Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.4.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.1.4.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái

Du lịch Vân Hồ đã được đầu tư nhiều để nâng cấp cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, mạng lưới dịch vụ du lịch được hình thành làm cho hoạt động DLST mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội nhất định, doanh thu đóng góp ngân sách ngày một tăng.

Những năm gần đây, du lịch sinh thái đang được du khách là giới trẻ quan tâm và có chiều hướng phát triển vượt bậc. Do vậy lao động trong ngành du lịch sinh thái nói chung và huyện Vân Hồ nói riêng cũng có chiều hướng tăng nhanh, trong giai đoạn 2013-2015 tăng 31,52%.

Tính đến năm 2015, có 730 người tham gia vào hoạt động du lịch. Trong đó lao động do chuyên nghiệp là 130 người chiếm 17,81%, số còn lại là lực lượng lao động không chuyên nghiệp là cư dân địa phương tham gia vào du lịch lúc nông nhàn và bán thời gian.

Bảng 4.13. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/ 2015/ Bình quân 2013 2014 Tổng số lao động 422 659 730 156.16 110.77 131.52 1. Phân theo mức độ chuyên nghiệp

- Lao động chuyên nghiệp. SL 63 112 130 177.78 116.07 143.65

CC (%) 14.93 17.00 17.81 - - -

- Lao động ko chuyên. SL 359 547 600 152.37 109.69 129.28

CC (%) 85.07 83.00 82.19 - - -

2. Phân theo chuyên môn

- Có trình độ chuyên môn. SL 118 169 211 143.22 124.85 133.72 CC (%) 27.96 25.64 28.90 - - - - Không có trình độ chuyên môn. SL 304 490 519 161,18 105,92 130,66 CC (%) 72.04 74.36 71.10 - - -

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về Du lịch còn thấp (chiếm 28,9% tổng lao động toàn ngành), trong đó phần lớn là lao động có nghiệp vụ du lịch ở trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng ngắn, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao 71,1%). Môi trường học tập và kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nòng cốt còn hạn chế; thiếu lao động giỏi và các chuyên gia đầu ngành.

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng và số liệu về nguồn nhân lực trong du lịch Vân Hồ còn thấy một số hạn chế như: Số lượng lao động trong du lịch còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động hiện có của Vân Hồ; Thu nhập thực tế của lao động trong ngành du lịch còn quá thấp chỉ đủ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu ở mức trung bình; Đa số người dân địa phương chưa thật sự coi du lịch là ngành kinh tế chính có thể giải quyết được việc làm và thu nhập nuôi sống gia đình họ, họ chỉ coi du lịch như một việc làm thêm lúc nông nhàn; Cư dân địa phương tham gia làm hướng dẫn viên du lịch chiếm số lượng ít ỏi, nếu có cũng không đáp ứng được yêu cầu bởi họ không được đào tạo bài bản kiến thức về du lịch họ chỉ làm việc này qua sự suy ngẫm và trải nghiêm thực tế cuộc sống hàng ngày trên mảnh đất nơi họ sinh ra; Lực lượng lao động do nhà nước quản lý cũng phần lớn chưa được đào tạo bải bản, chủ yếu mới qua các khóa đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật, trung cấp từ đó làm cho năng lực chuyên

môn bị hạn chế. Hầu hết họ chưa phân biệt được các loại hình du lịch, đặc biệt là kiến thức về du lịch sinh thái; Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ lao động du lịch do nhà nước quản lý còn rất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 88 - 90)