Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
2.1.3. Sự cần thiết phải Quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Hiện tượng mà các đô thị Việt Nam hiện nay phải đối phó là vào mùa mưa tại các đô thị thường xảy ra tình trạng thoát nước úng, ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng này không những gây ra ô nhiễm môi trường nước do nước cống rãnh chảy tràn lan trên đường phố mà còn gây ra những thiết hại về mặt kinh tế. Do đó việc giải quyết vấn đề này tại các đô thị đang rất được quan tâm và những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: (World Bank, 2013).
- Sự thiết sót trong thiết kế xây dựng thoát nước và xử lý nước thải trong quy hoạch phát triển đô thị như: Hệ thống thoát nước quá nhỏ không đủ khả năng thoát nước mưa đối với những trận mưa lớn, hệ thống thoát nước mưa chung của toàn thành phố hoặc hệ thống thoát nước mưa cục bộ của từng khu phố không tương xứng với yêu cầu thoát nước. Các ao, hồ trong đô thị bị san lấp, diện tích các sông ngòi kênh rạch trong đô thị bị thu hẹp trong qúa trình đô thị hoá. Đô thị hoá làm tăng bề mặt bị bê tông hoá, làm giảm diện tích mặt cỏ cây xanh, giảm diện tích măt đất thấm nước do đó làm giảm khả năng hấp thụ nước của đất. Không những thế nhiều khi còn xây dựng nhà cửa, công trình lên trên hệ thống thoát nước làm sụt lở, nứt gãy, thu hẹp tiết diện thoát nước của hệ thống.
- Phát triển các khu đô thị mới có thể gây cản trở thoát nước đối với phần đô thị cũ như là dộ cao mặt nền đô thị mới cao hơn độ cao mặt nền phần đô thị cũ hoặc làm tăng chiều dài các kênh mương thoát nước.
- Do hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bị bồi lắng lấp đầy làm giảm khả năng thoát nước và xử lý nước thải so với thiết kế ban đầu. Đối với hệ thống thoát nước trong thành phố sự bồi lắng lấp đầy thường xảy ra nhanh chóng nếu hệ thống thoát nước là hệ thống chung, đô thị có nhiều hoạt động sửa chữa xây dựng. Sự suy giảm diện tích cây xanh trong quá trình đô thị hóa sẽ làm tăng xói lở bào mòn mặt đất và cũng là nguyên nhân chính gây ra bồi lắng, lấp đầy các kênh rãnh thoát nước.
- Thiếu sự duy tu bảo dưỡng làm vệ sinh đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của đô thị. Nếu cống rãnh thoát nước không dược nạo vét thường xuyên thì tiết diện của hệ thống thoát nước sẽ bị suy giảm nhanh, không dủ khả năng vận chuyển thu gom nước thải đặc biệt là mùa mưa. Hệ thống thoát nước ở trong đô thị thường có hàm lượng chất dinh dưỡng cao do nước thải trong đô thị chảy vào tạo nên môi trường thuận lợi cho rong, rêu, thực vật…phát triển kết quả là chúng sẽ làm cản trở dòng chảy. Rác thải nhất là váng dầu và các chất dẻo, phế thải kim loại vứt xuống kênh rạch thoát nước cũng là nguyên nhân cản trở dòng chảy và gây ra các vấn đề sự cố đối với các trạm bơm thoát nước (Nguyễn Thị Kim Thái, 1999).
- Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư quan tâm khiến cho nguồn nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa được xử lý đã xả ra các sông hồ gây ô nhiễm môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật và cảnh quan đô thị.
Như vậy, trong đô thị cần thiết phải quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thì mới có thể phát hiện nhanh chóng được các sự cố, hư hỏng và có các biện pháp khắc phục kịp thời.