Thực trạng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 61 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.1.1. Thực trạng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

4.1.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái

a. Tài nguyên tự nhiên

Theo phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Hồ (2015), Vân Hồ là huyện có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp, tạo hóa đã ban cho nơi đây nhiều cảnh đẹp về cây cối, thác nước, hang động với cảnh vật nên thơ mà kỳ lạ. Trong đó bao gồm một số cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng như: Có nguồn tài nguyên rừng phong phú, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, tập trung trong vùng rừng đặc dụng Xuân Nha với khoảng 456 loài thực vật với các loại gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như: Bách xanh, thông, chò,... và có 48 loài động vật hoang dã; rừng thông, đồi chè, thác Tạt Nàng - xã Chiềng Yên, thác Chiềng Khoa; thác suối Boong; suối nước nóng xã Chiềng Yên,... và các hang động như: Hang mộ Tạng Mè, hang Hằng, hang Thăm - xã Xuân Nha, Cây di sản Gốc mít bản Phụ Mẫu.

- Rừng thông bản Bó Nhàng, Hua Tạt xã Vân Hồ

Với diện tích trên 100ha, là khu đồi thông trên 10 năm tuổi có quan cảnh đẹp trên những đồi đã vôi, nằm dọc Quốc lộ 6 cách trung tâm huyện Vân Hồ 4km. Thuận tiện về giao thông nên rất thích hợp cho loại hình du lịch như: cắm trại, picnic...Đặc biệt khi mùa đông đến cả cánh rừng thông được bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc, xen vào đó là những tia nằng mặt trời xuyên qua thảm sương mù, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của đất trời...

- Hệ thống đồi chè: diện tích trên 1000 ha tại các xã

Vân Hồ, Chiềng Khoa, Tô Múa, Chiềng Yên ... đặc biệt khu đồi Chè bản Suối Lìn xã Vân Hồ với diên tích trên 50 ha, giáp với Khu quy hoạch Trung tâm hành chính mới của huyện, nhìn ra phía Hồ Sao Đỏ, đồng cải, khu chăn nuôi bò sữa. Khu vực này phù hợp cho các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, píc níc, chụp ảnh...

- Khu trồng dược liệu gắn với phát triển du lịch

Diện tích trên 30 ha, với nhiều các loại dược liệu quý như: đảng sâm, hà thủ ô, sa nhân... được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và có thể phát triển thành các sản phẩm hàng hoá phục vụ du lịch...kết hợp với các điểm du lịch khác trong vùng như: đồi chè, rừng thông, hồ Bó Nhàng, hồ Sao Đốc thể hình thành nên khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái...

- Khu trồng các loại hoa quả như đào mèo, mận hậu

Xã Vân Hồ, Lóng Luông nằm dọc Quốc lộ 6, cùng với khung cảnh hùng vĩ của nùi rừng, với bản sắc văn hoá đa dạng phong phú của dân tộc Mông. Đặc biệt khi mua xuân về những đồi hoa mận, đào tạo thành một tham hoa màu trắng, hồng cùng với màu xanh của núi rừng tạo thành bức tranh phong cảnh mạng đậm hình ảnh của núi rừng Tây Bắc hấp dẫn khách du lịch. Khu vực này có thể phục vụ các dịch vụ du lịch như tham quan chụp ảnh, píc níc, khám phá văn hoá bản địa...

- Thác Tạt Nàng, bản Phụ Mẫu I xã Chiềng Yên

Danh thắng thác Tạt Nàng nằm tại Bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ. Từ ngã ba khu rừng già (khu rừng nguyên sinh có nhiều cây cổ thụ, cách ngã ba Đồng Bảng 20km, cách trung tâm huyện 25km) vượt qua khoảng 7 km đường quanh co,cua gấp,đèo dốc hiểm trở tiến sâu vào trung tâm xã tầm 2 km du khách sẽ đến với thác Tạt Nàng.

Thác bắt nguồn từ hai dòng Suối Tà Xam và Suối Tà Piu, chảy từ bản Phụ Mẫu 2 dồn về bản Phụ Mẫu 1 tạo thành. Thác nước cao hơn 100m,được phân thành 3 tầng,xung quanh cây cối xanh tốt.

