Toàn cảnh thác Tạt Nàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 63 - 64)

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Tát Nang (Tạt Nàng) có từ đó, dịch theo tiếng Thái, “Tát” là “thác”, “nang” là “nàng tiên,người đẹp”. Ngày nay, nếu ai đó có duyên khi đến chân thác có thể sẽ nhìn thấy xa xa bóng dáng cô gái ngồi bên khung cửi,quay sợi phía sau dòng nước,nhưng lội xuống thì lại không thấy nữa.

Từ thác Tạt Nàng có thể kết nối với các điểm du lịch khác như Suối khoáng bản Phụ Mẫu II, Suối cá bản Bướt, khu du lịch cộng đồng các bản Nà Bai, Phụ Mẫu I, Phụ Mẫu II, bản Bướt sẽ tạo thành một tour du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng, khám phá văn hoá dân tộc, ẩm thực...

- Suối cá bản Bướt

Với chiều dài được bảo vệ trên 3 km với trên 100 loài cá khác nhau được nhân dân bản địa bản tồn một cách tự nhiên, cùng với khung cảnh đẹp của núi rừng và bản sắc văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng của người dân bản địa, cùng với các ẩm thực mang đậm bản sắc của dân tộc thái…từ đây có thể kết nối với các điểm du lịch thác Tạt Nàng, suối khoáng, trang trại nuôi cá hồi, các bản du lịch cộng đồng xã Chiềng Yên, tạo thành một tuor du lịch có thể phục vụ các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá các nét văn hoá đặc trưng của dân tộc…

- Hồ Sông Đà

Được trải dài trên địa bàn 5 xã bao gồm: Quang Minh, Mường Tè, Song Khủa, Liên Hoà, Suối Bàng. Lòng song đà với hàng trăm đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và được ví như một Hạ Long ở trên núi. Hơn thế nữa, nơi đây còn trở thành một vùng sơn thủy hữu tình hấp dẫn du khách gần xa…Đến với lòng hồ sông đà là đến với cảnh đẹp của núi non, nước và trời, có thể kéo dài đến thuỷ điện Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình., cùng với khung cảnh đẹp của nùi rừng, sông nước tạo thành một khung cảnh đẹp “sơn thuỷ hưu tình” phu hợp với các dịch vụ du lịch tâm linh, khám phá núi rừng, sông nước, trải nghiệm văn hoá ẩm thực…

- Các bản làng văn hóa dân tộc

Với cảnh quan, môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hoá truyền thống, có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch có giá trị như: bản Phụ Mẫu, Nà Bai, Lóng Luông, Suối Lìn, Bướt, Thín, Hua Tạt...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 63 - 64)