Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 90 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.5.Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.1.5.Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

vừa qua tuy đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh, số lượng lao động cũng tăng lên đáng kể nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế. Những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ trước tiên là cho lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp sau đó từng bước phổ cập kiến thức cho lao động không chuyên nghiệp và cư dân địa phương.

4.1.5. Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ Vân Hồ

Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vâ Hồ trong những năm gần đây đã mang lại nhiều khởi sắc cho huyện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho huyện.

4.1.5.1. Về kinh tế

Nhờ sự quan tâm của chính quyền cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về phát triển du lịch sinh thái, kết quả huyện đạt được là số lượng khách du lịch ghé thăm các điểm du lịch sinh thái của huyện tăng lên, doanh thu khu vực tư nhâ, khu vực nhà nước cũng từ đó mà tăng lên.

a) Về số lượng du khách

Trong giai đoạn từ năm 2013-2015, số lượng du khách đến tham quan các điểm du lịch sinh thái tăng lên qua các năm (tăng 34,45%) trong toàn giai đoạn).

Bảng 4.14. Số lượng khách du lịch sinh thái từ năm 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Tổng số lượt khách 1.455 1.982 2.514 136,22 126,84 131,45 1. Khách nội địa 1.164 1.592 2.055 136,77 129,08 132,87 2. Khách quốc tế 291 390 459 134,02 117,69 125,59

Qua bảng 4.14, cho thấy năm 2013 số lượng khách đến Vân hồ là 1.455 lượt người, ở thời điểm này khách chủ yếu thăm quan suối nước nóng Chiềng Yên, hang mộ Tạng Mè, hang Miếng, bản Hua Tạt. Đến năm 2014, huyện Vân Hồ chính thức tách riêng, chính quyền nhận thấy điểm mạnh du lịch sinh thái của huyện nên đã tăng cường đầu tư quảng bá cho du lịch sinh thái vân Hồ, do vậy mà số lượng khách đến Vân Hồ tăng lên vượt bậc (36,22%) . Đến năm 2015, số lượng khách du lịch sinh thái đến với Vân Hồ tiếp tục tăng ở mức cao (26,84%), thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ.

Khách du lịch quốc tế, đáng kể là khách du lịch Trung Quốc chiếm

19,64%, Pháp chiếm 16,57%, khách Đức chiếm 6,32%, khách Australia chiếm 4,58%, khách các nước Bắc Âu: Na uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan… chiếm 7,62%; khách Mỹ chiếm 5,83% còn lại là các nước khác. Nếu xét cơ cấu theo độ tuổi thì đông nhất là đối tượng du khách ở vào độ tuổi từ 20-30 chiếm 37,97%; khách từ 30 - 49 chiếm 31,18%; khách trên 50 tuổi chiếm 27,7% còn lại khách dưới 20 tuổi thường đi cùng với gia đình.

Với khách nội địa thì ngoài khách ở địa phương khác đến đăng ký và đi

theo các chương trình DLST thì còn một số lượng khá đông khách tại địa phương do các có quan đoàn thể, học sinh, sinh viên tham gia chương trình thông qua các đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức. Đối tượng đông nhất ở vào độ tuổi từ 20 -30 chiếm 39,25%; từ 30 - 40 chiếm 35,44% còn lại là các đối tượng khác.

b) Về doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái

Số lượng khách du lịch tăng lên, kéo theo là sự gia tăng về các dịch vụ phục phụ khách du lịch sinh thái. Do vậy mà doanh thu của hoạt động du lịch sinh thái cũng tăng lên qua các năm.

Bảng 4.15. Doanh thu hoạt động du lịch sinh thái từ năm 2013-2015

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Tổng số 4.215 5.328 6.132 126,41 115,09 120,62 Nhà nước 422 586 675 138,86 115,19 126,47 Tư nhân 3.793 4.742 5.457 125,02 115,08 119,95

Qua bảng 4.15 ta thấy, doanh thu từ du lịch sinh thái trong toàn giai đoạn tăng 20,62 %, trong đó mức tăng ở năm 2013 cao nhất trong toàn giai đoạn.

