Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 100 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.2.3.Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái

Trong những năm qua, hoạt động DLST đã được các cấp lãnh đạo huyện Vân Hồ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thống nhất quản lý đối với ngành kinh tế quan trọng này.

4.2.3.1. Về xây dựng quy hoạch

Quy hoạch phát triển du lịch Vân Hồ được thông qua tại Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 của Thủ tường Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó có phát triển trung tâm du lịch cộng đồng bản Mường Khoa, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ. Tại quyết định này, cơ quan Trung ương đã định hướng phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái bao gồm ưu tiên phát triển mô hình lưu trú tại nhà dân (homestay), mở rộng các loại hình dịch vụ ẩm thực, món ăn truyền thống, chú trọng phát triển loại hình chợ văn hóa ẩm thực địa phương. Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu du lịch sinh

thái huyện Vân Hồ, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó, ưu tiên thu hút các nguồn lực đầu tư vào các khu chức năng theo Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch sinh thái huyện Vân Hồ, phần vốn huy động từ các thành phần kinh tế là chủ yếu. Căn cứ vào khả năng cân đối hàng năm, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường.

4.2.3.2. Về tham mưu ban hành chính sách

UBND huyện Vân Hồ tích cực tham mưu UBND tỉnh có những chính sách ưu đãi và đặc thù cho đầu tư phát triển du lịch của huyện, trong đó đề xuất các chính sách ưu đãi như:

a) Ưu đãi về thuế

+ Thuế Thu nhập Doanh nghiệp: Theo quy định hiện hành, các dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được ưu đãi thuế suất 10% trong thời gian 15 năm và hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng mức thuế suất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập tại thời điểm đó. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Huyện Vân Hồ đề xuất các dự án đầu tư vào Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu được ưu đãi thuế suất 10% trong thời gian 20 năm và hết thời gian áp dụng mức thuế suất ưu đãi, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng mức thuế suất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập tại thời điểm đó. Thời gian tính ưu đãi được tính liên tục kể từ năm doanh nghiệp có doanh thu. Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 70% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo

+ Về thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định hiện hành, giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế. Huyện đề xuất giảm 60% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.

b) Ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

Theo quy định hiện hành, trên cơ sở quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của pháp luật về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thuê và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất. Huyện đề xuất miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng dự án khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 5 năm. Khi dự án xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng tiếp tục miễn tiền thuê đất 20 năm. Những năm tiếp theo sẽ được giảm 50% tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án đầu tư.

c) Ưu đãi về tín dụng đầu tư

Theo quy định hiện hành, tổng số vốn được vay ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại tối đa không quá 80% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Huyện đề xuất nhà đầu tư được vay vốn của Ngân hàng Thương mại với lãi xuất ưu đãi và được Nhà nước hỗ trợ lãi xuất bằng 50% so với mức lãi suất công bố tại cùng thời điểm trong thời gian đầu tư xây dựng và sau 03 năm bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng số vốn được vay ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Về hỗ trợ xúc tiến du lịch và xúc tiến đầu tư

Nhà đầu tư được đưa thông tin (miễn phí) lên Website của tỉnh, nhằm xúc tiến hoạt động quảng bá đầu tư kinh doanh thương mại, giới thiệu hàng hóa của địa phương. Miễn 100% phí quảng cáo trên Đài Truyền thanh - Truyền hình tỉnh và huyện, Báo Sơn La trong 03 năm với mỗi năm 5 đợt quảng cáo; Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, huyện cũng đề xuất hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, mức hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/người/khoá đào tạo đối với đội ngũ người làm quản lý văn hóa, quản lý du lịch cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh tại Khu du lịch. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại huyện Vân Hồ được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (kể cả đường hàng không và đường biển), lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi huyện Vân Hồ.

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong những năm gần đây hệ thống dịch vụ du lịch đã được xã hội hoá ngày càng rộng rãi với nhiều thành phần xã hội tham gia. Nhiều khu DLST gắn với di tích lịch sử - văn hoá, khu vui chơi giải trí… đã thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

4.2.3.3. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, sự phát triển của ngành du lịch sinh thái. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành du lịch sinh thái của huyện Vân Hồ trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Huyện cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái Vân Hồ có lợi thế về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch sinh thái Vân Hồ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch sinh thái của huyện vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch sinh thái còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm.

Từ năm 2013 đến nay, huyện Vân hồ đã phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La và các cơ sở đào tạo lớn như: Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 3 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 124 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn huyện. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (lễ tân, buồng, bàn và bếp) cho 65 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho 59 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch sinh thái Vân Hồ trong thời gian qua.

Một trong những đặc điểm của du lịch sinh thái Vân hồ là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng

dân cư. Nên số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhưng hầu hết chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểu biết về du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong huyện. Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2014 huyện Vân Hồ đã phối hợp với các cơ sở đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch sinh thái (chụp ảnh, bán hàng lưu niệm,…) cho 254 người.