Tên gọi thác Tạt Nàng được bắt nguồn từ câu chuyện thời lập bản lập mường. Ngày xưa, có cô gái, mẹ mất sớm, vì thương con người bố ở vậy. Cô càng lớn càng xinh đẹp,ăn trầu nuốt từ cổ xuống nhìn thấy nước trầu màu đỏ đi qua cổ. Nhiều chàng trai đem lòng yêu mến, đến hỏi làm vợ nhưng cô gái chỉ đem lòng yêu mến gửi trọn cho chàng trai, con của dòng họ có mối thù truyền kiếp với gia tộc cô, cha cô và cả gia tộc kiên quyết phản đối mối nhân duyên này. Hai người không đến được với nhau, cô gái vui tươi ngày nào càng trở nên buồn rầu, lầm lũi, thân hình hao gầy. Một hôm, nhân lúc bố cô lên rừng đốn củi, người ta thấy cô gái mang đồ dệt thổ cẩm của mình để ở đỉnh “Tát Nặm” rồi gieo mình xuống dòng thác.

Hình 4.1. Toàn cảnh thác Tạt Nàng

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Tát Nang (Tạt Nàng) có từ đó, dịch theo tiếng Thái, “Tát” là “thác”, “nang” là “nàng tiên,người đẹp”. Ngày nay, nếu ai đó có duyên khi đến chân thác có thể sẽ nhìn thấy xa xa bóng dáng cô gái ngồi bên khung cửi,quay sợi phía sau dòng nước,nhưng lội xuống thì lại không thấy nữa.

Từ thác Tạt Nàng có thể kết nối với các điểm du lịch khác như Suối khoáng bản Phụ Mẫu II, Suối cá bản Bướt, khu du lịch cộng đồng các bản Nà Bai, Phụ Mẫu I, Phụ Mẫu II, bản Bướt sẽ tạo thành một tour du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng, khám phá văn hoá dân tộc, ẩm thực...

- Suối cá bản Bướt

Với chiều dài được bảo vệ trên 3 km với trên 100 loài cá khác nhau được nhân dân bản địa bản tồn một cách tự nhiên, cùng với khung cảnh đẹp của núi rừng và bản sắc văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng của người dân bản địa, cùng với các ẩm thực mang đậm bản sắc của dân tộc thái…từ đây có thể kết nối với các điểm du lịch thác Tạt Nàng, suối khoáng, trang trại nuôi cá hồi, các bản du lịch cộng đồng xã Chiềng Yên, tạo thành một tuor du lịch có thể phục vụ các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá các nét văn hoá đặc trưng của dân tộc…

- Hồ Sông Đà

Được trải dài trên địa bàn 5 xã bao gồm: Quang Minh, Mường Tè, Song Khủa, Liên Hoà, Suối Bàng. Lòng song đà với hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và được ví như một Hạ Long ở trên núi. Hơn thế nữa, nơi đây còn trở thành một vùng sơn thủy hữu tình hấp dẫn du khách gần xa…Đến với lòng hồ sông đà là đến với cảnh đẹp của núi non, nước và trời, có thể kéo dài đến thuỷ điện Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình., cùng với khung cảnh đẹp của nùi rừng, sông nước tạo thành một khung cảnh đẹp “sơn thuỷ hưu tình” phu hợp với các dịch vụ du lịch tâm linh, khám phá núi rừng, sông nước, trải nghiệm văn hoá ẩm thực…

- Các bản làng văn hóa dân tộc

Với cảnh quan, môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hoá truyền thống, có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch có giá trị như: bản Phụ Mẫu, Nà Bai, Lóng Luông, Suối Lìn, Bướt, Thín, Hua Tạt...

Hình 4.2. Bản Hua Tạt

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Bản Hua Tạt của người Mông, nằm chạy dọc theo quốc lộ 6, một bên là đại lộ, một bên là vách núi cao, bản nằm lọt thỏm ở giữa, yên bình và lặng lẽ. Đường đèo rất xấu, đất đá lổn nhổn, đường vắng. Thi thoảng, lẫn trong đám cỏ,

lau lách ven đường là một vài miếu nhỏ, người dân quan niệm đây là nơi để an ủi những linh hồn bơ vơ vì không may mà bỏ xác trên con đường quá ư hiểm trở. Đường vắng nên đã lâu không ai nhớ đến họ nữa, trong những bát hương chân hương đã không còn màu đỏ nữa, nhiều que đã mục gãy. Đường vắng nên miếu lạnh hương tàn.

