Đối với Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 116 - 118)

Tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với công tác lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước, quản lý kiểm soát các nguồn xả.

5.2.1.1. Công tác lập quy hoạch thoát nước

Đối với bất kỳ đô thị nào quy hoạch chung xây dựng đô thị (quy hoạch xây dựng) đóng vai trò quyết định trong xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng

kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm. Bên cạch đó quy hoạch chuyên thoát nước đô thị có vai trò hoàn thiện quy hoạch xây dựng, được lập dựa trên cơ sở tính toán, biểu diễn mô hình thuộc lĩnh vực chuyên sâu, chuyên ngành mà trong qui hoạch xây dựng có thể hiện nhưng chưa đáp ứng hết được yêu cầu.

Nội dung quy hoạch chuyên ngành thoát nước gồm:

+ Đánh giá hiện trạng thoát nước, mạng lưới thoát nước, trạm xử lý, khả năng tiêu thoát của hệ thống ..; tình hình ô nhiễm và diễn biến môi trường nước;

+ Xác định các chỉ tiêu thông số cơ bản của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp.., tổng lượng nước thải; các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận nước thải;

+ Lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải;

+ Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng lưới cấp I, cấp II, các điểm xả, cao độ mức nước, lưu lượng xả tối đa, yêu cầu chất lượng nước thải tại các điểm xả;

+ Xác định vị trí, quy mô các nhà máy xử lý nước thải;

+ Xác định các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư; dự kiến nguồn vốn và kế hoạch thực hiện;

+ Đánh giá môi trường chiến lược vv.

Quy hoạch chuyên ngành thoát nước để có hiệu quả cần có tầm nhìn dài hạn hơn và cần bắt đầu từ cấp chính quyền địa phương, có sự tham gia, tham vấn của chính quyền cấp cao đảm bảo sự phối hợp cần thiết giữa các cơ quan có liên quan tại địa phương. Để kiểm soát phát triển, sau bản quy hoạch chiến lược, thực hiện lập quy hoạch cấu trúc chỉ ra các yêu cầu quản lý sự thay đổi. Địa phương dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình tổ chức lập quy hoạch chiến lược cho toàn đô thị và lập quy hoạch cấu trúc cho từng phần khu vực. Việc cấp phép quy hoạch là một quy trình mở tạo tính linh hoạt tối đa cho nhà đầu tư cũng là công cụ hữu hiệu để tăng cường kiểm soát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.

5.2.1.2. Công tác quản lý kiểm soát các nguồn xả nước thải

+ Áp dụng các công cụ quản lý nhà nước yêu cầu tất cả các công trình trước khi đấu nối hòa mạng thoát nước vào hệ thống cống chung đô thị phải có bước thỏa thuận đấu nối thoát nước.

+ Nước thải xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt chất lượng theo quy định tại các Quy chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam đối với từng loại nước thải. Chẳng hạn: Nước thải công nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; nước thải sinh hoạt áp dụng QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt vv..

+ Đối với nguồn thải của các tổ chức cá nhân đã đấu nối hòa mạng, chất lượng nước thải đầu ra cũng yêu cầu bắt buộc áp dụng các QCVN, TCVN.

+ Quản lý nguồn tiếp nhận đặc biệt hồ điều hòa, tuyến thoát nước huyết mạch. + Kiểm soát chặt chẽ và có chế tài nghiêm khắc đối với đơn vị xả thải gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 116 - 118)