Về quy mô, doanh thu từ du lịch sinh thái trong khu vực tư nhân cao hơn rất nhiều so với khu vực nhà nước. Sở dĩ như vậy là do đặc thù của du lịch sinh thái và các dịch vụ đi kèm. Với loại hình du lịch này, các dịch vụ chủ hiếu ở quy mô hộ gia đình, cung cấp nhỏ lả, do vậy mà doanh thu ở khu vực tư nhân cao.

c) Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch Phát triển du lịch sinh thái mang lại thu ngân sách cũng như thu nhập cho tư nhân trên địa bàn huyện Vân Hồ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

Khảo sát 10 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ về hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ, kết quả khảo sát thu được như bảng dưới đây:

Bảng 4.16. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ

1. Doanh thu bình của hộ

(Nghìn đồng) 189,65 237,10 272,85 125,02 115,08 119,95 2. Chi phí (Nghìn đồng) 137,75 167,60 190,95 121,67 113,93 117,74 3. Lợi nhuận (Nghìn đồng) 51,90 69,50 81,90 133,91 117,84 125,62

4. CP/DT 0,73 0,71 0,70 97,32 99,00 98,16

5. CP/LN 2,65 2,41 2,33 90,86 96,68 93,73

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.16 ta thấy: Các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái không chỉ có hiệu quả mà hiệu quả còn cao và hiệu quả tăng qua các năm. Thể hiện:

- Doanh thu qua các năm tăng lên, toàn giai đoạn tăng 119,95%, chi phí tăng trong toàn giao đoạn nhưng mức tăng là 117,74% - tăng chậm hơn doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí để tạo ra một đồng doanh thu và chi phí để tạo ra một đồng lợi nhuận giảm dần qua các năm, cho thấy các hộ sử dụng chi phí ngày càng có hiệu quả.

d) Chuyển dịch cơ cấu sản xuất

Tại Vân Hồ, du lịch sinh thái đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Du lịch sinh thái mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ở các vùng nông thôn, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương thu nhập trực tiếp từ hoạt động du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững.

Bảng 4.17. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn huyện Vân Hồ

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tỷ trọng (tỉ đồng) Cơ cấu (%) Tỷ trọng (tỉ đồng) Cơ cấu (%) Tỷ trọng (tỉ đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 1.186 100,00 1.377,6 100 1.524 100 1. Nông nghiệp - lâm nghiệp 823,084 69,40 931,2576 67,60 963,168 63,20 2. Công nghiệp 103,182 8,70 128,1168 9,30 190,5 12,50 3. Dịch vụ 259,734 21,90 318,2256 23,10 370,332 24,30 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Hồ (2015)

Qua bảng 4.17, ta thấy phát triển du lịch sinh thái đã tác động tới cơ cấu sản xuất kinh doanh của huyện theo hướng tích cực. Giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp từ 69,4% (năm 2013) xuống còn 63,2% (năm 2015), tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 8,7% (năm 2013) lên 12,5% (năm 2015), tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ từ 21,9% (năm 2013) lên 24,3% (năm 2015).

Như vậy, phát triển du lịch sinh thái đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Vân hồ nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chung.

4.1.5.2. Về xã hội

Thông qua du lịch sinh thái cộng đồng, văn hóa dân tộc được tôn trọng, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi. Du lịch sinh thái mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình hiện đại hóa nông thôn thông

qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, bảo vệ các giá trị cộng đồng, thay đổi mức sống của người dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần làm ổn định trật tự xã hội. Khi cộng đồng phát triển, các dịch vụ du lịch sinh thái tại điểm đến được nâng lên, chất lượng phục vụ du khách từ đó cũng được nâng cao, đem lại nguồn thu dồi dào cho người dân và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển du lịch sinh thái với phát triển cộng đồng vì thế càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn.

