Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH

4.2.1. Yếu tố đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước.

Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh là đơn vị được ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh giao cho quản lý vận hành hệ thống thoát nước. Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của địa phương trong việc xây dựng các công trình thoát nước và xử lý nước thải, công ty đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi trong công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước. Mạng lưới thoát nước đã được sửa chữa mở rộng tại các tuyến phố, tình trạng ngập úng đã giảm thiểu hơn trước. Tuy nhiên vẫn còn một số cống, nước thải chưa qua xử lý xả ra môi trường xung quanh, ao, hồ, kênh, mương… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh hoạt, ngoài ra một số tuyến ống đã cũ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước. Trong nhiều trường hợp do trình độ năng lực của một số tổ chức trong hoạt động xây dựng bị hạn chế dẫn đến hệ quả chất lượng công trình thoát nước không đảm bảo, công trình sau khi hoàn thành không phát huy được hiệu quả thoát nước, xuất hiện hố tử thần trên đường, vỉa hè. Những hạn chế xuất phát từ:

4.2.1.1. Năng lực của ban quản lý dự án các công trình thoát nước và xử lý nước thải còn yếu.

Do đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, chuyên ngành không phải về xây dựng lựa chọn các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, thi công) năng lực yếu dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo. Đối với Nhà thầu thi công: Để đạt được lợi nhuận cao đơn vị thi công móc ngoặc với các nhà thầu khác như thiết kế, giám sát để giảm cấp phối vật liệu, không tuân thủ biện

pháp thi công, sử dụng cống không đúng chủng loại, thay vì sử dụng cống đúc sẵn có mối nối bằng joăng cao su lại sử dụng cống đúc thủ công trám gạch thẻ… gây tình trạng công trình sau vài năm đã xuống cấp, sụt lún nền đường, vỉa hè.

Ban quản lý dự án thuộc công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh là ban quản lý của nhiều dự án ODA liên quan đến cấp thoát nước của tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện, xây dựng và triển khai các dự án nên có nhiều thuận lợi khi thực hiện dự án.

Bảng 4.14. Nhân sự BQL dự án

STT Chức danh Số lượng (Người) Trình độ

1 Giám đốc BQL 01 Đại học

2 Phó Giám đốc BQL 01 Đại học

3 Kỹ sư XD, cấp thoát nước 03 Đại học

4 Kế toán 02 Đại học

5 Trợ lý dự án 01 Đại học

6 Văn thư 01 Đại học

Nguồn: BQL dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh (2015) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy sẵn có của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án riêng để quản lý việc thực hiện các công việc của dự án nên cũng có khá nhiều thuận lợi trong công tác quản lý, nhân sự có sẵn có có khá nhiều kinh nghiệm trong thi công và giám sát công trình nên bản thân nội bộ chủ đầu tư không vướng mắc các thủ tục rườm rà, nhân sự tập hợp ngồi chung một địa điểm nên rất thuận tiện liên lạc trong công việc, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo.

Các thành viên trong ban quản lý dự án đều có trình độ đại học và một số năm kinh nghiệm công tác thuận lợi cho công việc quản lý dự án của ban.

Tuy nhiên còn một số bất cập trong công tác quản lý của ban quan lý dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh đó là:

Đối với các dự án lớn và mới, chịu sự giám sát cũng như quản lý của nhiều cơ quan chức năng, các thủ tục còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng nên ảnh hưởng nhiều đến công tác thực hiện dự án. Đặc biệt là cách giải quyết công việc

còn chưa dứt khoát vì đây là dự án nước ngoài với các công văn và làm việc bằng tiếng Anh nên nhân sự ban quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn.

Ban quản lý dự án (Chủ đầu tư) chưa áp dụng phương pháp quản lý dự án cụ thể và hệ thống nên chưa thực sự có hiệu quả trong việc quản lý thực hiện dự án. BQL dự án cũng chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ dự án, các thành viên trong BQL dự án chưa kịp thời báo cáo lên cấp trên tình hình tiến triển của dự án, tạo điều kiện để cấp trên quản lý một cách dễ dàng.

