Bài học kinh nghiệm cho huyện Vân Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 52)

Qua nghiên cứu thực tiến phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương có điều kiện tương đồng với huyện Vân Hồ, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch sinh thái huyện Vân hồ như sau:

- Phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST.

- Ngoài các lợi thế sẵn có về thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu, núi đồi, thác, phát triển du lịch sinh thái là phải không ngừng khai thác, phát hiện tài nguyên thiên nhiên, hình thành các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng để thu hút du khách, nhất là các tài nguyên độc đáo để xây dựng thành “thương hiệu” riêng cho các điểm du lịch; đồng thời, kết hợp giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số gốc bản địa làm sản phẩm du lịch phục vụ và thu hút du khách: thổ cẩm, nhẫn bạc, rượu cần, các món ẩm thực dân tộc, các trò chơi dân gian,...

- Gắn kết giữa các doanh nghiệp, giữa các tour, tuyến du lịch trên địa bàn với nhau; công tác giới thiệu, quảng bá “thương hiệu” phải được quan tâm đẩy mạnh, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm cung cấp các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ cần thiết để phục vụ nhu cầu của khách hàng tham quan du lịch.

- Thiết kế hệ thống các dịch vụ đi kèm phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn, uống, nhất là hệ thống phòng nghỉ phải được thiết kế cách điệu gắn với thiên nhiên.

Đây là những vấn đề được Đà Lạt thực hiện rất tốt để thu hút du khách. dựng thành “thương hiệu” riêng cho các điểm du lịch; đồng thời, kết hợp giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số gốc bản địa làm sản phẩm du lịch phục vụ và thu hút du khách: thổ cẩm, nhẫn bạc, rượu cần, các món ẩm thực dân tộc, các trò chơi dân gian, biểu diễn cồng chiêng.

- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ ngành hữu quan và ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch.

- Có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động và phát triển DLST: quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước, liên doanh với nước ngoài… đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động loại hình du lịch này.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Vân Hồ được thành lập năm 2013 theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Châu. Huyện nằm ở vùng Tây Bắc về hướng đông nam của tỉnh Sơn La trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc-QL6, cách trung tâm của tỉnh140 km, cách Hà Nội 170 km theo QL6.

Huyện Vân Hồ có tổng diện tích tự nhiên là 97.984 ha với 57.917 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính cấp xã: Vân Hồ, Chiềng Khoa, Chiềng Xuân, Chiềng Yên, Liên Hòa, Lóng Luông, Mường Men, Mường Tè, Quang Minh, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa và Xuân Nha.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vân Hồ là khu vực có những lợi thế không nhỏ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, Vân Hồ là cửa ngõ kết nối các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua Quốc lộ 6.

Thứ hai, Vân Hồ là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên Quốc lộ 6, từ Vân Hồ có thể kết nối thuận lợi với huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu.

Thứ ba, Vân Hồ có điều kiện khí hậu đa dạng đặc trưng, nền nhiệt độ thấp, có điều kiện khí hậu tương tự các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như : Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã... Vân Hồ có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của huyện, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào hoà bình - hữu nghị và hợp tác.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Vân Hồ nhìn chung phức tạp, độ cao trung bình khoảng 700 m - 800 m so với mặt nước biển; nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc

tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt, có các dạng địa hình chính sau:

- Các xã dọc sông Đà có địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 400 m - 600 m so với mặt nước biển, bị chia cắt mạnh, phần lớn là đất dốc (gồm các xã Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè và Quang Minh).

- Các xã dọc QL 6 có độ cao trung bình khoảng 800 m - 1000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi bát úp xen lẫn phiêng bãi chạy dài (gồm các xã Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Mường Men, Chiềng Khoa và Tô Múa).

- Các xã giáp biên gồm Tân Xuân và Chiềng Xuân có địa hình cao, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 900 m đến 1300 m. Địa hình nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.

