Nội dung của phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 32 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái

2.1.3. Nội dung của phát triển du lịch sinh thái

2.1.3.1. Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 1999).

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Dựa vào các đặc trưng và nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái được định nghĩa: “Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên trong một hệ sinh thái cụ thể và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó” (Phạm Trung Lương, 2005).

Theo Dương Thị Hồng Hạnh (2012), tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: 1/ Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên có các đặc điểm:

- Có tác dụng giải trí nhiều hơn nhận thức

- Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư

- Có tính mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên - Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài

- Những người quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích - Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái. Nó là 1 trong 2 bộ phận cấu thành tài nguyên du lịch góp phần tạo nên sức hấp dẫn của vùng du lịch, là 1 trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên còn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá của vùng du lịch và quyết định quy mô hoạt động của một vùng du lịch.

2/ Tài nguyên nhân văn

Các yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch nhân văn gồm: Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hoá thế giới, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên nhân văn có những đặc điểm khác với tài nguyên tự nhiên, bao gồm:

- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí.

- Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn. - Không có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên. - Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn.

- Những người quan tâm thường có phông văn hoá, thu nhập cao hơn và yêu cầu cũng cao hơn.

- Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm. Tài nguyên nhân văn cũng được đánh giá là loại tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái. Nó góp phần tạo nên sức hấp dẫn của lãnh thổ du lịch, là 1 trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch (du lịch văn hoá, du lịch sinh thái…) và có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá của vùng du lịch.

Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái phải đi đôi phát triển về số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái. Trong đó, phát triển số lượng tài nguyên du lịch sinh thái là việc không ngừng tìm tòi, phát hiện, hình thành các điểm du

lịch sinh thái mới. Phát triển chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái là việc làm cho giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái sẵn có ngày một nâng cao hơn, có thể được thực hiện bằng việc tôn tạo vẻ đẹp xung quanh vùng sinh thái sẵn có, xây dựng thương hiệu cho nét độc đáo của điểm du lịch sinh thái,...

Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái góp phần mở rộng, gia tăng các điểm du lịch, đồng thời nâng cao giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái, đặc biệt là tài nguyên sẵn có, góp phần thức đẩy phát triển du lịch sinh thái trong vùng.

2.1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Sản phẩm DLST là giá trị sinh thái và văn hóa bản địa được khai thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của cư dân bản địa. Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu DLST của du khách, mặt khách giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch (Phạm Văn Vận, 2012).

Có thể khái quát sản phẩm DLST bằng biểu thức sau:

Sản phẩm DLST = Giá trị sinh thái và văn hóa bản địa + Dịch vụ du lịch bản địa + hàng hóa bản địa.

Từ góc độ của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa đơn lẻ, sản phẩm DLST bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch và nó cũng dựa trên sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Từ góc độ của các nhà kinh doanh lữ hành, sản phẩm DLST là các chương trình DLST. Chương trình DLST là tâp các dịch vụ, hàng hóa DLST được sắp đặt trước về không gian và thời gian tiêu dùng theo mức giá gộp và được bán trước.

Theo Dương Văn Sáu (2012), sản phẩm du lịch sinh thái là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.

Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước (Nguyễn Ngọc Kha, 2008).

Theo Phạm Đức Ánh (2002), phát triển sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm: - Phát triển sản phẩm du lịch về số lượng: Là việc gia tăng số lượng các chủng loại sản phẩm, số lượng của cùng một loại sản phẩm. Đây là việc phát triên sản phẩm theo chiều rộng. Đối với vấn đề này, có thể được thực hiện bằng tăng quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất đã có hoặc tăng số lượng cơ sở sản xuất các sản phẩm du lịch sinh thái.

- Phát triển sản phẩm về chất lượng: Là việc gia tăng giá trị văn hóa, gia tăng các đặc tính của sản phẩm, tăng độ an toàn, tăng hương vị của sản phẩm hay còn gọi là gia tăng về chiều sâu của sản phẩm. Muốn làm được điều này cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách du lịch sinh thái về đặc tính sản phẩm mà họ ưa sử dụng.

2.1.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Nguyễn Đình Hoà, 2004).

a. Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu.

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội (Nguyễn Ngọc Kha, 2008).

Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển. Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch (Phạm Thị Minh Hòa, 2014).

Để huy động vốn phát triển mạng lưới giao thông, cần hoàn thành công tác xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển giao thông; hàng năm bố trí một phần ngân sách làm công tác chuẩn bị đầu tư các dự án phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở báo cáo để các Bộ, ngành trung ương hỗ trợ. Cần bố trí nguồn ngân sách và vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để thực hiện chương trình kiên cố hoá đường giao thông (Phạm Văn Vận, 2012).

Cùng nguồn vốn ngân sách, để có nguồn vốn xây dựng mạng lưới giao thông, cần huy động sức đóng góp của cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân bằng ngày công lao động, bằng tiền, bằng vật liệu tại địa phương. Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện của mỗi nơi, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần có nghị quyết huy động đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông. Đối với tuyến đường giao thông có khối lượng lớn, địa hình thi công phức tạp, tỉnh cần huy động tổng lực các nguồn lực xã hội để tổ chức thực hiện; thực hiện các công trường tập trung với các lực lượng tham gia (Phạm Đức Ánh, 2002).

Việc xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thông là cần thiết, giúp du khách vận chuyển, đi lại một cách dễ dàng, tạo thuận lợi cho giao thương giữa

các khu vực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan (Nguyễn Văn Đính, 2004).

b. Hiện đại hóa thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc (Nguyễn Văn Thanh, 2005).

Để phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, hệ thống thông tin liên lạc cần được phát triển theo hướng: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các bản, làng, xã, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ nhu cầu liên lạc của du khách cũng như người dân trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái (Phạm Thị Minh Hòa, 2014).

c. Xây dựng và cải tạo các công trình cung cấp điện, nước

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa X, 1999)

d. Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở ăn uống và lưu trú.

Cơ sở ăn uống và lưu trú là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi hộ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Theo Nguyễn Thế Chính (2013), các cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại:

- Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vì mức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phép

tiếp đón khách du lịch quốc tế, nhất là từ các nước phát triển đến. Các cơ sở này thường nằm ở các đô thị và các điểm du lịch.

- Nhà khách là các cơ sở kinh doanh nhỏ có thể phục vụ cả vấn đề ăn uống cho khách. Có khoảng từ 1 đến 6 phòng, có kiến trúc và thiết kế nội thất kiểu truyền thống địa phương. Các nhà khách này thường nằm ở vùng nông thôn hoặc ngoại vi thành phố.

- Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm du lịch trọn gói chào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thường nằm tại các vùng nông thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương. Thông thường có từ 6 đến 16 phòng.

- Khách sạn thông thường là các cơ sở kinh doanh trung bình. Đối tượng phục vụ là khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ. Có khoảng từ 6 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 32 - 41)