Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 62)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu thể hiện ở việc kết quả điều tra được thu thập từ những hộ dân và các cơ quan xí nghiệp thuộc 10 phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Mỗi phường phỏng vấn 10 hộ dân và 5 cơ quan xí nghiệp.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh; các văn bản quy hoạch của thành phố liên quan đến hoạt động thoát nước và xử lý nước thải, các số liệu về kinh phí vận hành, kinh phí dành cho đầu tư hoạt động thoát nước và xử lý nước thải được thu thập từ cục thống kê Tỉnh- Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2002-2014.

Các số liệu liên quan đến đặc điểm công ty, tình hình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, các báo cáo thu thập tại Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài bao gồm những dữ liệu thu thập từ các đối tượng liên quan đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải như các hộ dân các cơ quan xí nghiệp có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là công trình mang tính xã hội cao với sự tham gia của người dân từ khâu điều tra, khảo sát đến lập dự án, triển khai, thi công giám sát, quản lý, đóng góp và hưởng lợi. Sự tham gia của người dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường vì vậy quá trình nghiên cứu không thể không xem xét vai trò của người dân.

Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp qua phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. - Đối tượng phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng chính:

Thứ nhất là phỏng vấn đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các phòng ban của công ty có liên quan đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đó là: xí nghiệp quản lý nước thải, phòng kỹ thuật, phòng kế toán. Mỗi phòng phỏng vấn 1 cán bộ quản lý và 2 nhân viên. Nội dung phỏng vấn về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Tổng cộng là 9 mẫu.

Thứ hai là phỏng vấn các hộ gia đình và các cơ quan xí nghiệp đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện nay. Các hộ gia đình và các cơ quan xí

nghiệp là những đối tượng trực tiếp chịu tác động từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Vì vậy cần điều tra những đối tượng này. Cụ thể sẽ phỏng vấn 100 hộ gia đình và 50 cơ quan xí nghiệp. Tổng cộng là 150 mẫu.

- Cách chọn đối tượng: Chọn ngẫu nhiên các mẫu từ các địa điểm cần phỏng vấn.

Lập phiếu điều tra phỏng vấn:

Nội dung chủ yếu của phiếu điều tra gồm:

- Đối với đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sẽ phỏng vấn về những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý hệ thống thoát nước. Chính sách văn bản quy định của nhà nước có phù hợp với thực tế của địa bàn thành phố hay không? Còn tồn tại những bất cập gì? Có khó khăn gì trong công tác thực hiện quy hoạch hệ thống thoát nước ? Đầu tư xây dựng và quản lý các công trình thoát nước và xử lý nước thải có những vướng mắc gì? Công tác vận hành các công trình thoát nước và xử lý nước thải có khó khăn gì không?

- Đối với những đối tượng chịu tác động trực tiếp từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sẽ phỏng vấn về chất lượng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Họ hài lòng hay không hài lòng? Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có đạt yêu cầu không? Có những ý kiến đóng góp gì?

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số liệu thống kê và kết quả điều tra được thu thập từ: Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh, để mô tả, đánh giá quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, từ đó đưa ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Mục đích là phân tích, nhận xét, đánh giá nhiều chiều để tìm được ra bản chất của vấn đề.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau sau đó đem kết quả so sánh với nhau, so sánh với các chỉ tiêu đã định: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian.

Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở các số liệu điều tra các đối tượng. Sau đó. số liệu được phân tổ so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tôi tiến hành phân tích thông tin từ những chuyên gia, những người tham gia vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, những người có liên quan về công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

- Chỉ tiêu về chiều dài hệ thống thoát nước, kích thước các cống của hệ thống thoát nước xem hệ thống thoát nước đã đảm bảo chưa;

- Mật độ của hệ thống thoát nước xem có hợp lý và đảm bảo chưa;

Mật độ của hệ thống thoát nước = Chiều dài của hệ thống thoát nước/số lượng cán bộ quản lý hệ thống thoát nước;

- Số lượng các điểm thoát nước úng trên địa bàn để đánh giá kết quả của việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước;

- Nhân lực quản lý hệ thống thoát nước có đảm bảo không;

- Khối lượng nạo vét qua các năm của công ty để đánh giá việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

- Kinh phí vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trình duyệt và được cấp qua các năm để đánh giá việc quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

- Khối lượng nước thải và chất lượng nước thải được xử lý qua các năm để đánh giá kết quả việc vận hành hệ thống xử lý nước thải;

- Thời gian thi công, khối lượng thi công một số công trình thoát nước và xử lý nước thải, số lượng các công trình thoát nước nước phải thi công lại để đánh giá năng lực của ban quản lý dự án các công trình.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TÌNH BẮC NINH NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TÌNH BẮC NINH

4.1.1. Quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh thải thành phố Bắc Ninh

a. Quy hoạch chung về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo đề án của “Chương trình Phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030”

Đề án đã được UBND Tỉnh Bắc Ninh Phê duyệt tại Quyết định 338/QĐ- UBND ngày 04/8/2014Với Mục tiêu phát triển đô thị là: Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 2020, hướng tới “Hiện đại, văn minh, hài hòa và bền vững”; Phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng tỉnh, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững; Phát triển đô thị gắn với phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ cảnh quan, môi trường; kết hợp giữa cải tạo, nâng cấp các đô thị cũ và xây dựng các đô thị mới phù hợp với đặc thù phát triển của từng vùng. Quy hoạch chung về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của tỉnh Bắc Ninh được nêu cụ thể như sau:

* Hệ thống thoát nước mưa:

- Phân chia lưu vực thoát nước theo Quy hoạch vùng: Gồm 12 lưu vực, các trục tiêu chính là: Kênh Tào Khê, kênh Ngũ Huyện Khê, kênh Trịnh Xá, sông Ngụ, sông Đông Côi và sông Bùi.

