Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 110)

Mặc dù Vân Hồ có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái nhưng sự phát triển du lịch sinh thái ở Vân Hồ mới ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như:

- Tài nguyên du lịch hoàn toàn là do tự nhiên mà có, vì thế mà huyện ít chú trọng đến việc gia tăng tài nguyên thiên nhiên để tăng sự phong phú của các tua du lịch.

- Các tuyến du lịch còn mang tính tự phát, chưa hình thành các tuyến du lịch rõ ràng.

- Quy mô và hình thức hoạt động du lịch sinh thái còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm tuy phong phú nhưng chưa được xúc tiến, quảng bá đúng mức, đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách. Các hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa đa dang, phong phú mà mới chỉ dưới dạng: nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái; tham quan, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã, và văn hóa bản địa.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tuy đã có, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, đặc biệt là hệ thống dịch vụ homestay. Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế, các khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái cho người dân còn chưa cao.

- Công tác đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

- Nhận thức của người dân về vai trò của du lịch sinh thái còn hạn chế nên chưa phát huy hết giá trị của du lịch sinh thái.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do vốn đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ còn thiếu và yếu, cơ quan quản lý chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ sát với tình hình thực tế của huyện, chưa quan tâm sâu sắc tới hoạt động du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân chưa đầy đủ về du lịch sinh thái cũng dẫn đến những tồn tại hạn chế trên.

Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, để khai thác khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái ở Vân Hồ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xin đề xuất một số giải pháp sau:

4.3.2.1. Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Mặc dù có một lợi thế tài nguyên phong phú để phát triển du lịch sinh thái, song để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách, huyện Vân Hồ cũng cần thực hiện một số giải pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển hơn nữa tài nguyên du lịch sinh thái như:

- Thành lập tổ bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái. Theo đó, tại một điểm có thể phát triển du lịch sinh thái, huyện nên thành lập tổ bảo vệ tại đó, tổ chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, chịu trách nhiệm trước những hành vi gây tổn thất tài nguyên du lịch sinh thái.

- Định kỳ tổ chức các đợt phát động chung tay bảo vệ cảnh quan môi trường xung quang điểm du lịch sinh thái. Theo đó, cần phối hợp với các đoàn

thể, các tổ chức xã hội phát động phong trào gây quỹ, góp công bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, tổ chức các đợt trồng cây, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên. - Bổ sung nguồn tài nguyên du lịch sinh thái: Hiện tại, huyện Mộc Châu thu hút nhiều khách du lịch bởi cánh đồng hoa tam giác mạch. Bởi vậy, huyện Vân Hồ có thể bổ sung tài nguyên du lịch của mình bằng việc trồng các loại hoa như trồng hoa cải, hoa tam giác mạch và các loại hoa khác để tăng thêm sự đa dạng, phong phú tài nguyên du lịch trong một tour, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

4.3.2.2. Hình thành các tuyến du lịch chính

Khách du lịch sinh thái đến Vân Hồ tăng qua các năm, tuy nhiên họ đi theo kiểu tự túc, tự tổ chức bởi tại huyện chưa có các tuyến du lịch cụ thể. Do vậy cần xây dựng các tuyến du lịch cố định để khách du lịch có thể nắm bắt được lộ trình, lực chọn tuyến một cách dễ dàng hơn.

Thích hợp với địa bàn huyện Vân Hồ, có thể xây dựng môt số tuyến du lịch như sau:

Tuyến số 1 - Thị trấn Mộc Châu - Chiềng Khoa - Mường Men: hình thành

trên cơ sở quốc lộ 6 cũ, quốc lộ 43, tuyến đường Chiềng Khoa - Mường Men. Đây là tuyến du lịch kết nối các điểm du lịch khu vực trung tâm với các khu điểm du lịch vệ tinh ở khu vực Chiềng Khoa, Mường Men. Với tuyến này, khách du lịch có thể ghé thăm các điểm đến ở Mộc Châu và Vân Hồ như: Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu; Trung tâm vui chơi giải trí cao cấp Mộc Châu; Suối nước nóng Chiềng Yên, thác Tạt Nàng.

