Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 74 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.1.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

4.1.2.1. Phát triển hàng hóa bản địa

Hàng hóa bản địa phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại. Chè là loại cây công nghiệp được coi là đặc sản của huyện, chè đã được chế biến thành các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Vân Hồ, đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, các sản vật từ rừng núi như thuốc nam, mật ong, măng rừng, ốc suối, ốc đá,… cũng là những sản vật có thể tạo thành các sản phẩm ẩm thực cũng như hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch.Rau, hoa chất lượng cao ở Vân Hồ đang phát triển và bắt đầu có thương hiệu trên thị trường, đang trở thành một sản phẩm hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư như: Hoa lan rừng, lan hồ điệp, hoa ly, hoa cải; rau cải mèo, su su, su hào, bắp cải trái vụ,... Đào mèo, mận hậu, hồng giòn là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở các xã Vân Hồ, Lóng Luông đang trở thành hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao cho nhân dân, mang thương hiệu Vân Hồ.

Các sản phẩm nông nghiệp khác như quýt Chiềng Yên, khoai sọ mán, lợn bản, cá tầm, cá hồi, cá Dầm xanh, dược liệu quý… vừa là những sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu ẩm thực, lưu niệm của khách du lịch, đồng thời những cơ sở trồng hoa, trồng cây ăn quả, trang trại nuôi cá,… là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

Đặc biệt, tại Vân Hồ có đặc sản Thịt chua người Dao. Thịt chua là món đặc trưng của người Dao(còn gọi là ò sui) chỉ có trong những ngày lễ đại tiệc như

lễ Lập Tịnh,tức lễ đặt tên,họ tổ chức cho con trai có độ tuổi từ 10 trở lên và đã là con trai ai cũng phải trải qua lễ này. Còn ngày thường dùng để tiếp khách quý.

Hình 4.5. Món thịt chua của người Dao, huyện Vân Hồ

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Thịt chua được làm từ thịt lợn ngon nhất là lợn nhà nuôi vài năm,chỉ cho ăn rau cỏ,thịt săn chắc, lựa lấy phần thịt ba chỉ (không lấy thịt nạc nguyên vì khi thành phẩm thịt rất chua và không có độ ngậy).

Khách đến bản người Dao (bản Đá Mài, xã Tô Múa; bản Pà Puộc xã Chiềng Yên; bản Suối Lìn xã Vân Hồ…) thì lạ cũng như quen, thân cũng như thường, ai ai cũng được gia chủ coi như khách quý. Họ được thưởng thức miếng thịt chua rồi nhâm nhi với ngụm rượu hoẵng mới là đúng vị. Khách đến đây sẽ để lại trong lòng ấn tượng sâu sắc với thứ Đặc Sản riêng có của Vân Hồ.

Những năm trước đây, khi du lịch sinh thái chưa phát triển, khái niệm sản phẩm du lịch sinh thái cũng chưa xuất hiện. Mà thay vào đó là các món ăn truyền thống mà người dân bản địa thỉnh thoảng chế biến để đãi khách đến chơi nhà hoặc dịp lế tết nào đó trong năm.

Từ khi xuất hiện trào lưu du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, các sản phẩm truyền thống bắt đầu được phát triển về quy mô để phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách. Từ chỗ chỉ có vài hộ gia đình phục vụ du khách món thịt chua người Dao, đến nay, nhiều sản phẩm truyền thống được người dân nơi đây phát triển để phục vụ nhu cầu của du khách. Qua điều tra, khảo sát 05 hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm du lịch sinh thái, kết quả tiêu thụ sản phảm của họ được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm DLST của các hộ điều tra Loại sản phẩm ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