- Nạo vét, cải tạo, nâng cấp các ao hồ, kênh mương trong đô thị tạo cảnh quan, môi trường sinh thái; xây dựng hệ thống hồ điều hòa cho từng lưu vực, khu vực.

* Thoát nước thải:

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước thải. - Nâng công suất nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh và nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn theo giai đoạn đến 2020 và giai đoạn 2020 - 2030. Xây dựng mới nhà máy nước thải số 2 Bắc Ninh và các nhà máy tại các đô thị: Lim, Nam Sơn, Phố Mới, Chờ (Trung Nghĩa), Gia Bình, Thứa, Hồ, Trung Kênh, Nhân Thắng, Cao Đức.

b. Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải lưu vực sông cầu đến năm 2030

Phạm vi quy hoạch:

Theo quyết định số 228/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2013, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải toàn bộ diện tích lưu vực sông Cầu (khoảng 6.030km2) thuộc ranh giới hành chính của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương và một phần TP Hà Nội (huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh).

Quan điểm quy hoạch:

Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu; Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ; định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 1336/QĐ-TTg ngày 22/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu dân cư và các khu công nghiệp đảo đảm phát triển hệ thống thoát nước ổn định, bền vững trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý theo từng lưu vực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. Sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; ưu tiên áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước.

Mục tiêu quy hoạch:

Cụ thể hóa Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006. Dự báo nhu cầu thoát nước và xử lý nước thải; xác định các vùng tiêu thoát nước; phương án thoát nước, xử lý nước thải và nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn. Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải. Làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thuộc phạm vi lưu vực sông Cầu.

Nội dung quy hoạch:

Quy hoạch tiêu thoát nước vùng: Chỉ tiêu tính toán hệ số tiêu cho đô thị loại đặc biệt và các khu công nghiệp tập trung là 15 ÷ 20 l/s.ha. Hệ số tiêu cho các đô thị (từ loại V đến loại I): 12 ÷15 l/s.ha. Hệ số tiêu cho khu vực dân cư nông thôn: 8 ÷10 l/s.ha. Lưu vực sông Cầu được chia thành 15 vùng tiêu bao gồm: 04 khu tiêu tự chảy miền núi bao gồm: Thượng Thác Huống, Thượng Núi Cốc, Thượng sông Thương và sông Lục Nam; 11 khu tiêu kết hợp tiêu tự chảy và tiêu động lực cho một số vùng có địa hình thấp hơn mực nước sông trong mùa lũ; Giải pháp tiêu thoát nước cho các khu vực là tích nước bằng hệ thống hồ điều hòa, hồ cảnh quan trong lưu vực, tăng cường chế độ tiêu tự chảy, giảm thiểu chi phí đầu tư, quản lý hệ thống công trình đầu mối tiêu động lực, cải thiện môi trường sinh thái và góp phần tạo dựng mỹ quan đô thị; Mặt phủ tự nhiên thấm nước được khống chế ngay từ ban đầu; hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện có sang mục đích sử dụng khác. Giảm thiểu hiện tượng ngập úng trong quá trình đô thị hóa, dưới tác động của biến đổi khí hậu, diện tích tối thiểu của mặt nước F > 5% diện tích lưu vực cần tiêu.

Quy hoạch thoát nước mưa: Khu vực đô thị: Các đô thị được chia thành các lưu vực thoát nước bảo đảm thoát nước mưa nhanh và triệt để. Xây dựng mới hồ điều hòa, trạm bơm tiêu; cải tạo trục tiêu chính. Khu vực đô thị cũ: Cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có để thoát nước mưa (kết hợp giải pháp xây dựng hệ thống cống bao, giếng tách để đưa nước thải về nhà máy xử lý). Khu vực đô thị mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Nước mưa được thoát ra sông, kênh, rạch và không phải xử lý. Khu vực nông thôn: Lựa chọn hệ thống thoát nước phù hợp với hệ thống tiêu thủy lợi và điều kiện của địa phương.

Bảng 4.1. Các công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mặt cho các đô thị thuộc phạm vi lưu vực sông Cầu

Stt Thành phố (đô thị)

Số lượng lưu vực

thoát

Hồ điều hòa Trạm bơm tiêu đô thị Số lượng Diện tích (ha) Số lượng Tổng công suất (m3/h) 1 TX Bắc Cạn 05 01 2,8 2 TP Thái Nguyên 05 07 159,2 3 Đô thị Vĩnh Phúc 03 03 1650 03 3.420.000 4 TP Bắc Giang 07 10 43,34 10 259.500 5 TP Bắc Ninh 03 13 196,6 11 96.000 6 TP Hải Dương 03 11 64,78 9 190.000 7 TP Hà Nội (huyện Mê Linh, Đông

Anh, Sóc Sơn)

07 04 692,5 13 862.560

Tổng cộng 33 49 2809,22 46 4.828.060

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2013) Đối với sông, suối chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở. Đối với khu dân cư nằm bên sườn đồi, núi phải thiết kế các mương đón hướng dòng chảy trên đỉnh đồi, núi xuống, không chảy tràn qua khu dân cư. Các khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Nước mưa được thoát trực tiếp ra sông, kênh, rạch.

Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp và nông thôn: Các chỉ tiêu tính toán căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Tiêu chuẩn thoát nước thải: > 80% tiêu chuẩn cấp nước. Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn hiện hành.

Quy hoạch thoát nước thải đô thị, khu công nghiệp: Các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phù hợp định hướng thoát nước trong quy hoạch chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)