Các thành viên trong BQL dự án chưa làm tốt vai trò của mình, đó là không ngừng học hỏi, có lòng tin và năng lực trong khi thực hiện công việc. Chưa xây dựng mối quan hệ trong nội bộ đội ngũ và mối quan hệ với các ban ngành khác, tạo môi trường tốt để đội ngũ phát triển.

Chưa xây dựng bầu không khí đoàn kết trong đội ngũ, đưa ra quy định về hành vi đội ngũ, hướng dẫn sửa chữa sai sót trong hành vi, hình thành văn hóa đội ngũ. Và chưa thực sự quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của từng thành viên trong đội ngũ, lắng nghe, tiếp thu những quan điểm, ý kiến của người khác.

Những bất cập trên là một trong những lý do dẫn đến việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải còn nhiều yếu kém. Nhiều dự án thi công bị chậm tiến độ. Lấy ví dụ về gói thầu 1 của dự án xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh:

- Thứ nhất là tiến độ thi công công trình:

Bảng 4.15. Thực tế thi công tuyến cống hộp gói thầu 1

STT Hạng mục

Thời gian thi công theo thực tế

Bắt đầu Kết thúc Số ngày chậm

Tuyến cống hộp

1 Tuyến cống hộp đường Kinh Dương Vương 13/12/2007 22/3/2011 981 2 Tuyến cống hộp đường

Lê Thái Tổ 21/1/2008 20/4/2012 643

3 Tuyến cống hộp đường

Huyền Quang 9/6/2008 10/8/2011 843

4 Tuyến cống hộp đường Hàn Thuyên 13/12/2007 12/6/2012 841

Trên bảng 4.15 là thời gian thi công theo thực tế của tuyến cống hộp gói thầu 1 của dự án xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Bắc Ninh. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các hạng mục công trình đều bị chậm so với kế hoạch. Hạng mục đường Kinh Dương Vương bị chậm nhất đến 981 ngày. Có hạng mục công trình thời gian thi công theo hợp đồng là bắt đầu tư năm 2007 và kết thúc vào năm 2009 nhưng hầu hết các hạng mục đều phải năm 2011 và 2012 mới hoàn thành. Ngay từ đầu, Gói thầu 1 thời gian thi công thực tế tại công trường chậm trễ 2 tháng so với khởi công. Theo dự kiến gói thầu 1 được hoàn thành vào cuối năm 2009 nhưng trên thực tế đến nay hết quý 3 năm 2012 mới hoàn thành được 93% giá trị thi công, dự kiến hết năm 2012 dự án mới hoàn thành. Theo kế hoạch hiện tại cũng sẽ bị chậm 3 năm so với kế hoạch ban đầu. Có nhiều nơi phải thi công lại lần 2 vì gặp phải sai sót. Có nhiều nơi đã xảy ra tình trạng sụt lún ngay sau khi thi công gây ảnh hưởng đến giao thông và người dân xung quanh khu vực.

Bảng 4.16. Đánh giá của hộ dân về tiến độ thi công dự án

Chỉ tiêu đánh giá Số mẫu điều tra

(hộ và cơ quan)

Tỷ lệ (%)

Ý kiến của người dân và các cơ quan về tiến độ thi công dự án

- Nhanh - Chậm - Bình thường 150 28 85 37 100 18,7 56,7 24,6

Nguồn: Kết quả điều tra (10/2015) Theo kết quả điều tra thì có tới 56,7% người dân và các cơ quan được điều tra cho rằng tiến độ thi công dự án còn chậm, 37% ý kiến người dân cho rằng tiến độ thi công là bình thường và 28% là tốt. Điều này cho thấy tiến độ thi công đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và ảnh hưởng đến công việc của các cơ quan.