Phong cảnh đường đèo khá buồn, thi thoảng thấy thấp thoáng xa xa, trên những ngọn đồi một mái nhà gỗ lẻ loi giữa ruộng ngô đã thu hoạch xong chỉ còn những gốc cây trơ trọi như những que đũa cắm lên sườn đồi. Nhà nào cũng có một chiếc cối giã bánh dày, và vài bộ khèn. Nếu muốn tìm hiểu, gia chủ sẵn sàng mời bạn thưởng thức ngay vài điệu nhạc truyền thống từ khèn, sáo mông, đàn môi và cả những điệu múa khèn sôi nổi, rộn ràng nữa.

Riêng dịp 2-9 hàng năm và tết truyền thống của đồng bào (trước người Kinh 1 tháng) sân vận động của bản rộn ràng tiếng cười nói và những bộ trang phục rực rỡ sắc màu. Những trò chơi truyền thống: ném pao, đánh quay, chơi đàu pao, vật gậy, rồng ấp trứng…. được tái hiện trong ngày hội, khách du lịch cũng được tham gia cùng hết sức vui tươi, thú vị.

Nếu đến bản Hua Tạt thăm quan, du khách có thể nghỉ lại luôn. Hua Tạt đã trở thành điểm du lịch cộng đồng, có một ngôi nhà sàn được dựng lên ngay cạnh sân vận động của bản để cho khách du lịch nghỉ lại, phục vụ cả ăn uống, văn hóa văn nghệ. Ngôi nhà sàn độc đáo mộc mạc được thiết kế và xây dựng với những vật liệu hết sức gần gũi: tre, nứa, thân cây khô… tạo cảm giác bình yên, nhẹ nhàng trong không khí mát mẻ, trong lành.

- Cây di sản - Gốc mít bản Phụ Mẫu 2

Gốc mít nằm trong khuôn viên khu vườn của một hộ dân tại bản Phụ Mẫu 2, xã Chiềng Yên,huyện Vân Hồ (cạnh Bản Phụ Mẫu 1). Gốc mít với tuổi đời lên tới hơn 200 năm, Gốc Mít được coi như linh hồn của người dân bản Phụ Mẫu 2 bởi nó đã gắn bó với người dân nơi đây từ thuở lập bản,lập mường chỉ có vài hộ dân sinh sống,mỗi nhà cách nhau hàng cây số cho đến tận bây giờ khi dân cư đông đúc,nhà cửa san sát.

Gốc Mít cổ thụ ,thân cây to,đường kính rông,phải 3 người ôm mới xuể. Cây không vươn cao như các cây khác mà dồn chất đi nuôi thân và quả,chỉ cao khoảng 3,4m, cứ mỗi khi đến mùa là quả lại chúc chích chen nhau từ tận dưới

gốc lên; mít quả to, dày múi,ít xơ, vị ngọt đậm, vàng ruộm; khi chín hái về đủ chia cho tất cả mọi người trong bản ăn.

Hình 4.3. Gốc mít bản Phụ Mẫu

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Gốc Mít còn là chứng nhân lịch sử, không chỉ chứng kiến sự tàn phá,quấy nhiễu, cướp bóc dân bản của thực dân Pháp khi chúng đóng quân tại suối Rút(đường ra Thác Bờ về Đồng Bảng, Mai Châu hiện nay); mà còn chứng kiến sự kiên trung, trung thành, đoàn kết, yêu nước của những trung đoàn, sư đoàn bộ đội, quân tình nguyện hành quân lên tiếp viện góp phần giải phóng Mộc Châu, giúp nước bạn Lào chống chủ nghĩa thực dân, dừng chân nghỉ và nhận sự đùm bọc của đồng bào bản Phụ Mẫu.

Gốc Mít bản Phụ Mẫu trải qua bao thăng trầm lịch sử,bao biến cố của thời gian vẫn đứng đó sừng sững như linh hồn của làng bản,chở che cho người dân nơi đây cuộc sống yên bình,ấm no,hạnh phúc.

- Suối nước nóng Chiềng Yên

Vào năm 2013 huyện Vân Hồ được tách ra khỏi Mộc Châu. Tuy vậy cho đến giờ nhiều người vẫn còn quen nhắc đến các địa danh như Pha Luông, Loong

Luông, bản Vân Hồ là thuộc Mộc Châu. Ngày nay, Vân Hồ còn rất nhiều điều hấp dẫn cần được các du khách khám phá, dưới làn xương khói mờ ảo quanh năm phủ kín núi rừng, không nhiều phượt thủ có thể khám phá hết được vẻ đẹp tự nhiên của Vân Hồ.

Đến xã Chiềng Yên, bản Nà Bai, Vân Hồ nơi có dòng suối nước nóng lúc nào cũng nghi ngút khói quanh năm. Nhiệt độ nước của dòng suối này trung bình là 40 – 50 độ vào mùa đông, rất thích hợp cho việc ngâm mình thư giãn.

