Nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2.Nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.2.2.Nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bao gồm: Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng nhất là những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, điện năng,… Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng. Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới. Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này. Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, nhận thức của xã hội về vai trò của du lịch sinh thái khác nhau tùy vào tác động của du lịch sinh thái đến từng đối tượng. Khảo sát các đối tượng khách du lịch, cán bộ quản

lý và người dân sống tại Vân Hồ về nhận thức của họ đối với vai trò của du lịch sinh thái, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.22. Khảo sát nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái

Chỉ tiêu đánh giá Đối tượng

đánh giá Mức độ đánh giá (%) Tác động mạnh Tác động vừa Ít tác động Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng Khách du lịch 92 8 Cán bộ quản lý 100 Người dân 20 60 20 Giúp bảo vệ và tôn tạo các di sản

văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.

Khách du lịch 90 10 Cán bộ quản lý 80 20

Người dân 30 60 10 - Góp phần làm tăng danh tiếng

địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

Khách du lịch 80 20 Cán bộ quản lý 100

Người dân 30 60 10 - Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết

lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này.

Khách du lịch 50 30 20 Cán bộ quản lý 80 20

Người dân 10 40 50 - Du lịch sinh thái còn có tiềm

năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương.

Khách du lịch 90 10 Cán bộ quản lý 100

Người dân 20 30 50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.22, ta thấy được nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của du ịch sinh thái ở các đối tượng khảo sát là khác nhau. Đối với khách du lịch và cán bộ quản lý, phần lớn họ cho răng du lịch sinh thái có tác động mạnh đến kinh tế ã hội của địa phương, số ít cho rằng có tác động vừa đến kinh tế xã hội của địa

phương. Tuy nhiên, đối với các hộ dân sinh sống tại địa bàn, họ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của du lịch sinh thái của địa phương. Phần lớn họ cho rằng du lịch sinh thái có tác động vừa hoặc ít tác động đến kinh tế, xã hội của địa phương. Kết quả này là do thói quen làm ăn của người đồng bào dân tộc thiểu số, quanh năm suốt tháng họ lên nương làm rẫy, trồng các loại hoa màu theo phương pháp truyền thống, họ ít va chạm nên chưa nhận thức đầy đủ được về vai trò của du lịch sinh thái. Cũng chính vì nhận thức đó mà một số hiện tượng không tốt vẫn xảy ra tại các điểm du lịch sinh thái như:

- Hiện tượng xả rác bừa bãi của một số người dân sinh sống xung quanh các điểm du lịch.

- Hiện tượng trộm cắp vặt các tài sản của khách du lịch vẫn còn xảy ra - Không tham gia vào các cuộc phát động lao động bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan xung quanh điểm du lịch.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác lâm sản bừa bãi làm ảnh hưởng đến độ bền của tài nguyên du lịch sinh thái.

Những hiện tượng này gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn, cần được chính quyền quan tâm, có giải pháp xóa bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 98 - 100)