Tuyến số 2 - Phiêng Luông - Chiềng Khoa - Tô Múa - Mường Tè - Quang

Minh: hình thành trên cơ sở quốc lộ 6 cũ, quốc lộ 43, tuyến ĐT 101 (Chiềng Khoa -

Tô Múa - Quang Minh). Với tuyến này, sẽ kết nối các khu điểm du lịch ở khu vực trung tâm với các khu điểm du lịch vệ tinh ở khu vực Chiềng Khoa, Tô Múa, Mường Tè và Quang Minh. Các điểm đến chính bao gồm: Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu; Đền Hang Miếng; Sông Đà; bản Hua Tạt, Hang Mộ Tạng Mè.

Tuyến số 3 - Thị trấn Mộc Châu - Vân Hồ - Xuân Nha: hình thành trên cơ sở

quốc lộ 6, tuyến Vân Hồ - Xuân Nha. Đây là tuyến du lịch kết nối các khu điểm du lịch ở khu vực trung tâm với các khu điểm du lịch vệ tinh khu vực xã Vân Hồ, Xuân Nha. Các điểm đến chính bao gồm: Trung tâm dịch vụ thị trấn Mộc Châu; Trung tâm

du lịch sinh thái Mộc Châu; Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp Mộc Châu; Trung tâm dịch vụ thị trấn Vân Hồ; Khu du lịch sinh thái rừng Pó Cốp; Khu du lịch sinh thái rừng Xuân Nha; Các điểm tham quan khu vực thị Vân Hồ, Xuân Nha.

Tuyến số 4 - Thị trấn Nông Trường - Phiêng Luông - Lóng Luông - Chiềng Yên: hình thành trên cơ sở tuyến quốc lộ 6, tuyến Lóng Luông - Chiềng Yên. Tuyến sẽ kết nối các khu điểm du lịch ở khu vực trung tâm với các khu điểm du lịch vệ tinh khu vực xã Lóng Luông, xã Chiềng Yên. Các điểm đến chính bao gồm: Trung tâm dịch vụ thị trấn Mộc Châu; Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu; Khu du lịch cộng đồng Chiềng Yên; Các điểm tham quan khu vực Lóng Luông, Chiềng Yên.

4.3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái

Hình thành các loại hình sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác các chất liệu, các giá trị văn hóa của địa phương nhằm vừa khai thác các nguồn lực tài nguyên rừng, tài nguyên nhân văn, vừa tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có hàm lượng văn hóa cao phục vụ du du khách. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương. Cụ thể như sau:

- Xác lập và bảo tồn loại hình di sản văn hóa khác nhau trong chính không gian văn hóa nguyên thủy của chúng nhằm đảm bảo lưu giữ được những nét giá trị quý báu của các loại hình di sản này; đồng thời chú trọng vào các phương án bảo tồn các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng loại hình di sản văn hóa và phát huy giá trị của các loại hình di sản này để phát triển du lịch. Trong đó, tập trung vào các giá trị đặc sắc của không gian văn hóa người Mông.

- Xây dựng các chương trình nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ du lịch.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người dân để tạo ra các sản phẩm đẹp, chất lượng, thu hút du khách, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.

- Tạo lập các dịch vụ du lịch mang tính đặc trưng tại các điểm đến, để du khách khi đến với những nơi này thì không chỉ tham quan, mua sắm các sản phẩm truyền thống mà còn có cơ hội trực tiếp tham gia làm ra các sản phẩm đó,

hoặc có cơ hội tìm hiểu về nguồn gốc, các câu chuyện, sự tích gắn với nghề truyền thống, với các sản phẩm truyền thống đó.

- Đa phần du khách đều thích thú với các “yếu tố gốc”, không thích các yếu tố lai tạp, sai lệch so với “yếu tố gốc”, cả các di sản văn hóa vật thể lẫn di sản văn hóa phi vật thể. Vì thế, cần quan tâm đến các yếu tố gốc của các di sản văn hóa được chọn lựa để đưa vào phục vụ hoạt động du lịch. Cần thiết phải bảo tồn và giữ nguyên trạng những phương tiện, dụng cụ góp phần quan trọng làm nên các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa truyền thống.

- Kết hợp khai thác cả di sản vật thể, di sản phi vật thể và các lợi thế về cảnh quan, đặc sản địa phương để đa dạng hóa hoạt động và dịch vụ du lịch trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương

- Khuyến khích sản xuất, phát triển các sản phẩm phục vụ mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch, nhất là nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm thủ công như đồ dệt thổ cẩm, các sản phẩm của đồng bào thiểu số; đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đặc sản ẩm thực được lựa chọn để cung ứng cho du khách như: thịt trâu gác bếp, thịt chua người Dao, rượu cần, … Cần chú ý đến việc quản lý giá cả và chất lượng để tạo lòng tin của du khách.