- Thứ hai là khối lượng hoàn thành:

Tính đến thời điểm kết thúc việc xây dựng gói thầu 1 theo hợp đồng là năm 2009 thì vẫn còn 18 hạng mục chưa hoàn thành như sau:

Bảng 4.17. Khối lượng công trình chưa hoàn thành gói thầu 1

STT H¹ng mục Tỷ lệ khối lượng hoàn

thành so với KH (%)

1 Tuyến cống hộp đường Kinh Dương Vương 90

2 Tuyến cống hộp đường Lê Thái Tổ 98

3 Tuyến cống hộp đường Huyền Quang 81

4 Tuyến cống tròn BTCT đường Thiên Đức 96 5 Tuyến cống tròn BTCT đường Ngô Tất Tố 96 6 Tuyến cống tròn BTCT đường Nguyễn Trãi 98

7 Tuyến cống tròn BTCT đường Bắc Sơn 95

8 Tuyến cống tròn BTCT đường Lê Phụng Hiểu 90 9 Tuyến cống bao UPVC đến trạm bơm số 1 96 10 Tuyến cống bao UPVC đến trạm bơm số 3 94 11 Tuyến cống bao UPVC đến trạm bơm số 4 92

12 Tuyến cống áp lực từ PS2 24

13 Tuyến cống áp lực từ PS3 98

14 Tuyến cống áp lực từ PS4 19

15 Trạm bơm nước thải PS1 70

16 Trạm bơm nước thải PS2 90

17 Trạm bơm nước thải PS3 70

18 Trạm bơm nước thải PS4 80

Nguồn: BQL dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Bắc Ninh (2009) Với tổng số 41 hạng mục có 23 hạng mục đã hoàn thành 100% khối lượng công trình, tuy nhiên vẫn còn 18 hạng mục chưa hoàn thành, có hạng mục mới chỉ hoàn thành được 24% khối lượng công trình. Một số hạng mục vẫn chưa triển khai thi công, cụ thể như bảng 4.18:

Bảng 4.18. Các hạng mục chưa được triển khai thi công gói thầu 1

TT Khu vực Chưa bàn giao/tổng số

1 Khu đất của Công ty cổ phần Kinh Bắc

Cống hộp đường Kinh Dương Vương (73/618 m) Cống áp lực từ PS2 đến TXL (1540/2060 m) Trạm bơm tiêu nước phía Đông (1/1 cái) 2 Công viên hồ điều hòa Văn

Miếu (đã chuyển vị trí đến trước Bệnh viện tỉnh)

Cống hộp đường Huyền Quang khoảng 700 m Trạm bơm tiêu nước phía Tây (1/1 cái)

Chính vì những tồn tại trong công tác quản lý dự án như vậy nên việc kiện toàn và tăng cường năng lực cho ban quản lý các dự án đầu tư là việc rất quan trọng.

- Thứ ba là chất lượng công trình

Do sự yếu kém trong công tác lựa chọn chủ đầu tư khiến cho nhiều hạng mục công trình bị chậm phải thi công lại. Lấy ví dụ trong dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh.

Bảng 4.19. Các hạng mục công trình bị chậm phải thi công lại lần 2 do chất lượng không đạt yêu cầu

STT Hạng mục Lý do

1 Tuyến công tròn BTCT đường

Nguyễn Du -- Ống nhập về chưa có chứng chỉ CO Kích thước betong không đạt yêu cầu trong hợp đồng

2 Tuyến công tròn BTCT đường

Thành Cổ - Thép không đạt yêu cầu

3 Tuyến công tròn BTCT đường

Vũ Kiệt -- Thép không đạt yêu cầu Các chỗ nối không đạt yêu cầu 4 Tuyến công tròn BTCT đường

Cao Lỗ Vương

- Khoảng cách nối giữa các ống quá lớn

5 Tuyến công tròn BTCT đường

Đỗ Trọng Vỹ - Các chỗ nối không đạt yêu cầu - Thép không đạt yêu cầu - Nghiệm thu chưa có đồng ý của tư vấn 6 Tuyến công tròn BTCT đường

Hoàng Quốc Việt

- Các mẫu thép thi công chưa được kiểm tra độ uốn

- Mặt betong rất gồ ghề không đạt tiêu chuẩn

7 Tuyến công tròn BTCT đường

Hoàng Hoa Thám -- Các chỗ nối không đạt yêu cầu Thép không đạt yêu cầu

Nguồn: Báo cáo BQL dự án về chất lượng công trình (2009) Đánh giá của hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về chất lượng công trình được trình bày trong bảng 4.20:

Bảng 4.20. Kết quả điều tra ý kiến hộ dân và các cơ quan xí nghiệp về chất lượng các công trình thoát nước

STT Chỉ tiêu đánh giá Số mẫu điều tra

(hộ và cơ quan)

Tỷ lệ (%)

3

Ý kiến của người dân và các cơ quan về chất lượng các công trình hệ thống thoát nước

- Tốt - Bình thường - Không tốt 150 38 48 64 100 25,3 32 42,7

Nguồn: Kết quả điều tra tháng 10/2015 Về chất lượng công trình, ý kiến người dân cho là bình thường là 32% và không tốt là 42,7%.

4.2.1.2. Đội ngũ cán bộ và công nhân vận hành do đội ngũ cán bộ thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn.

Qua công tác tổ chức nhân sự vận hành được phân tích ở phần trên, ta có thể nhận thấy việc bố trí nhân sự Xí nghiệp quản lý hơn 150 km đường cống các loại, với nhân lực 101 người là chưa phù hợp.

Bảng 4.21. Bảng so sánh số km đường ống/công nhân một số thành phố

STT Thành phố Số km đường ống Số nhân lực Trung bình /công nhân

1 Hà Nội 589 1336 0,44

2 Đà Nẵng 367 289 1,26

3 Bắc Ninh 150 101 1,5

Nguồn: Công ty cấp thoát nước Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh (2015) Với địa bàn rộng lớn, trung bình mỗi công nhân vận hành khoảng 1,5 km cống, trong khi nếu so sánh với đô thị khác như ở thành phố Hà Nội, Công ty Thoát nước thành phố Hà Nội quản lý tổng cộng 589km đường cống các loại, với tổng số công nhân 1336 người (số liệu từ Công ty Thoát nước Hà Nội năm 2007),

bình quân mỗi công nhân vận hành 0,44km cống. Qua so sánh sơ bộ có thể thấy đội ngũ công nhân tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh ít hơn nhiều so với Hà Nội.

Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh đang hoạt động trên 5 lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý vận hành hệ thống thoát nước các đô thị, chống ngập úng và ô nhiễm môi trường (gọi tắt là hoạt động công ích). Đây là lĩnh vực được coi là cốt lõi trong nhiệm vụ UBND tỉnh Bắc Ninh giao phó cho công ty. Với việc bố trí đội ngũ kỹ thuật và công nhân vận hành nêu trên là chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Hệ quả có thể gây ra do việc sắp xếp nhân sự là:

- Công tác kiểm soát, giám sát đánh giá chất lượng nạo vét, sửa chữa bảo trì các công trình thoát nước khó khăn;

- Không kiểm soát được diễn biến ngập úng, để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp xử lý;

- Cán bộ công nhân viên đi làm xa, di chuyển máy móc thiết bị từ đô thị này qua đô thị khác mất nhiều thời gian, hiệu quả công việc sẽ không cao.

Ngoài ra, đa số cán bộ công tác theo hình thức kiêm nhiệm, mỗi cán bộ phụ trách nhiều mảng nên thiếu sự đôn đốc, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai phạm kịp thời chấn chỉnh.

4.2.2. Yếu tố về mạng lưới hạ tầng cơ sở thoát nước các đô thị.

Từ hiện trạng thoát nước các đô thị nêu trên có thể nhận thấy, mạng lưới thoát nước đô thị Bắc Ninh chưa hoàn toàn đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa. Mặc dù dự án nhà máy xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh đã đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi nước thải sau khi thu gom xả thẳng ra môi trường tự nhiên (ao, hồ, kênh mương, suối) mà không qua xử lý đạt chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với hệ thống thoát nước mới đầu tư xây dựng, mặc dù đã có quy hoạch xây dựng đã được UBND tỉnh, UBND các thành phố, huyện thị phê duyệt, tuy nhiên do hệ thống thoát nước nói riêng, hạ tầng kỹ thuật nói chung được xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau nên việc đầu tư không đồng bộ, chắp vá, tự phát. Chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật sau khi hoàn thành chưa đạt yêu cầu, dẫn tới hạ tầng phải đào lên lấp xuống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)