Vị trí địa lý thuận lợi cùng với sự đa dạng về độ cao, độ phức tạp của địa hình và yếu tố khí hậu đặc trưng cho phép Vân Hồ có nguồn tài nguyên phong phú và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh 1để phát triển du lịch sinh thái.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện có 14 xã với 145 bản, Dân số của huyện có trên 58.000 nhân khẩu với 5 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống (Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh).

- Về kinh tế

Kinh tế của huyện trong những năm vừa qua có những chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,36 %/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập của người dân dần được tăng lên. Ngành thương mại - dịch vụ duy trì ổn định và phát triển. Trên địa bàn có trên 800 cơ sở kinh doanh dịch vụ, các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn được đẩy mạnh. Ngân sách địa phương cân bằng, đầu tư địa phương có chiều hướng gia tăng.

- Về xã hội

Tổng dân số của huyện năm 2015 là 58.380 người, tốc độ tăng dân số bình quân đạt 1,45 %/năm, giảm tỷ lệ sinh hàng năm là 2%, tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi tăng hàng năm, đến năm 2015 đạt 100% được phổ cập. Tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở đạt 100%.

41

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Vân Hồ

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2015 BQ A CHỈ TIÊU KINH TẾ

1 Giá trị sản xuất (giá hiện hành) tỷ đồng 1.186 1.377,6 1.524 116,16 110,63 113,36 2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng xã hội tỷ đồng 150 200 300 133,33 150 141,42

3 Tổng thu ngân sách địa phương, trong đó: tỷ đồng - 120,4 316,5 - 262,88 -

4 Chi ngân sách địa phương tỷ đồng - 120,4 316,5 - 262,88 -

5 Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn - 350

B CHỈ TIÊU XÃ HỘI

1 Dân số trung bình người 56.724 57.539 58.380 101,44 101,46 101,45

2 Giảm tỷ lệ sinh ‰ 2 2 2 100 100 100

3

Tỷ lệ xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ

tuổi % - 100 100 - - -

Tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở % - 100 100 - - -

Tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non

cho trẻ 5 tuổi % 57,1 64,3 100 112,61 155,52 132,34

Nguồn: UBND huyện Vân Hồ (2015)

Lao động trong độ tuổi có trên 37.200 người, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, trong thời gian tới cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì nhu cầu sử dụng lao động có trình độ, tay nghề là rất lớn, trong tương lai để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, huyện có chủ trương liên kết mở các lớp đào tạo, nâng cao chất lượng trình độ lao động để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Vân Hồ là huyện mới được tách ra từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Là huyện được thiên nhiên ưu đãi cho điều kiện kiện tự nhiên có nhiều cảnh đẹp như thác nước, suối nước, rừng nguyên sinh, …. Vân Hồ có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những nét đặc sắc văn hóa của người dân tộc. Tất cả những điều đó tạo cho Vân Hồ có một điều kiện thuận lợi về tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, do mới được tách huyện nên Vân Hồ đang chú trọng ổn định tình hình kinh kinh tế, xã hội mà chưa quan tâm đầu tư nhiều vào du lịch. Do vậy, để có những giải pháp tận dụng được sự ưu đãi của tự nhiên và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển du lịch sinh thái, tôi lựa chọn các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ như Đền Hang Miếng, thác Tạt Nang, bản Hua Tạt, Suối nước nòng Chiềng Yên, hang mộ Tạng Mè làm điểm nghiên cứu cho luận văn.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1.Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông qua sách báo, tạp chí, các báo cáo, chuyên đề và các nghiên cứu trước đây về các vấn đề du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tâm linh…

TT Loại thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Tình hình kinh tế, xã hội UBND huyện Vân Hồ Phương pháp tổng hợp, thống kê 2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vân

Hồ

Phương pháp tổng hợp, thống kê

3 Tình hình đầu tư phát triển du lịch sinh thái Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vân Hồ Phương pháp tổng hợp, thống kê 4 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cán bộ lãnh đạo các phòng liên quan Phương pháp tổng hợp, thống kê