Nhìn chung công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái Vân Hồ trong những năm qua đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch sinh thái. Trong những năm tới, công tác này cần tiếp tục phát huy để ngày càng theo kịp với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và ở Vân Hồ nói riêng.

4.2.3.4. Phân cấp trong quản lý du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái huyện Vân Hồ có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, bám sát chỉ thị, nghị quyết của Tổng Cục Du lịch, Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, chương trình quốc gia về du lịch, chương trình hành động quốc gia về du lịch Sơn La 2010-2015 để quản lý điều hành, tích cực triển khai các dự án trọng điểm về đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch sinh thái Vân Hồ. Đạt được kết quả trên là nhờ sự phân cấp, phối hợp quản lý giữa các cơ quan nhà nước như:

- UBND tỉnh Sơn La: Là đơn vị xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể du lịch nói chung của toàn tỉnh. Chỉ đạo các huyện, các ban ngành thực hiện chính sách của Nhà nước về du lịch. Phân công trách nhiệm giải quyết công việc cho các huyện, sở, ban ngành trong thực thi chính sách của nhà nước. Đồng thời tham mưu cơ quan Trung ương ban hành các chính sách, xây dựng các chương trình để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

- UBND huyện Vân Hồ: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh Sơn La, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch, chủ trì tổ chức các chương trình du lịch, phân công trách nhiệm cho các phòng ban thuộc huyện:

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung liên quan đến kinh phí thực hiện như hướng dẫn xây dựng dự toán kinh phí, thẩm định kinh phí, cấp kinh phí thực hiện chính sách cho các đơn vị thực hiện.

+ Phòng Văn hóa – Thông tin: Tổ chức kiểm tra, theo dõi các hoạt động thực hiện chính sách về du lịch, phối hợp tổ chức các sự kiện về du lịch sinh thái. + Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái hàng năm, đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường tại các điểm du lịch sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Thực hiện văn bản chỉ đạo của tỉnh, phối hợp với UBND huyện Vân Hồ thực hiện các hoạt động về du lịch sinh thái như: Xây dựng các tuyến du lịch phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực du lịch sinh thái, tổ chức các sự kiện du lịch sinh thái,… đảm bảo hiệu quả.

UBND huyện Vân Hồ cũng đã tham mưu UBND tỉnh Sơn La thành lập Ban quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Theo đó, thành lập Ban gồm 12 thành viên, trong đó Chủ tịnh UBND huyện là Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban bao gồm là tham mưu xây dựng các dự án đầu tư, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện dự án của các đơn vị chủ đầu tư và các bên liên quan, đề xuất phương án giải quyết khi có vấn đề xảy ra đối với các dự án.

Công tác phân cấp quản lý nhà nước về du lịch sinh thái huyện Vân Hồ trong những năm được thực hiện rõ ràng, cụ thể, đúng chức năng, nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển và góp phần đáng kể vào sự khởi sắc của du lịch Vân Hồ.

Sử dụng biểu đồ Venn xác định mối quan hệ của các cơ quan hữu quan đến phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ

Việc phân tích mối quan hệ của các tổ chức đến đến phát triển du lịch sinh thái được tiến hành có sự tham gia của người dân ở bản Hua Tạt, chính quyền huyện Vân Hồ.

Kết quả thảo luận PRA tại huyện Vân Hồ đã đưa ra được sơ đồ mức độ quan hệ của các tổ chức đến phát triển du lịch sinh thái.

Phát triển du lịch sinh thái Phòng Văn hóa Đoàn Thanh niên Hội Phụ nữ Hội cựu chiến binh Phòng Tài chính UBND huyện UBND tỉnh Sơn La Hội Nông dân Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phòng Kinh tế - Hạ tầng Phòng Tài nguyên – Môi trường Ban quản lý các dự án đầu tư

Hình 4.6. Sơ đồ Venn về mức độ tham gia của các tổ chức đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Nguồn: Tổng hợp kết quả PRA (2015)

Từ sơ đồ Venn và bảng 4.23, ta thấy quan hệ nhiều nhất với phát triển du lịch sinh thái là UBND tỉnh Sơn La, UBND Huyện Vân Hồ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý các dự án đầu tư. Các cơ quan này có quan hệ trực trực tiếp, quyết định các hoạt động phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ. Đây là những cơ quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quyết định việc thực hiện các chính sách, các dự án phát triển DLST.

Các phòng Tài chính, Văn hóa, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng có quan hệ tương đối chặt ché với phát triển du lịch dinh thái. Đây lf những cơ quan thực hiện vai trò triển khai các hoạt động của phát triển du lịch sinh thái,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 100 - 109)