1. Thịt chua người dao kg 80 240 256 300,00 106,67 178,89 2. Đặc sản măng rừng kg 6.050 7.012 8.768 115,90 125,04 120,39 3. Hoa, cây cảnh cây 3.565 6.784 6.889 190,29 101,55 139,01 4. Đặc sản suối nước kg 12.000 14.800 20.400 123,33 137,84 130,38 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.4 ta thấy, khối lượng sản phẩm các các hộ được điều tra cung cấp cho khách DLST tăng lên qua các năm. Tăng mạnh nhất ở sản phẩm thịt chua người Dao, năm 2013 mới chỉ có 80 kg sản phẩm được cung cấp cho khách du lịch thì đến năm 2015 đã có tới 256 kg sản phẩm cung cấp cho khách du lịch (tăng 178,89%). Đối với đặc sản măng rừng, năm 2013 mới chỉ có 6.050 kg sản phẩm được cung cấp cho khách du lịch thì đến năm 2015 đã có tới 8.768 kg sản phẩm cung cấp cho khách du lịch (tăng 120,39%). Đối với sản phảm là các loài hoa, cây cảnh, năm 2013 có 3.565 cây được cung cấp cho khách du lịch đến năm 2015 có tới 6.889 cây cung cấp cho khách du lịch (tăng 139,01%). Đối với đặc sản suối nước, năm 2013 mới chỉ có 12.000 kg sản phẩm được cung cấp cho khách du lịch thì đến năm 2015 đã có tới 20.400 kg sản phẩm cung cấp cho khách du lịch (tăng 130,38%). Sự tăng lên về khối lượng sản phẩm nhanh chóng như vậy là do sự gia tăng về số lượng khách du lịch trong giai đoạn này cũng như sự gia tăng về nhu cầu mua sản phẩm sạch, sản phẩm tự nhiên về làm quà biếu của khách du lịch trong những năm gần đây.

Số lượng sản phẩm du lịch tăng lên, kèm theo đó là số cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm đó cũng tăng lên. Nhiều hộ tham gia cung cấp sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm khá đa dạng về chủng loại. Cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Số hộ tham gia cung cấp sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

Hộ cung cấp thịt chua người Dao 2 5 5 250 100 158,11

Hộ sở cung cấp hoa, cây cảnh 1 2 2 200 100 141,42

Hộ cung cấp đặc sản rừng 12 12 18 100 150 122,47

Hộ cung cấp đặc sản suối nước 10 12 17 120 141.67 130,38 Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Qua bảng 4.5 ta thấy, số hộ tham gia cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái có chiều hướng tăng qua các năm, đặc biệt là các hộ cung cấp đặc sản suối nước như ốc đá, ốc suối, cá suối và các hộ cung cấp đặc sản rừng như măng rừng, mật ong rừng, thịt thú rừng. Các hộ cung cấp sản phẩm du lịch chủ yếu tự phát do thấy các hộ cùng cư trú bán được giá tốt cho các sản phẩm này.

- Với sản phẩm thịt chua người giao: Trước đây, các hộ dân chỉ chế biến món ăn này với những nguyên liệu chính thì giờ đây họ đã biết trang trí thêm các loại rau thơm giúp sản phẩm trông đẹp mắt hơn và gia tăng mùi vị cho sản phẩm. Với những khách hàng muốn mua mang về, họ đã biết sử dụng những túi đựng có in tên riêng của hộ sản xuất, giúp tăng giá trị mỹ quan cho quản phẩm, quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng.

- Với sản phẩm măng rừng: Từ việc bán hỗn độn các loại măng theo một giá, giờ người bán đã biết phân loại, đồng thời bó măng sau trông cho đẹp mắt, hấp dẫn du khách.

- Với sản phẩm ốc suối: Trước đây, các hộ chỉ phục vụ du khách món ốc luộc, nay các món ốc được chế biến đa dạng hơn bao gồm ốc luộc, ốc xào, ốc hấp tương,... đồng thời các món được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, đẹp mắt.

4.1.2.2. Giá trị sinh thái, văn hóa bản địa

Nói đến giá trị sinh thái và sản phẩm văn hoá trong du lịch sinh thái là nói đến hiệu quả văn hóa mang lại cho chủ thể du lịch trong và sau khi tham gia hoạt động du lịch. Vì thế, giá trị sinh thái, văn hóa có thể là hữu hình có thể nhìn nhận được như việc chinh phục các đối tượng tự nhiên, việc nhận biết và thực nghiệm

thành công một loại hình sinh hoạt cộng đồng… cũng có những sản phẩm vô hình như hiệu quả tâm lý, sự thử thách và cảm nhận hứng thú...

Theo (Luật du lịch Việt Nam, 2005) thì sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Trên cơ sở đó DLST Hoà Bình có các sản phẩm chính sau:

- Đi bộ xuyên rừng: Tiêu biểu có hai khu rừng lớn đó là rừng Bó Nhàng và rừng đặc dụng Xuân Nha, rứng Pa Cốp ngắm các cây cối, chim muông trong rừng.

- Leo núi ngắm thác, suối nước chảy từ trên cao xuống và có thể tắm nếu muốn (thác Tạt Nàng, suối nước nóng Chiềng Yên, suối Bó Nhàng...).

- Đi xem các hang động, với những nhũ đá thiên tạo, những hồ nước trong vắt trong lòng hang, những vật cổ của người Mông xưa (đền Hang Miếng, hang mộ Tạng Mè).

