Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý
và hiệu quả (World Bank, 2013).
2.1.4.3. Quản lý vận hành hoạt động thoát nước và xử lý nước thải
Thống nhất tổ chức quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải từ trung ương đến địa phương, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải xác định các đơn vị thoát nước chịu trách nhiệm chính quản lý các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn.
Tại các địa phương, tăng cường công tác pháp chế về thoát nước, xả nước thải, đảm bảo tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các yêu cầu quy định.
Ưu tiên nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng sử dụng của từng địa phương.
Định kỳ kiểm tra và giám sát thoát nước và xử lý nước thải như chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước; định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường; thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định; đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực (Hoàng Đình Thu, 2005).
Đánh giá kết quả, xử lý sai phạm, khen thưởng các công việc liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nước thải
2.1.5.1. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và xử lý nướ thải, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được chính quyền
đô thị thành lập hoặc lựa chọn thông qua đấu thầu. Nội dung quản lý, vận hành được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chính quyền đô thị và đơn vị được giao quản lý, vận hành, thông thường nội dung bao gồm:
Quản lý hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống hồ điều hòa, quản lý các công trình đầu mối; lập danh mục tài sản được giao quản lý; tổ chức bảo vệ tài sản; định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản; lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế hoặc mua sắm trang thiết bị mới.
Việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiệu quả hay không của đơn vị thực hiện dịch vụ phụ thuộc vào bộ máy tổ chức đơn vị đó, như trình độ, năng lực lãnh đạo, trình độ nhân lực quản lý, vận hành…
- Đội ngũ nhân lực lãnh đạo và quản lý:
Đối với lãnh đạo đơn vị: Là đội ngũ đề ra hướng đi, chiến lược phát triển cho công ty cũng như ban hành các nội quy quy định hoạt động, sắp xếp nhân sự, khen thưởng động viên cán bộ công nhân viên có thành tích hay kỷ luật những người vi phạm nội quy. Một đơn vị thật sự vững mạnh khi có người lãnh đạo đề ra hướng đi đúng đắn, sắp xếp nhân sự phù hợp, thúc đẩy cán bộ công nhân viên đồng thời vững vàng đối phó với sự thay đổi.
Đối với đội ngũ quản lý: Là đội ngũ lập kế hoạch hoạt động, tổ chức công việc cho nhân viên, kiểm soát công việc thực hiện (Đỗ Văn Phức, 2005).
Trong công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, việc lập kế hoạch hoạt động bao gồm thống kê lập dự toán kinh phí công tác duy trì nạo vét mạng lưới thoát nước, vận hành các công trình xử lý nước thải, sửa chữa khắc phục sự cố hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trình chính quyền đô thị thẩm định và phê duyệt, lập phương án phòng chống thoát nước úng trong mùa mưa bão, tiếp nhận quản lý vận hành các công trình mới được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng. Dựa trên kế hoạch dự toán đã được phê duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết, phân kỳ giai đoạn thực hiện đảm bảo thứ tự ưu tiên.
Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào sự phân bố nhân sự, công tác kiểm tra đôn đốc của đội ngũ quản lý.
- Đội ngũ nhân viên, công nhân trực tiếp vận hành:
Đây là đội ngũ có số lượng đông đảo, với trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm không đồng đều, họ là nhân lực trực tiếp thực hiện các khối lượng
công việc dưới sự điều hành của đội ngũ quản lý. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hay không phụ thuộc vào trình độ, thái độ, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệm vận hành cũng như sự tuân thủ của đội ngũ công nhân viên trực tiếp đối với công tác điều hành đội ngũ quản lý ( Đỗ Văn Phức, 2005).
2.1.5.2. Hệ thống hạ tầng cơ sở thoát nước và xử lý nước thải
Đối với bất kỳ một đô thị nào, hiệu quả thoát nước và xử lý nước thải hay không phụ thuộc chủ yếu vào mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải, trong đó bao gồm các tuyến cống thoát nước, công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác. Đô thị được đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước xử lý nước thải đồng bộ và hoàn chỉnh, chất lượng thoát nước sẽ tốt hơn đối với các đô thị đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước xử lý nước thải mang tính chắp vá, kế thừa. Mạng lưới thoát nước xử lý nước thải được coi là đồng bộ khi tiết diện cống thoát nước, cao độ, độ dốc xây dựng và mật độ xây dựng, công trình xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch chuyên ngành thoát nước (Hoàng Đình Thu, 2005).
