Hang mộ Tạng Mè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 68 - 75)

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Trong khu vực hang mộ Tạng Mè còn có hang Nà Lồi, chứa 36 mộ gỗ, hang Khoang Tuống chứa 7 mộ gỗ. Các quan tài mộ gỗ đều được bổ đôi, bên trong khoét lòng máng, hai đầu chế tác mấu chốt hình “đầu thuyền đuôi én”. Một số quan tài trong hang còn có hình răng cưa (sóng nước). Khu vực các hang mộ táng gỗ được bao bọc bởi dãy núi đá vôi hiểm trở thuộc xã Suối Bàng, với nhiều suối nhỏ, rừng rậm nằm ngay sát bờ con sông Đà.

Qua nghiên cứu, lối mộ táng trong thân gỗ, là một phong tục của tộc người cổ xuất phát từ điều kiện tự nhiên và mong muốn chết được an toàn, siêu thoát. Khu di tích hang mộ Tạng Mè có giá trị lịch sử văn hóa tín ngưỡng và tư liệu về nhân chủng học của tộc người cổ đang cần tiếp tục được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

Đặc biệt, khu di tích hang mộ này nằm trong quần thể di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp của tỉnh Sơn La, từ năm 1947 đến 1952. Hai khu di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn và ý nghĩa.

Tại lễ trao Bằng công nhận di tích cấp Quốc gia, phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Sơn La yêu cầu các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý, khai thác và bảo vệ di tích. Đồng thời, tuyên truyền cho nhân dân giữ gìn, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của quê hương.

- Đền Hang Miếng

Nhiều người nhầm lẫn cho rằng hang Miếng cũng thuộc địa phận Thung nai, Đà Bắc, Hòa Bình. Ít ai biết bà Chúa Thác Bờ được thờ ở hai nơi: đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai ( Hòa Bình) và đền Hang Miếng (Sơn La).

Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Vào những năm đầu của thế kỷ XX thực dân Pháp có cho xây dựng và mở rộng lại Đền. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa Thác Bờ cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.

Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Hang miếng có lịch sử lâu

đời là một hang núi đá vôi nhân dân địa phương gọi là Hang Miếng vì hang giống cái ninh để nấu nướng, trước kia là nơi nghỉ chân của những người buôn từ miền xuôi lên và dân chài lưới trên sông. Đền Chúa Hang Miếng được lập từ những năm 1431 Đền tọa lạc trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.

Đền chúa Hang Miếng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, người dân truyền tụng rằng “Đền rất linh thiêng”. Trước đây đền được xây dựng kiên cố ở mốc thấp so với mực nước lòng hồ sông Đà nên sau khi thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành thì Hang Miếng và ngôi đền cũ đã bị ngập và bị bỏ hoang nhiều năm. Sau đó đền được chuyển lên mốc cao, sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo nay đền được xây dựng khang trang trên ngọn núi Đầu Rồng (cách nơi đền cũ không xa) gần chợ Hang Miếng.

Ven sông là chợ phiên Hang Miếng được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.

4.1.1.2. Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Để có được tài nguyên du lịch sinh thái như hiện nay, ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, chính quyền huyện Vân Hồ đã không ngừng tập trung phát triển tài nguyên du lịch sinh thái về cả số lượng và chất lượng.

a. Về số lượng

Từ những năm 1990, hầu như du khách chưa biết đến những điểm du lịch ở nơi này, trong mắt du khách, huyện Vân Hồ (mới được tách ra từ huyện Mộc Châu) chỉ là một vùng đất nghèo, có nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Do vậy mà huyện cũng ít có được sự quan tâm từ cấp trên.