- Thăm các bản làng dân tộc: Bản Hua Tạt, bản Nà Bai, …Thưởng thức các điệu múa xoè, múa sạp, múa chuông... tham dự các lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng cơm mới, lễ hội xuống đồng, lễ hội hoa ban... nghỉ lại trên các nhà sàn theo kiến trúc độc đáo của từng dân tộc. Tìm hiểu các nét văn hoá của các dân tộc và các nghề truyền thống nơi đây như nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát... ăn các món ăn dân tộc như: rượu cần, thịt chua người Dao, thịt trâu gác bếp...

Bảng 4.6. Thực trạng sử dụng các sản phẩm du lịch sinh thái của khách du lịch trên địa bàn huyện Vân Hồ

Đơn vị tính: lượt người

Loại sản phẩm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ 1. Đi bộ xuyên rừng 1.255 1.268 1.805 101,04 142,35 119,93 2. Leo núi ngắm thác 988 1.684 2.386 170,45 141,69 155,40 3. Đi xem các hang động 1.428 1.597 2.218 111,83 138,89 124,63 4. Thăm các bản làng dân tộc 879 1.286 2.116 146,30 164,54 155,15 Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Vân Hồ (2015)

Qua bảng 4.6 ta thấy: Số lượt khách du lịch sử dụng các sản phẩm sinh thái, văn hóa bản địa tăng lên qua các năm. Đối với hoạt động đi bộ xuyên rừng, năm 2013 mới chỉ có 1.255 lượt khách tham gia thì đến năm 2015 số lượt khách tham gia đã lên tới 1.805 lượt (tăng 19,93% trong toàn giai đoạn). Đối với hoạt động leo núi ngắm thác, năm 2013 mới chỉ có 988 lượt khách tham gia thì đến năm 2015 số lượt khách tham gia đã lên tới 2.386 lượt (tăng 55,4% trong toàn giai đoạn). Đối với hoạt động đi xem hang động năm 2013 mới chỉ có 1.428 lượt khách tham gia thì đến năm 2015 số lượt khách tham gia đã lên tới 2.218 lượt (tăng 24,63% trong toàn giai đoạn). Đối với hoạt động thăm các bản làng dân tộc, năm 2013 mới chỉ có 879 lượt khách tham gia thì đến năm 2015 số lượt khách tham gia đã lên tới 2.116 lượt (tăng 55,15% trong toàn giai đoạn).

Qua bảng 4.6 cũng thấy được hoạt động leo núi ngắm thác và thăm các bản làng dân tộc ngày càng thu hút khách du lịch hơn. Điều này được giải thích là do trong các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện thì những điểm có thác nước là những điểm có phong cảnh đẹp, thu hút lòng người. Các bản làng dân tộc là nơi thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số, thu hút nhiều du khách tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền. Do vậy mà ở đây thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến tham quan.

Khảo sát về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch sinh thái của huyện, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.7. Đánh giá của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Đối tượng đánh giá

Mức độ hài lòng (%) Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 1. Du khách từ 15-20 tuổi 80 20 0 0 2. Du khách từ 20-30 tuổi 78 20 2 3. Du khách từ 30-40 tuổi 50 40 10 4. Du khách trên 40 tuổi 52 32 16

Qua bảng 4.7 cho thấy khách du lịch rất hài lòng về sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ. Từ 52 - 80 % du khách rất hài lòng, trong đó tỷ lệ hài lóng cao nhất ở độ tuổi 15-30 tuổi, bởi lứa tuổi này ưa khám phá những cái mới, nhất là những đặc sản mang tính chất truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như thịt chua người Dao, ốc suối, ốc đá, măng rừng. Mức độ hài lòng và rất hài lòng của du khách độ tuổi 30 trở lên tuy chiếm tỷ lệ cao nhưng có chiều hướng giảm so với du khách ở độ tuổi trẻ hơn họ, bởi họ thích sự an toàn hơn là khám phá những sản phẩm mới. Một số ít còn e ngại về cách chế biến sản phẩm du lịch sinh thái của người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng vấn đề cần được quan tâm và cần có những giải pháp hữu hiện để tạo lòng tin của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ trong giai đoạn tới.

Qua nghiên cứu, các hộ cung cấp sản phẩm du lịch sinh thái đã không ngừng cố gắng để tảo ra những sát phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt nhất để phục vụ khách du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn huyện vẫn chưa có một sản phẩm nào được xây dựng thương hiệu, do vậy mà chưa thể phát huy hết giá trị của các sản phẩm. Vấn đề này cần được chính quyền địa phương tham gia giải quyết, tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch sinh thái huyện Vân Hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 74 - 80)