Bảng 4.18. Cơ cấu lao động huyện Vân Hồ giai đoạn 2013 – 2015

Cơ cấu lao động Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ - Nông, lâm nghiệp 72 65 60 90,28 92,31 91,29 - Công nghiệp 6 8 10 133,33 125,00 129,10 - Dịch vụ 22 27 30 122,73 111,11 116,77

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vân Hồ (2015)

Phát triển du lịch sinh thái góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động ngành nông, lâm nghiệp: Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp tăng từ 6% (năm 2013) lên 10% (năm 2015), tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 22% (năm 2013) lên 30% (năm 2015), tỷ lệ lao động ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 72% (năm 2013) xuống 60% (năm 2015). Năm 2013, ngành du lịch sinh thái đã tạo công ăn việc làm cho 56 người lao động, năm 2014 tạo việc làm cho 89 người và năm 2015 tạo việc làm cho 140 người.

Như vậy có thể nói phát triển du lịch sinh thái đã mang lại hiệu quả xã hội đáng kể cho huyện Vân Hồ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho người dân, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Hiện nay, tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt đạt trên 80%, tỷ lệ hộ gia đình

xem được Đài truyền hình Việt Nam trên 80%, tỷ lệ hộ gia đình nghe được Đài tiếng nói Việt Nam trên 95%.

4.1.5.3. Về môi trường

Nghỉ ngơi du lịch sinh thái tên địa bàn huyện Vân Hồ là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người.

Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi huyện Vân Hồ phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Thông qua các hoạt động tôn tạo cảnh đẹp điểm du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học của rừng mà phát triển du lịch sinh thái đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Vân Hồ. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp trong việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch sinh thái mà các chỉ tiêu môi trường trường trên địa bàn huyện Vân hồ có những cải thiện rõ rệt thông ua việc cấp nước sạch để sinh hoạt, thu gom, xử lý chất thải rắn, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.19. Hiệu quả môi trường của phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%)

2014/2013 2015/2014 BQ

Tỷ lệ hộ dân được sử

dụng nước hợp vệ sinh 73 77 80 105,48 103,90 104,68

Tỷ lệ thu gom chất thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rắn 52 55 60 105,77 109,09 107,42

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường được kiểm tra, xử lý

41 43 50 104,88 116,28 110,43

Tỷ lệ độ che phủ rừng 53.5 54 54.5 100,93 100,93 100,93 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Hồ (2015)

Qua ba năm 2013-2015, huyện Vân Hồ đã cung cấp nước hợp vệ sinh cho nhiều người dân, đặc biệt là các hộ dân xung quanh điểm du lịch sinh thái, nhờ đó mà tỷ lệ số hộ dân được dung nước hợp vệ sinh tăng từ 73-80%. Chất thải rắn cũng được thu gom để xử lý, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom tăng từ 52-60%. Đặc biệt tại các điểm du lịch sinh thái, huyện đã tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ cơ cở gây ô nhiểm môi trường được kiểm tra, xử lý tăng 41-50%. Môi trường trên địa bàn huyện nói chung và tại các điểm du lịch sinh thái huyện Vân Hồ nói riêng đã được cải thiện rõ rệt.

4.1.5.4. Đánh giá của du khách về phát triển du lịch sinh thái

Để có cái nhìn tổng quan về phát triển du lịch sinh thái dưới con mắt của du khách, làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp, tiến hành điều tra 100 khách du lịch đến thăm quan Vân Hồ, kết quả nhìn nhận của khách du lịch như sau:

Bảng 4.20. Đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn huyện Vân Hồ

Tiêu chí đánh giá Mức độ hài lòng (%) Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 1. Sản phẩm du lịch 65 28 7 2. Cơ sở vật chất 24 61 15 3. Quản lý nhà nước về du lịch 24 54 20 2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả điều tra cho thấy khách du lịch có mức độ đánh giá khác nhau đối với các tiêu chí. Cụ thể:

- Đối với sản phẩm du lịch, khách du lịch khá yêu thích các đặc sản bản địa, đa số khách du lịch hài long về sản phẩm DLST ở đây.

- Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật, khách du lịch không mấy hài long về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú và thông tin lien lạc. Đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết.

- Đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái, du khách cũng khá hài long đối với công tác này.

Như vậy, qua khảo sát để các nhà quản lý thấy được những bất cập trong phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ, để từ đó có định hướng giải pháp khắc

phục những bất cập này, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 90 - 97)