Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 109 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.3.1.1. Chủ trương của huyện Vân Hồ về phát triển du lịch sinh thái

Là một huyện không những có bề dày về truyền thống văn hoá, lịch sử mà còn có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Việc thúc đẩy hoạt động DLST từ lâu đã được chú trọng và quan tâm các cấp lãnh đạo xác định: du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao. Phát triển du lịch nhất là phát triển DLST ở Vân Hồ sẽ đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của nhân dân, khách du lịch nội địa và lịch quốc tế, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, bảo vệ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm cho nhân dân địa phương thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát triển DLST của huyện Vân Hồ cần quan tâm những quan điểm chủ yếu sau:

- Phát triển DLST phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn tôn tạo các giá trị tài nguyên.

- Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn cho du khách, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát triển DLST phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, DLST phải gắn liền với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của tỉnh và từng bước vươn lên hội nhập với du lịch khu vực và thế giới.

4.3.1.2. Định hướng và các nguyên tắc, yêu cầu phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

a)Định hướng phát triển thời kỳ 2015-2020

Từng bước hoàn chỉnh việc đầu tư xây dựng cũng như bộ máy quản lý điều hành các khu du lịch sinh thái có các sản phẩm du lịch độc đáo; từng bước công nghiệp hoá và xã hội hoá ngành du lịch, quản lý ngành hợp lý hoàn chỉnh,

góp phần đáng kể vào việc phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, trên cơ sở đó thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong nước và quốc tế.

b) Phấn đấu đến năm 2030

- Đủ sức đón được từ 8 đến 10 nghìn lượt khách thăm quan trong đó khách du lịch quốc tế là 1,5 nghìn lượt một năm;

- Doanh thu đạt từ 10 tỷ đến 15 tỷ đồng, tăng từ 12 đến 16 lần so với năm 2010; - Nộp ngân sách: Từ 1 đến 3 tỷ đồng (chiếm 10 đến 30% thu NS của huyện) theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tỷ lệ đóng góp của du lịch trong GDP của huyện ngày càng tăng (theo tiêu chí của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh).

- Xây dựng và bố trí hợp lý tuyến điểm DLST, tour du lịch trong toàn huyện để khai thác có hiệu quả cao nhất;

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các loại sản phẩm phục vụ kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng được cơ bản các nhu cầu của khách du lịch khi đến thăm quan Vân Hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)