- Rừng đặc dụng Xuân Nha

Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Xuân Nha có diện tích 18. 67,5 ha, chủ yếu nằm trên địa bàn các xã Xuân Nha, Tân Xuân, Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ. C ó nguồn tài nguyên rừng phong phú, có nhiều nguồn gen động – thực vật quý hiếm có giá trị cao về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, tập trung trong vùng rừng đặc dụng Xuân Nha với khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành với các loài gỗ quý phân bố trên toàn địa bàn như: Bách xanh, thông, chò, pơmu… và có 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với các loài động vật như: gấu, hoẵng, lợn rừng….

Với tiềm năng phong phú về các loại hình du lịch, trong thời gian tới Vân Hồ xây dựng chiến lược phát triển du lịch, trong đó coi trọng yếu tố văn hóa, gìn giữ bản sắc, gìn giữ không gian, môi trường, di sản văn hóa, xây dựng các khách sạn, nhà hàng, tổ chức các tour du lịch xuống các điểm du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư phát triển các điểm du lịch sinh thái.

b. Tài nguyên nhân văn

Vân Hồ là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa như: Đền Hang Miếng (xã Quang Minh), hang mộ Tạng Mè, xã Suối Bàng (đã được xếp hạng di khảo cổ cấp Quốc gia năm 2014) và các di tích lịch sử thuộc căn cứ địa Mộc Hạ. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chủ yếu sinh sống gồm Thái, Kinh, Mường, Mông, Dao, mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, như: Hội tung còn, đẩy gậy, cầu mùa, Xên Mường, Xên Bản,... gắn với mùa vụ trong năm của dân tộc Thái; Múa khèn, đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ, tu lu,... của dân tộc Mông; các vũ điệu trong các buổi lễ như: Lập tịnh, cấp sắc, kết duyên, lễ chúc phúc,... của dân tộc Dao và các các làn điệu hát dân ca như: Hái Bông, Giao duyên, Đang, Xường của dân

tộc Mường,... hình thành và phát triển nền văn hóa cộng đồng đa dạng, phong phú, có tính nhân văn cao, tạo nên những nét văn hoá đặc sắc, riêng biệt của nhân dân các dân tộc huyện Vân Hồ, là điều kiện tốt để phát triển du lịch sinh thái.

- Hệ thống di chỉ khảo cổ hang mộ Tạng Mè

Hang mộ Tạng Mè là một mái đá lớn, cao khoảng 12 m, rộng 17 m, sâu 16 m, cách bản Nà Lồi, xã Suối Bàng khoảng 2,5 km về phía đông. Hang được phát hiện bên trong gồm 30 mộ được táng quan tài làm bằng gỗ (đinh thối – một loại gỗ tốt, không mối mọt, chịu được mưa nắng). Kết quả nghiên cứu phân tích các- bon C-14 thì những mộ này có niên đại di cốt cách đây 1240 năm.

Hình 4.4. Hang mộ Tạng Mè

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Trong khu vực hang mộ Tạng Mè còn có hang Nà Lồi, chứa 36 mộ gỗ, hang Khoang Tuống chứa 7 mộ gỗ. Các quan tài mộ gỗ đều được bổ đôi, bên trong khoét lòng máng, hai đầu chế tác mấu chốt hình “đầu thuyền đuôi én”. Một số quan tài trong hang còn có hình răng cưa (sóng nước). Khu vực các hang mộ táng gỗ được bao bọc bởi dãy núi đá vôi hiểm trở thuộc xã Suối Bàng, với nhiều suối nhỏ, rừng rậm nằm ngay sát bờ con sông Đà.

Qua nghiên cứu, lối mộ táng trong thân gỗ, là một phong tục của tộc người cổ xuất phát từ điều kiện tự nhiên và mong muốn chết được an toàn, siêu thoát. Khu di tích hang mộ Tạng Mè có giá trị lịch sử văn hóa tín ngưỡng và tư liệu về nhân chủng học của tộc người cổ đang cần tiếp tục được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

Đặc biệt, khu di tích hang mộ này nằm trong quần thể di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp của tỉnh Sơn La, từ năm 1947 đến 1952. Hai khu di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn và ý nghĩa.

Tại lễ trao Bằng công nhận di tích cấp Quốc gia, phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Sơn La yêu cầu các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý, khai thác và bảo vệ di tích. Đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân giữ gìn, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 61 - 74)