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Từ các điểm nghiên cứu, tác giả sự dụng phương pháp chọn mẫu có chọn lọc để lựa chọn mẫu để thu thập thông tin sơ cấp bằng việc sử dụng công cụ PRA và phát phiếu điều tra về các nội dung của phát triển du lịch sinh thái.

a) Sử dụng công cụ PRA

Là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia của các tổ chức cùng nhau chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thưc tế của họ để từ đó đưa ra các nhận định về mức độ quan hệ của các tổ chức đến du lịch sinh thái. Phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta khảo sát nhanh về mức độ quan hệ của các tổ chức đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ.

b) Phát phiếu điều tra thu thập thông tin

Do nhu cầu đặc điểm về sở thích du lịch sinh thái khác nhau rõ nhất thể hiện qua độ tuổi nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu có chọn lọc theo tiêu chí độ tuổi:

- Độ tuổi 15-20 tuổi: Bắt đầu khám phá về du lịch sinh thái thông qua nhóm tự tổ chức hoặc nhà trường tổ chức.

- Độ tuổi 20-30 tuổi: là độ tuổi yêu thích được khám phá, tìm hiểu nên nhu cầu du lịch sinh thái rất cao.

- Độ tuổi 30-40 có nhu cầu du lịch sinh thái tương đối cao, chủ yếu tự tổ chức đi theo nhóm, theo gia đình.

- Độ tuổi trên tuổi: nhu cầu du lịch sinh thái giảm đồng thời nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch sinh thái cũng có những khác biệt so với những độ tuổi trẻ hơn.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu cán bộ lãnh đạo và các hộ kinh doanh tại các điểm du lịch để thu thập thông tin về quản lý và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Lựa chọn đối tượng khảo sát

STT Đối tượng phỏng vấn Số phiếu

1 Khách du lịch 200 - Du khách từ 15 - 20 tuổi 50 - Du khách từ 20 - 30 tuổi 100 - Du khách từ 30 - 40 tuổi 50 - Du khách từ trên 40 tuổi 50 2 Cán bộ quản lý 5 3 Hộ kinh doanh dịch vụ 10 Tổng số 215

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích:

- Thống kê : Các số liệu về số lượng du khách, số lượng điểm du lịch sinh thái…

- Mô tả : Sử dựng phương pháp mô tả để mô tả về tình hình phát triển du lịch sinh thái, các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch sinh thái.

- So sánh: Tiến hành so sánh về các chỉ tiêu như số lượng khách du lịch qua các năm, tốc độ tăng trưởng, doanh thu.

- Sử dụng sơđồ Venn: Trong công cụ Venn các vòng tròn được thể hiện bằng các vấn đề và ý nghĩa của các vấn đề đó. Các phần trùng nhau của các vòng tròn nghĩa là vấn đề nêu ra có ý nghĩa tương tự, các phần nằm ngoài có ý nghĩa khác nhau. Trong luận này sử dụng Sơ đồ Venn nhằm xác định các mức độ quan hệ của các tổ chức đến phát triển du lịch sinh thái.

+ Xác định các các tổ chức có mối quan hệ với phát triển du lịch sinh thái + Xác định mức độ quan hệ của các tổ chức

+ Tổ chức nào có quan hệ nhiều nhất và trực tiếp nhất thì diện tích vòng tròn càng to và càng gần vị trí trung tâm và ngược lại.

3.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề khác nhau. Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ xót thông tin. Các thông tin thứ cấp khi sử dụng được trích dẫn nguồn rõ ràng.

Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel. Việc tính toán bao gồm hai chỉ tiêu chính là kết quả và hiệu quả.

Sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ : Excel, world, powerpoint…

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST trong đề tài này tôi dùng một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về qui mô (chỉ tiêu biểu hiện về số lượng):

+ Biến động tài nguyên du lịch.

+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách + Biến động về doanh thu.

+ Biến động về số lượng cơ sở lưu trú + Biến động về số lao động...

Chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi cơ cấu (chỉ tiêu biểu hiện về chất lượng): + Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại du lịch trong những lần tiếp theo. + Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ: ăn uống, thông tin liên lạc, dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 52)