Cho đến năm 2000 trở lại đây, du lịch trở nên quan trọng trong đời sống của người dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, huyện Mộc Châu bắt đầu quan tâm nhiều đến du lịch và bắt đầu bắt tay vào khai thác tiền năng du lịch Vân Hồ. Ban

đầu, huyện chỉ đạo phát triển du lịch tâm linh đến Hang Miếng, theo đó, du khách tâm linh thập phương đến tham quan đền Hang Miếng để cầu tài, cầu lộc, cầu mong có con cái. Sau đó, các nhà khảo cổ tìm ra Hang mộ Tạng Mè của người dân tộc Mông từ lâu đời, thu hút nhiều du khách tâm linh đến thăm quan và khám phá hang mộ. Đây là hai điểm du lịch sinh thái sơ khai của huyện.

Những năm gần đây, huyện đã quan tâm thu hút đầu tư phát triển điểm liên hợp du lịch sinh thái thác Tạt Nàng và suối nước nóng Chiềng Yên phục vụ khách du lịch sinh thái, đặc biệt là giới trẻ.

Hiện tại, huyện tăng cường đầu tư vào phát triển loại hình homestay tại bản Hua Tạt, khai thác du lịch sinh thái rừng đặc dụng Xuân Nha và nhiều điểm du lịch khác để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

b. Về chất lượng

Ngoài sự phát triển về số lượng, để thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của khách du lịch thập phương đến tham quan các điểm du lịch sinh thái, huyện đã không ngừng tôn tạo để phát triển về chất lượng của tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

Năm 2014, huyện Vân Hồ đã được phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, được nhà nước cấp vốn ngân sách để đầu tư nâng cấp, cải tạo tài nguyên tại các điểm du lịch sinh thái. Đồng thời, huyện đã đề xuất tỉnh Sơn La có những ưu đãi để thu hút nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện công việc này. Theo đó, các dự án được duyệt và bắt đầu đưa vào thực hiện từ năm 2015 bao gồm:

Nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án bao gồm nguồn ngân sách (20%) và nguồn xã hội hóa (80%). Con số này góp phần khẳng định huyện Vân Hồ đã làm tốt trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư cải tạo tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

Trong các dự án đầu tư, phải kể đến dự án đầu tư nâng cấp danh thắng thác Chiềng Khoa và dự án đầu tư điểm tham quan Đền Hang Miếng. Đây được coi là hai điểm đáng đầu tư nhất của huyện. Năm 2015, huyện đã thực hiện thuê chuyên gia về khảo cổ đánh giá lại các cổ vật tại đền Hang Miếng để xây dựng dự án bảo tồn, bài trí linh vật, cổ vật tại đây. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào năm 2017.

Bảng 4.1. Đầu tư phát triển tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ.

TT Hạng mục đầu tư

VỐN VỐN ĐẦU TƯ

Tổng số Ngân sách Xã hội hóa

Số lượng (triệu USD) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu USD) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu USD) Cơ cấu (%) 1

Dự án đầu tư các điểm tham quan. mua sắm tại Bản Lóng Luông - Vân Hồ (dân tộc Dao)

2 100 0 2 100

2 Dự án đầu tư điểm tham quan

Đền Hang Miếng 1 100 0,2 20 0,8 80

3 Dự án đầu tư nâng cấp danh

thắng Hang mộ Tạng Mè 3 100 0,6 20 2,4 80

4 Dự án đầu tư nâng cấp danh

thắng Thác Chiềng Khoa 5 100 1 20 4 80

5 Dự án đầu tư nâng cấp danh

thắng Rừng sinh thái Pó Cốp 2 100 0,4 20 1,6 80

Nguồn: Phòng Tài chính huyện Vân Hồ (2015)

Ngoài việc huy động vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp, các danh thắng du lịch sinh thái, tại các điểm du lịch, huyện cũng đã chỉ đạo người dân xung quanh khu vực tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường sạch đẹp để thu hút du khách, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, đội ngũ phục vụ vệ sinh, làm đẹp khu vực tham quan. Từ năm 2013 đến nay, huyện đã tổ chức nhiều đợt phát động ủng hộ kinh phí tôn tạo các điểm du lịch, đồng thời đoàn thanh niên, hội phụ nữ huyện cũng tổ chức nhiều đợt vệ sinh cảnh quan tại điểm du lịch sinh thái. Số lượt phát động phong trào trồng cây, làm đẹp cảnh quan tại các khu du lịch sinh thái trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Hoạt động tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

