Thời gian mưa: 2giờ
TT Vị trí Lượng mưa 60mm Lượng mưa 100mm
1 Khu vực Cổng ô 4h 9h
2 Chợ Đọ, Huyền Quang 4h 9h
3 Cầu cạn Yna 2h 5h
4 Cầu cạn Niềm Xá 2h 5h
Nguồn: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh, 2014) Cùng cường độ mưa nhưng thời gian mưa ngắn hơn sẽ bị ngập thêm (các khu vực: Dọc đường Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ, Kinh Dương Vương, Hồ Ngọc Lân (do đây là các điểm cuối của lưu vực, nước tiêu thoát không kịp). Thời gian ngập úng có thể kéo dài hơn.
Hình 4.2. Một trong những điểm ngập úng
Nguồn: 8 giờ ngày 11 tháng 8 đường Hồ Ngọc Lân, TP Bắc Ninh Nguyên nhân gây ngập úng:
- Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh; tiết diện cống để phục vụ việc tiêu thoát nước vượt qua tuyến cống hộp đường Lê Thái Tổ chưa chưa đủ;
- Tiết diện thoát nước và cao độ của các kênh mương nông nghiệp chưa đảm bảo. Qua khảo sát lượng bùn trong các mương có chiều sâu khoảng 70÷80cm;
- Tiết diện cống D2000 tiêu thoát nước mưa qua Bệnh viện đa khoa Tỉnh bị giảm do lượng bùn tồn đọng nhiều năm (khoảng 1÷1,2m bùn trong lòng cống); - Chưa có điểm xả nước mưa từ cống hộp lớn của dự án, còn 1 số điểm xây chặn trong cống hộp. Các hồ điều hòa nước mưa mới chưa được xây dựng;
- Các hồ có chức năng điều hòa nước mưa bị sử dụng sai mục đích (chủ thầu cá thường xuyên duy trì ở mực nước cao);
- Khi triển khai các công trình hạ tầng các chủ đầu tư thường không tính đến biện pháp tiêu thoát nước tạm cho khu vực;
- Vấn đề tiêu thoát nước qua Quốc lộ 1 (mới) chưa được giải quyết: Tiết diện cống nhỏ và cao độ đáy cống cao chưa phù hợp để tiêu thoát nước tự nhiên.
Theo kết quả thu thập được từ điều tra thì có hơn 62 % số hộ dân chưa hài lòng với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố. Nguyên nhân là các công trình thoát nước mới đưa vào sử dụng một thời gian đã xuống cấp thể
hiện chất lượng thi công công trình chưa cao. Hiện tượng úng ngập vẫn còn nhiều nơi. Tiến độ thi công các công trình thoát nước nhiều nơi còn chậm chạp, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị. Chính vì vậy có tới hơn 61% người dân và các cơ quan cho rằng việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố là quan trọng.
Bảng 4.23. Kết quả điều tra ý kiến hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về hệ thống thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh
STT Chỉ tiêu đánh giá Số mẫu điều tra
(hộ và cơ quan)
Tỷ lệ (%)
1 Ý kiến của hộ dân và các cơ quan về ảnh hưởng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
- Không - Có 150 56 94 100 37,3 62,7
2 Ý kiến của hộ dân và các cơ quan về việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố - Quan trọng - Bình thường - Không quan trọng 150 92 45 13 100 61,3 30 8,7
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 10/2015
Gây mất mỹ quan đô thị, an toàn giao thông:
Bên cạnh những ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng yếu kém gây nên tình trạng ngập úng vào mùa mưa, ô nhiễm môi trường còn làm mất an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị do các công trình hạ tầng phải liên tục đào lên lấp xuống để sửa chữa.
