XỬ LÝ NƯỚC THẢI
XỬ LÝ NƯỚC THẢI Nhật Bản đều có những công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải hoạt động rất hiệu quả. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có thể vận hành tốt như vậy do sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của nhà nước đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
a. Xây dựng quy hoạch về đô thị và hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải
Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển và đô thị của Nhật Bản cũng phải đối mặt với các vấn đề mà đô thị Việt Nam hiện đang gặp phải như dân số tập trung quá đông ở đô thị, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường… Đơn cử như thành phố Yokohama những năm 1960 - 1980, dân số đột nhiên tăng gấp đôi (từ 1,37 triệu người lên 2,77 triệu người). Hậu quả của sự gia tăng đột biến về dân số đã dẫn tới đô thị phát triển không kiểm soát được, thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng (kể cả hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường tăng nhanh, ùn tắc giao thông…
Phó Cục trưởng phụ trách kỹ thuật Cục Chính sách Tổng hợp (Văn phòng Bộ trưởng) Matsui Naohito khẳng định, “chìa khóa” để giải quyết các vấn đề tồn tại đầy thách thức trong quá trình phát triển đô thị như môi trường, tắc nghẽn giao thông, gia tăng dân số… bắt nguồn từ quy hoạch. Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị: Kiểm soát mở rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia khu vực: Khu vực điều chỉnh đô thị, khu vực đô thị hóa, mở rộng khu vực đô thị hóa. Trong đó, khu vực đô thị hóa là khu vực đã hình thành đô thị hoặc trong 10 năm được ưu tiên phát triển thành khu vực đô thị hóa theo quy hoạch, riêng khu vực điều chỉnh đô thị hóa tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc là khu vực hạn chế đô thị hóa, không đầu tư hạ tầng cơ sở các công trình công cộng ở khu vực này (Huyền Vũ, 2012).