ĐVT: lượt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

1. UBND huyện đầu tư 9 15 15 166,67 100 129,1

2. Hội phụ nữ huyện phát động 2 3 3 150 100 122,47

3. Huyện đoàn phát động 5 7 8 140 114,29 126,49

Tổng số 16 25 26 156,25 104 127,48

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

4.1.1.4. Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên du lịch sinh thái

Để có cái nhìn khách quan về tài nguyên du lịch sinh thái, tiến hành khảo sát các đối tượng khách du lịch sinh thái đến với huyện Vân hồ về mức độ hài lòng đối với tài nguyên du lịch sinh thái, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.3. Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên DLST trên địa bàn huyện Vân hồ

Đối tượng khảo sát

Mức độ hài lòng (%) Rất hài lòng Hài Lòng Bình thường Không hài lòng Từ 15-20 tuổi 60 20 20 Từ 20-30 tuổi 80 12 8 Từ 30-40 tuổi 84 8 8 Trên 40 tuổi 76 16 8

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch hài lòng và rất hài lòng đối với tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện Vân Hồ. Mức độ rất hài lòng cao nhất ở nhóm tuổi 20-40 tuổi (80-84 % cho rằng rất hài lòng về tài nguyên du lịc của huyện) bởi nét hoàng sơ của cảnh quan thiên nhiên ở nơi này. Tỷ lệ rất hài lòng ở độ tuổi 15 -20 tuổi và trên 40 tuổi tuy có thấp hơn nhưng vẫn ở tỷ lệ cao (60-76% rất hài lòng). Đặc biệt, không có du khách nào không hài lòng với tài nguyên du lịch ở đây cả. Khi được hỏi thêm về điểm du lịch nào hấp dẫn nhất thì đã số khách du lịch đều thích suối nước nóng Chiềng Yên, Thác Tạt Nàng, Hang mộ Tạng mè và đền Hang Miếng. Đây là căn cứ để các nhà quy hoạch định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái trọng tâm ở điểm du lịch nào để thỏa mãn cao nhất yêu cầu phát triển DLST của huyện.

4.1.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

4.1.2.1. Phát triển hàng hóa bản địa

Hàng hóa bản địa phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại. Chè là loại cây công nghiệp được coi là đặc sản của huyện, chè đã được chế biến thành các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Vân Hồ, đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, các sản vật từ rừng núi như thuốc nam, mật ong, măng rừng, ốc suối, ốc đá,… cũng là những sản vật có thể tạo thành các sản phẩm ẩm thực cũng như hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch.Rau, hoa chất lượng cao ở Vân Hồ đang phát triển và bắt đầu có thương hiệu trên thị trường, đang trở thành một sản phẩm hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư như: Hoa lan rừng, lan hồ điệp, hoa ly, hoa cải; rau cải mèo, su su, su hào, bắp cải trái vụ,... Đào mèo, mận hậu, hồng giòn là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở các xã Vân Hồ, Lóng Luông đang trở thành hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho nhân dân, mang thương hiệu Vân Hồ.

Các sản phẩm nông nghiệp khác như quýt Chiềng Yên, khoai sọ mán, lợn bản, cá tầm, cá hồi, cá Dầm xanh, dược liệu quý… vừa là những sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu ẩm thực, lưu niệm của khách du lịch, đồng thời những cơ sở trồng hoa, trồng cây ăn quả, trang trại nuôi cá,… là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

Đặc biệt, tại Vân Hồ có đặc sản Thịt chua người Dao. Thịt chua là món đặc trưng của người Dao(còn gọi là ò sui) chỉ có trong những ngày lễ đại tiệc như

lễ Lập Tịnh,tức lễ đặt tên,họ tổ chức cho con trai có độ tuổi từ 10 trở lên và đã là con trai ai cũng phải trải qua lễ này. Còn ngày thường dùng để tiếp khách quý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 68 - 75)