Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 57 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1.Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông qua sách báo, tạp chí, các báo cáo, chuyên đề và các nghiên cứu trước đây về các vấn đề du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tâm linh…

TT Loại thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Tình hình kinh tế, xã hội UBND huyện Vân Hồ Phương pháp tổng hợp, thống kê 2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Vân

Hồ

Phương pháp tổng hợp, thống kê

3 Tình hình đầu tư phát triển du lịch sinh thái Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vân Hồ Phương pháp tổng hợp, thống kê 4 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cán bộ lãnh đạo các phòng liên quan Phương pháp tổng hợp, thống kê

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Từ các điểm nghiên cứu, tác giả sự dụng phương pháp chọn mẫu có chọn lọc để lựa chọn mẫu để thu thập thông tin sơ cấp bằng việc sử dụng công cụ PRA và phát phiếu điều tra về các nội dung của phát triển du lịch sinh thái.

a) Sử dụng công cụ PRA

Là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia của các tổ chức cùng nhau chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thưc tế của họ để từ đó đưa ra các nhận định về mức độ quan hệ của các tổ chức đến du lịch sinh thái. Phương pháp này sẽ giúp cho chúng ta khảo sát nhanh về mức độ quan hệ của các tổ chức đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ.

b) Phát phiếu điều tra thu thập thông tin

Do nhu cầu đặc điểm về sở thích du lịch sinh thái khác nhau rõ nhất thể hiện qua độ tuổi nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu có chọn lọc theo tiêu chí độ tuổi:

- Độ tuổi 15-20 tuổi: Bắt đầu khám phá về du lịch sinh thái thông qua nhóm tự tổ chức hoặc nhà trường tổ chức.

- Độ tuổi 20-30 tuổi: là độ tuổi yêu thích được khám phá, tìm hiểu nên nhu cầu du lịch sinh thái rất cao.

- Độ tuổi 30-40 có nhu cầu du lịch sinh thái tương đối cao, chủ yếu tự tổ chức đi theo nhóm, theo gia đình.

- Độ tuổi trên tuổi: nhu cầu du lịch sinh thái giảm đồng thời nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch sinh thái cũng có những khác biệt so với những độ tuổi trẻ hơn.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu cán bộ lãnh đạo và các hộ kinh doanh tại các điểm du lịch để thu thập thông tin về quản lý và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Lựa chọn đối tượng khảo sát

STT Đối tượng phỏng vấn Số phiếu

1 Khách du lịch 200 - Du khách từ 15 - 20 tuổi 50 - Du khách từ 20 - 30 tuổi 100 - Du khách từ 30 - 40 tuổi 50 - Du khách từ trên 40 tuổi 50 2 Cán bộ quản lý 5 3 Hộ kinh doanh dịch vụ 10 Tổng số 215

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 57 - 59)