 0,00 Phạm Khắc Nghiệp 5 4 46 0 13 - 31 1 25,00 Trần Quốc Cường 7 6 70 0 23 - 49 3 50,00 Phạm Thị Hậu 50 15 63 0 23 - 33 13 86,67 Tổng hợp 35 13 32,50

Chúng tôi đã thực hiện lấy mẫu nước tại một số cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn quận Kiến An để kiểm tra vi sinh vật. Mẫu được lấy theo TCVN 6663/2011; sau khi lấy mẫu nước được bảo quản trong thùng bảo ôn với nhiệt độ 2-8oC để đưa về phòng xét nghiệm. Qua đó đánh giá tình trạng ô nhiễm nguồn nước sử dụng trong giết mổ tại các cơ sở kiểm tra thuộc địa địa bàn quận Kiến An. Kết quả kiểm tra được trình bày tại bảng 4.4 và bảng 4.5.

Kết quả xét nghiệm cho thấy tại quận Kiến An, hầu hết các cơ sở giết mổ sử dụng nước giếng khoan không được xử lý cho quá trình giết mổ. Trong các cơ sở giết mổ lợn thì chỉ có 2 cơ sở sử dụng nước máy. Công nhân còn dùng xô hoặc chậu bẩn múc nước trực tiếp từ bể chứa, nhiều trường hợp xô chậu vừa đựng thịt hoặc phụ phẩm chưa được rửa đã múc nước trong bể chứa. Thậm chí tay công nhân vừa mới tham gia giết mổ chưa rửa tay cũng cầm chậu để múc nước. Cách sử dụng nước mất vệ sinh đó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng có nhiều mẫu nước không đạt yêu cầu về chỉ tiêu VSV. Kết quả xét nghiệm tại Bảng 4.5 cũng cho thấy tỷ lệ các mẫu nước sử dụng giết mổ tại các cơ sở đạt yêu cầu về chỉ tiêu E.coli theo quy định rất thấp: tại cơ sở Phạm Thị Bốn và Phạm Văn Tuân không có mẫu nào đạt yêu cầu. Cơ sở giết mổ Hậu Thông có số mẫu kiểm tra đạt yêu cầu về chỉ tiêu E.coli cao nhất là 86,67%, tiếp đến là cơ sở Trần Quốc Cường với 50,00% số mẫu đạt yêu cầu theo quy định tại QCVN 01/2009/BYT.

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ các mẫu nước sử dụng trong giết mổ lợn tại quận Kiến An Hải Phòng nhiễm Coliform và E.coli rất cao, 02 cơ sở sử dụng nước máy tuy có tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu cao hơn các cơ sở còn lại

nhưng vẫn có mẫu nhiễm hai chỉ tiêu này. Qua đó cho thấy, việc súc rửa bể chứa và đường ống dẫn nước định kỳ là vô cùng quan trọng để phòng tránh VSV khu trú tại hệ thống bể chứa, đường ống và gây nhiễm cho sản phẩm thịt sau giết mổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng hoạt động giết mổ và ô nhiễm VSV trong thịt lợn tại một số điểm giết mổ trên địa bàn quận kiến an, thành phố hải phòng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)