Bảng 4.24. Kết quả điều tra ý kiến hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về việc sủa chữa và thi công các công trình thoát nước
STT Chỉ tiêu đánh giá Số mẫu điều tra
(hộ và cơ quan)
Tỷ lệ (%) 1 Ý kiến về việc sửa chữa và thi công các công
trình thoát nước làm trở ngại đến giao thông và người dân - Không - Có 150 65 85 100 43,3 56,7
4.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Bộ máy quản lý nhà nước thải từ trung ương đến địa phương có một số ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải như sau:
+ Sự phối hợp nhằm triển khai phổ biến các pháp lý trong đầu tư xây dựng chưa hợp lý. Cụ thể, sau khi ban hành Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư, việc tập huấn để phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nội dung để đi vào thực hiện từ Bộ xuống chính quyền địa phương, từ chính quyền đô thị xuống các tổ chức, các nhân hoạt động xây dựng phải thông suốt. Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa đầy đủ nên nhiều tổ chức, cá nhân không nắm bắt rõ về nội dung thực hiện theo pháp lý trong xây dựng. Ngoài ra, tình trạng pháp lý trong xây dựng thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, việc tiếp cận nội dung cái cũ chưa đầy đủ đã ra thêm cái mới, dẫn tới nhiều chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách lúng túng;
+ Theo điều 21 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định UBND các đô thị là chủ sở hữu các công trình thoát nước và xử lý nước thải, nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển đô thị mới, từ các tổ chức cá nhân bổ vốn đầu tư để kinh doanh khai thác công trình thoát nước và xử lý nước thải có thời hạn. Với quy định này, tất cả các chủ đầu tư sau khi hoàn thành xây dựng phải lập thủ tục bàn giao lại công trình cho chính quyền đô thị quản lý sử dụng. Tuy nhiên, nhiều địa phương do công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn, dẫn tới tình trạng một số công trình thoát nước và xử lý nước thải sau khi xây dựng xong không được bàn giao để quản lý vận hành bị hư hỏng, công trình nhanh chóng xuống cấp vì không được bảo trì;
+ Công tác kiểm soát chất lượng công trình ngoài hiện trường từ các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện tốt, nên không kịp thời phát hiện điều chỉnh, công trình xây dựng xong không đạt chất lượng như thiết kế đã phê duyệt.
4.2.4. Ý thức cộng đồng trong bảo vệ tài sản thoát nước:
Cùng với sự phát của đô thị, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về nhà ở của người dân trong các đô thị nhiều, công tác đầu tư xây dựng hạ
tầng cơ sở không theo kịp, tình trạng người dân xây dựng lấn chiếm hành lang, xâm hại hệ thống thoát nước ngày càng nhiều, trong khi chế tài xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, nhiều nơi xử lý chưa đến nơi đến chốn. Hậu quả của tình trạng trên gây ra ô nhiễm môi trường, gây ngập úng và khó khăn cho công tác quản lý hệ thống thoát nước.
Theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27-02-2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, tại điều 42: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi làm cản trở dòng chảy của hệ thống thoát nước. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đối với đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, mương, hố ga, cống rãnh thoát nước. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm an toàn hệ thống thoát nước, tự ý đấu nối vào hệ hệ thống thoát nước…
4.2.5. Nguồn vốn đầu tư cải tạo hệ thống thoát nước:
Theo quy hoạch thoát nước tổng thể của các đô thị tại Bắc Ninh, trong đó có định hướng và phân kỳ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu thoát nước thực tế và theo Quyết định 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, do nguồn vồn giành cho xây dựng phát triển hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa, dẫn đến hệ thống thoát nước quá tải, chắp vá, công tác cải tạo sửa chữa không đủ kinh phí nên tình trạng xuống cấp nhanh chóng. Điều đó dẫn tới công tác thoát nước và chống ngập úng cho các đô thị gặp rất nhiều khó khăn.
Như phân tích ở phần trên, dựa trên khối lượng khảo sát hiện trường từ Biên bản hiện trường, công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh lập lên dự toán kinh phí trình Sở Xây dựng thẩm định. Sở Xây dựng thẩm định dự toán xong trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí quản lý vận hành hệ thống thoát nước. Sau đó Sở Xây dựng thay mặt UBND tỉnh đứng ra ký hợp đồng kinh tế với công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh.