Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 54 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Vân Hồ được thành lập năm 2013 theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Mộc Châu. Huyện nằm ở vùng Tây Bắc về hướng đông nam của tỉnh Sơn La trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc-QL6, cách trung tâm của tỉnh140 km, cách Hà Nội 170 km theo QL6.

Huyện Vân Hồ có tổng diện tích tự nhiên là 97.984 ha với 57.917 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính cấp xã: Vân Hồ, Chiềng Khoa, Chiềng Xuân, Chiềng Yên, Liên Hòa, Lóng Luông, Mường Men, Mường Tè, Quang Minh, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa và Xuân Nha.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vân Hồ là khu vực có những lợi thế không nhỏ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, Vân Hồ là cửa ngõ kết nối các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua Quốc lộ 6.

Thứ hai, Vân Hồ là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên Quốc lộ 6, từ Vân Hồ có thể kết nối thuận lợi với huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu.

Thứ ba, Vân Hồ có điều kiện khí hậu đa dạng đặc trưng, nền nhiệt độ thấp, có điều kiện khí hậu tương tự các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như : Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã... Vân Hồ có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của huyện, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào hoà bình - hữu nghị và hợp tác.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Vân Hồ nhìn chung phức tạp, độ cao trung bình khoảng 700 m - 800 m so với mặt nước biển; nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc

tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt, có các dạng địa hình chính sau:

- Các xã dọc sông Đà có địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 400 m - 600 m so với mặt nước biển, bị chia cắt mạnh, phần lớn là đất dốc (gồm các xã Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Mường Tè và Quang Minh).

- Các xã dọc QL 6 có độ cao trung bình khoảng 800 m - 1000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi bát úp xen lẫn phiêng bãi chạy dài (gồm các xã Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Mường Men, Chiềng Khoa và Tô Múa).

- Các xã giáp biên gồm Tân Xuân và Chiềng Xuân có địa hình cao, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 900 m đến 1300 m. Địa hình nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao là các phiêng bãi tương đối bằng phẳng nhưng không liên tục.

Vị trí địa lý thuận lợi cùng với sự đa dạng về độ cao, độ phức tạp của địa hình và yếu tố khí hậu đặc trưng cho phép Vân Hồ có nguồn tài nguyên phong phú và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra lợi thế cạnh tranh 1để phát triển du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)