Dự báo nhu cầu thoát nước thải lưu vực sông Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 73)

STT Khu vực thoát nước

Lưu lượng nước thải (lít/người/ngđ)

Lưu lượng nước thải phát sinh (m3/ngđ)

2020 2030 2020 2030

1 Đô thị 80-165 100-200 732.642 1.118.940

2 Nông thôn 60 80 392.782 687.957

3 Khu công nghiệp 20-40m3/ha/ngđ 682.294 930.261

Tổng cộng 1.807.718 2.737.158

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2013) Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các đô thị phù hợp với quy mô và tính chất của đô thị. Công suất thiết kế của nhà máy xử lý nước thải được tính toán trên cơ sở tiếp cận dịch vụ thoát nước của người dân và từng giai đoạn phát triển.

Quy hoạch thoát nước thải khu vực nông thôn: Các khu dân cư sống tập trung theo cụm: Do lượng nước thải ít, tùy theo địa hình mà bố trí hồ sinh học để xử lý nước thải. Các khu dân cư tập trung theo tuyến: Nước thải được xử lý theo từng hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình (như xây dựng bể tự hoại, hầm biogas...) thải ra mương, cống thoát nước. Kiểm soát chất lượng nước khu vực sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong nông nghiệp.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các địa phương lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý nước thải cho phù hợp; ưu tiên công nghệ và thiết bị hiện đại, chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ sản xuất trong nước.

Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước (bao gồm hệ thống thoát nước mưa, nước thải trạm xử lý nước thải) trong phạm vi lưu vực sông Cầu đến năm 2020 và năm 2030 là: Năm 2020 khoảng 30.100 tỷ đồng. Năm 2030 khoảng 43.700 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước; Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài; Vốn tín dụng đầu tư; Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước; Vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác.

Cụ thể tại Bắc Ninh: Hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, khu dân cư tập trung nông thôn dọc sông Ngũ Huyện Khê như đô thị Chờ (huyện Yên Phong), khu công nghiệp Yên Phong,... Hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải TP Bắc Ninh, đô thị Phố Mới (huyện Quế Võ), khu công nghiệp Quế Võ.

Đánh giá môi trường chiến lược:

Đảm bảo môi trường nước lưu vực sông Cầu không bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Tạo môi trường đô thị, khu công nghiệp, làng nghề được trong sạch, tạo môi trường tốt thu hút các nhà đầu tư. Góp phần vào sự phát triển bền vững của các đô thị, các khu công nghiệp trong lưu vực sông. Bảo vệ sức khoẻ cho người dân. Trong quá trình thi công xây dựng mạng lưới thoát nước công trình xử lý nước thải sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe của người dân quanh khu vực xây dựng như: Ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt,...; giai đoạn vận hành thử và nghiệm thu công trình có thể chưa bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn môi trường dẫn đến ảnh hưởng chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận (sông, hồ), chất thải trong quá trình xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Để giảm thiểu tác động đến môi trường cần có giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý bảo đảm xử lý nước thải theo quy định về môi trường. Xây dựng các biện pháp thi công hợp lý giảm ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường. Xây dựng và thực hiện các quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải). Xây dựng các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường khi xảy ra các sự cố trên hệ thống thu gom và chuyển tải nước thải về nhà máy xử lý. Xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý xả ra môi trường theo quy định. Nâng cao năng lực quản lý và vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Các biện pháp hỗ trợ khác.

*) Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh

- Ưu điểm: Việc xây dựng quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh đã tạo ra những căn cứ giúp cho thành phố Bắc Ninh quản lý hiệu quả công tác lập kế hoạch và xây dựng phát triển hệ thống thoát nước bền vững. Công tác quy hoạch hệ thống thoát nước cũng góp phần vào sự phát triển bền vững các đô thị, các khu công nghiệp, bảo vệ sức khỏe của người dân.

- Nhược điểm:

Quy hoạch chung thoát nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của từng đô thị. Tuy nhiên quy hoạch thoát nước hiện nay còn thiếu hiệu quả, chưa phù hợp thực tế phát triển tại địa phương. Có một khoảng cách lớn giữa quy hoạch mang tính tầm nhìn và thực tế triển khai quy hoạch được duyệt. Thiếu cơ chế chính sách chuyển hoá quy hoạch thành các chương trình kế hoạch thực thi phù hợp với thực tế phát triển của địa phương dẫn đến nhiều quy hoạch vẫn “treo” sau khi được duyệt. Nhiều quy hoạch được thực hiện sau đó lại không phù hợp khiến cho nhiều tuyến đường ống đã đưa vào sử dụng lại không phù hợp phải sửa chữa gây cản trở giao thông, gây mất mỹ quan đô thị. Để các quy hoạch có hiệu quả hơn, quy hoạch cần có tính chiến lược, ít cứng nhắc hơn và điều quan trọng nhất cần dựa trên các nguồn lực thực tế của địa phương và phải tính tới các rủi ro, thách thức phải chống chịu để có tính khả thi cao hơn.

4.1.2. Quản lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng đang xúc tiến, tiến hành kêu gọi các nguồn vốn không hoàn lại (đặc biệt nguồn vốn ODA) để tài trợ phần thiết bị cho các dự án thu gom và xử lý nước thải ở các đô thị trên đại bàn tỉnh. Trong đó dự án thu gom, xử lý và thoát nước thành phố Bắc Ninh bắt đầu thực hiện từ năm 2007 đã đi vào hoạt động.

Do thiếu vốn để đầu tư đối với các dự án về môi trường (hiện nay nhà nước chi khoảng 1% ngân sách cho môi trường) nên chính phủ đã huy động nguồn vốn ODA từ các nước phát triển. Các dự án ODA tài trợ cho lĩnh vực thoát nước tại địa bàn tỉnh chủ yếu tài trợ cho phần thiết bị và do công ty thuộc nước tài trợ cung cấp, còn phần xây dựng phải sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn đối ứng). Do cơ chế về vốn khá phức tạp, các thủ tục về xây dựng cơ bản đang còn nhiều vướng mắc cho nên các dự án ODA nhìn chung là triển khai rất chậm. Trong khi đó năng lực của các chủ đầu tư được giao quản lý dự án còn yếu, dự án phải tiến hành phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán nhiều lần, thêm vào đó công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, tái định cư gặp nhiều trở ngại...làm dự án chậm tiến độ rất nhiều năm trong khi đó tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tốc độ tăng dân số đề nặng lên công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt lĩnh vực thoát nước.

Các dự án về môi trường là hết sức quan trọng, đặc biệt các dự án thoát nước và xử lý nước thải, mức độ ảnh hưởng đến pháp triển kinh tế xã hội, tới môi trường sinh thái, tới sức khỏa cộng đồng là rất lớn. Với tốc độ phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa như hiện nay, nếu không đẩy nhanh tốc độ về tiến độ các dự án thì e rằng đến lúc thực hiện xong công trình thì môi trường đã bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi được.

Vì vậy để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất thiết phải xây dựng biện pháp nâng cao năng lực của chủ đầu tư trong việc quản lý các dự án, nhằm tránh tình trạng điều chỉnh dự án, phê duyệt thiết kế, dự toán nhiều lần làm chậm tiến độ dự án vào vận hành.

*) Quản lý đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước

Mạng lưới hệ thống thoát nước của thành phố Bắc Ninh không ngừng mở rộng qua các năm. Theo các số liệu tổng hợp được, thì số lượng các loại cống hộp, cống tròn các loại, số mương thoát nước, hố ga, số tuyến đã không ngừng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)