2.1.5.3. Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý hệ thống thoát nước xử lý nước thải:
Đây là bộ máy xây dựng hành lang pháp lý về xây dựng, có nhiệm vụ hướng dẫn, thẩm định, kiểm định, xử lý vi phạm khi có sai phạm xẩy ra... nghiệm thu, tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng .
Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thoát nước xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2012) bao gồm:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển thoát nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh lựa chọn đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực.
3. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố bổ sung các định mức, đơn giá dịch vụ thoát nước đô thị còn thiếu hoặc chưa phù hợp trên địa bàn tỉnh để áp dụng; thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt giá dự toán hợp đồng quản lý vận hành; thỏa thuận đấu nối được lập giữa hộ thoát nước và đơn vị quản lý vận hành; tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng và Chủ tịch UBND tỉnh về số liệu tình hình hoạt động thoát nước trên địa bàn theo định kỳ và đột xuất; xử phạt hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước (theo Điều 42, Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ).
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước; xác định thông báo và thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định của Chỉnh phủ: số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, số04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007; tiếp nhận, thẩm định, trình UBND tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo Nghị định của Chỉnh phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004; theo dõi, kiểm soát việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thẩm định phí thoát nước, hướng dẫn việc quản lý tài chính, kiểm tra và thẩm định quyết toán sử dụng phí thoát nước theo quy định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh về đầu tư phát triển hệ thống thoát nước.
7. Sở Nông nghiệp & PTNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
8. Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Ninh, các xã phường, trưởng các khu phố và khu dân cư chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành, các tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội để tuyên truyền, giáo dục và truyền thông vấn đề bảo vệ môi trường; hướng dẫn các tổ chức, các hộ dân, cá nhân bảo vệ hệ thống thoát nước, phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vi phạm có ảnh hưởng xấu tới môi trường (nguồn nước), làm hư hỏng, phá huỷ các công trình thoát nước.
9. Cảnh sát môi trường là đơn vị giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực thi, xử lý các vi phạm pháp luật trong các hoạt động thoát nước (áp dụng theo Điều 42 Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ).
Với bộ máy được hình thành từ trung ương đến địa phương, tuy nhiên trong thực tế quản lý vẫn thể hiện sự bị động, nhiều khâu pháp lý quy định chồng chéo dẫn đến không đơn vị nào chủ trì chịu trách nhiệm. Khung hình phạt các vi phạm trong xây dựng còn nhẹ, mới chỉ dừng lại ở tính răn đe.
2.1.5.4. Ý thức người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong việc bảo vệ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Với tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh trong những năm gần đây, tình trạng thiếu thốn đất ở cho người dân tại các đô thị, giá đất ở bị đẩy lên quá cao so với thu nhập bình quân của người lao động, tình trạng chung tại các đô thị hiện nay là người dân xây dựng nhà trái phép, một số người dân xây dựng lấn chiếm lên các công trình thoát nước hoặc chặn dòng chảy thoát nước. Từ các hệ lụy trên dẫn đến ảnh hưởng chất lượng thoát nước, gây cảnh thoát nước úng, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nước (World Bank, 2013).
2.1.5.5. Nguồn vốn đầu tư cho công trình thoát nước và xử lý nước thải
Tại các đô thị hiện nay nhu cầu kinh phí trong công tác đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải là rất lớn so với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, trong khi nguồn vốn ngân sách hàng năm bố trí cho đầu tư xây dựng công trình thoát nước còn nhiều hạn chế nên không kịp thời đáp ứng nhu cầu thoát nước, chống thoát nước úng, xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường (World Bank, 2013).
2.1.5.6. Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu dẫn đến tăng cường độ mưa, tăng mực nước biển ...sẽ làm thay đổi lớn trong các tiêu chuẩn và giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống tiêu thoát nước mưa. Theo dự báo vào cuối thế kỷ tới khả năng tiêu thoát nước bằng tự chảy đối với các đô thị, khu dân cư nằm ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, các vùng thấp ven biển sẽ bị hạn chế rất nhiều, thậm chí không còn. Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị đồng bằng sông Cửu Long đều phải dùng bơm tiêu. Năng lượng điện dùng vào nhu cầu này sẽ phải tăng gấp nhiều lần so với hiện nay. Cường độ mưa lớn xuất hiện với tần suất cao hơn kết hợp với nước triều dâng làm khả năng thoát nước kém đối với một số đô thị ven biển, dẫn đến khả năng gây ách tắc giao thông do thoát nước nước, đường hỏng vì lũ cuốn và sạt lở đất (Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường và Vũ Thị Hoài Thu, 2013).