- Cung cấp các dịch vụ ẩm thực địa phương, giới thiệu và hướng dẫn chế biến các món ăn đặc sản của đồng bào các tộc người bản địa đến với du khách khi họ đến tham quan, du lịch trong các tour du lịch cộng đồng tộc người.

4.3.2.4. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái huyện Vân Hồ

Công tác xác tiến quảng bá du lịch sinh thái huyện Vân Hồ chưa được quan tâm, còn nhiều hạn chế, do vậy cần:

- Phối hợp với trung tâm xúc tiến của sở du lịch tỉnh Sơn La cùng với Cục xúc tiến du lịch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng các chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch , tăng cường giao lưu phát triển du lịch với các vùng du lịch trọng yếu khác.

- Phối hợp với huyện Mộc Châu thành lập mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện về du lịch Mộc Châu - Vân Hồ tại các tỉnh thành, đặc biệt là tại các vùng trọng điểm du lịch Quốc gia và các điểm đến khác với nhiệm vụ quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, Marketing điểm đến. Điều tra thu thập thông tin về nhu cầu thị trường và đề xuất các ý tưởng, chiến lược và chính sách hợp lý đối với du lịch Vân Hồ trong từng thời kỳ.

- Xây dựng các chính sách về giá về khuyến mại dịch vụ và chiến lược Maketting cho các thị trường du lịch tiềm năng theo từng mùa du lịch nhằm khuyến khích nhu cầu tham quan du lịch của khách du lich.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu tiềm năng và nhu cầu phát triển du lịch Vân Hồ nhằm giới thiệu và khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham gia vào hoạt đọng đầu tư khai thác và kinh doanh du lịch, đặc biệt khuyến khích các hoạt động đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất phục vụ du lịch.

- Phấn đấu đạt được một số các chứng chỉ quốc tế có giá trị cao chứng nhận về chất lượng và môi trường du lịch của Vân Hồ do các tổ chức hoặc hiệp hội du lịch trên thế giới cấp như : Green Global, Blue Flag, Green Hotel v.v...

- Duy trì thường niên các hoạt động văn hoá - lễ hội, bảo tồn và gìn giữ các giá trị nguyên bản, tránh các tác động mang tính khiên cưỡng và duy ý chí làm mai một và thay đổi tập tục văn hoá của cư dân bản địa và làm mất đi tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.Chú trọng phát triển rộng mô hình du lịch gắn với cộng đồng với lợi thế là chi phí đầu tư ban đầu không cao và tạo được bản sắc riêng biệt đối với du lịch Vân Hồ.

- Xây dựng trang thông tin điện tử bằng bốn thứ tiếng (Việt Nam, Anh,

Pháp, Trung Quốc ) với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh, cung cấp các thông tin về

điểm đến như: Giới thiệu sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch, thông tin về giá và khuyến mại theo mùa, hỗ trợ đặt tour v.v... Phối hợp với các hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước trong việc thực hiện các phóng sự và phim tài liệu nghiên cứu giới thiệu về sự phong phú và đa dạng của tài nguyên và các sản phẩm du lịch của Vân Hồ nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

- Tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu và DLST huyện Vân Hồ. Phối hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường.

- Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cho trung tâm xúc tiến du lịch, trung tâm thông tin du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo để kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch.

4.3.2.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch sinh thái

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Trên thực tế, có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách, đó là tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong ngành du lịch. Có thể nói rằng, trình độ phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch sinh thái của huyện Vân Hồ. Vì thế, muốn phát triển du lịch, mà đặc biệt là DLST thì huyện Vân Hồ cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Do đó, huyện Vân Hồ cần phải quan tâm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, như sau:

- Hệ thống đường giao thông: Hệ thống đường giao thông trên địa bàn còn nhiều bất cập, gây bất lợi cho việc vận chuyển, đi lại của du khách. Do vậy cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo các tuyến đường giao thông trong huyện. Thực tế khảo sát khách du lịch, họ cũng rất e ngại về vấn đề này.

- Khách sạn, nhà nghỉ: Xu hướng khách du lịch quốc tế đến huyện Vân Hồ trong những năm tới sẽ tăng dần. Điều này đòi hỏi du lịch huyện Vân Hồ cần phải đầu tư, nâng cấp khách sạn, cần ưu tiên đối với các dự án đầu tư, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)