Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 52)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số

nước trên thế giới

2.2.1.1. Tại Nhật Bản

Theo Huyền Vũ (2012) Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện đại bậc nhất trên thế giới. Các thành phố của Nhật Bản đều có những công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải hoạt động rất hiệu quả. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có thể vận hành tốt như vậy do sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của nhà nước đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

a. Xây dựng quy hoạch về đô thị và hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải

Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển và đô thị của Nhật Bản cũng phải đối mặt với các vấn đề mà đô thị Việt Nam hiện đang gặp phải như dân số tập trung quá đông ở đô thị, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường… Đơn cử như thành phố Yokohama những năm 1960 - 1980, dân số đột nhiên tăng gấp đôi (từ 1,37 triệu người lên 2,77 triệu người). Hậu quả của sự gia tăng đột biến về dân số đã dẫn tới đô thị phát triển không kiểm soát được, thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng (kể cả hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường tăng nhanh, ùn tắc giao thông…

Phó Cục trưởng phụ trách kỹ thuật Cục Chính sách Tổng hợp (Văn phòng Bộ trưởng) Matsui Naohito khẳng định, “chìa khóa” để giải quyết các vấn đề tồn tại đầy thách thức trong quá trình phát triển đô thị như môi trường, tắc nghẽn giao thông, gia tăng dân số… bắt nguồn từ quy hoạch. Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị: Kiểm soát mở rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia khu vực: Khu vực điều chỉnh đô thị, khu vực đô thị hóa, mở rộng khu vực đô thị hóa. Trong đó, khu vực đô thị hóa là khu vực đã hình thành đô thị hoặc trong 10 năm được ưu tiên phát triển thành khu vực đô thị hóa theo quy hoạch, riêng khu vực điều chỉnh đô thị hóa tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc là khu vực hạn chế đô thị hóa, không đầu tư hạ tầng cơ sở các công trình công cộng ở khu vực này (Huyền Vũ, 2012).

Cơ chế đảm bảo nguồn vốn cho phát triển đô thị nói chung và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của Nhật Bản nói riêng đó là sử dụng lợi nhuận từ phát triển cùng với dự án tái điều chỉnh đất, do giá đất tăng cũng tăng được nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng đô thị (thực hiện xây dựng đô thị đồng thời với thu hồi vốn cho dự án)… Tất cả tạo vốn cho phát triển đô thị, giúp hoàn thiện liên tục hạ tầng đô thị. Ngoài ra, khi dân số tăng thì nhu cầu sử dụng bất động sản tăng, lượng ôtô tăng, lượng hành khách sử dụng đường sắt cũng tăng vì thế việc tăng thu đối với thuế bất động sản, thuế xăng (đối với ôtô), vé tàu… tạo ra nguồn vốn, giúp tăng vốn xây dựng hạ tầng đô thị, xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Ngoài ra, việc thu phí thoát nước cũng đem lại nguồn thu đáng kể, giúp đô thị xây dựng hệ thống thoát nước, đẩy mạnh cải thiện hạ tầng môi trường đô thị.

Bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định, đô thị Nhật Bản tiếp tục xây dựng đô thị mới, xây dựng trung tâm phát triển đô thị hài hòa với môi trường. Cùng với việc tái phát triển đô thị, các đô thị Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng không gian ngầm trong lòng đất để kết nối hệ thống giao thông đô thị, tàu điện ngầm, các khu phố xung quanh, tạo hiệu suất sử dụng đô thị cao…

Tuy nhiên, khi dân số giảm trong tương lai, Nhật Bản sẽ xây dựng đô thị nhỏ gọn, thân thiện môi trường (compact city), giảm lượng CO2, nâng cao sự tiện lợi của giao thông công cộng và phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thông minh thu gọn các vùng ngoại ô, đạt được đô thị bền vững. Việc thay đổi cấu tạo đô thị từ hình thức khuếch tán sang chuyên sâu cũng sẽ được tính đến như thành phố cũ trung tâm là đô thị chính, mật độ dân số ở ngoại ô thấp sẽ được chuyển sang thành phố bị phân tán, mật độ giảm, hình thành các trung tâm dọc theo tuyến giao thông công cộng chính, thúc đẩy thành phố thấp CO2 qua các giải pháp: cấu tạo giao thông đô thị, cây xanh, năng lượng…

b. Quản lý việc xây dựng và vận hành các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với thực tế của từng thành phố.

*) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Osaka

Hầu hết các khu vực ở thành phố Osaka, ngoại trừ cao nguyên Uemachi, nằm ở vùng trũng và dưới mực nước biển khi thủy triều dâng cao, vì vậy dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Trong 90% khu vực thành phố, lượng nước mưa chảy tràn

không được hút cạn và phải bơm ra ngoài. Vì vậy lũ lụt thường xuyên xảy ra ở những khu vực này trong những trận mưa lớn. Thành phố Osaka đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiểm soát lũ lụt, những biện pháp cơ bản như xây dựng các đường ống thoát nước và các trạm bơm lớn, các biện pháp tác động nhanh chẳng hạn như thiết lập các các hồ chứa nước mưa nhỏ ở khu vực công cộng và các máy bơm tại các cống thoát nước, ngoài ra còn có các biện pháp mềm mỏng khác nữa như dịch vụ thông tin sử dụng hệ thống radar để dự đoán mưa và quản lý đường ống thoát nước tập trung. Những cách tiếp cận tích hợp trên bao gồm cả những biện pháp cứng và mềm đã đóng góp đáng kể nhằm giảm thiệt hại của lũ lụt. Ngoài ra Osaka thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng và tạo ra năng lượng/tài nguyên bằng cách thu gom và sử sụng năng lượng một cách hiệu quả từ những tài nguyên được xem như là nước thải đã qua xử lý, bùn và nhiệt khí thải. Nước thải đã qua xử lý được sử dụng cho các nguồn sông nhân tạo và các mục đích khác. Thành phố cũng khuyến khích thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các hệ thống thoát nước trên các mái nhà.

Ngoài ra, thành phố Osaka có kế hoạch về Quản lý duy trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:

■ Kế hoạch quản lý tài sản (quản lý tồn kho) Kế hoạch quản lý tài sản được quảng bá để quản lý và đánh giá một cách khách quan số lượng lớn các công trình thoát nước lâu năm, việc bảo trì và sửa chữa một cách có hệ thống và hiệu quả các công trình đó.

■ Hệ thống quản lý đường ống (mạng lưới) thoát nước: Thành phố Osaka tập trung quản lý thông tin về các đường ống thoát nước trong thành phố (mở rộng thêm: 4,900 km, số lượng hầm chứa: 180,000) đang sử dụng hệ thống quản lý đường ống thoát nước (như trong bản đồ) để quản lý và bảo trì hiệu quả đường ống, hỗ trợ phục hồi đường ống cũ và đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dân.

*) Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thủ đô Tokyo

Hệ thống thoát nước lũ dưới lòng thủ đô Tokyo, Nhật Bản là cống ngầm lớn nhất thế giới, với những giếng đứng khổng lồ và hơn 70 máy bơm công suất lớn. Hệ thống được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất ở tỉnh Saitama, thuộc vùng ngoại ô Tokyo của Nhật Bản (Quỳnh Trung, 2015).

Từ những thế kỹ trước, lưu vực tập trung nước của các con sông chảy vào vịnh Tokyo là đất nông nghiệp. Nhưng dần dần kể từ giữa những năm 1950,

vùng này đã trải qua đô thị hóa lớn - tăng gấp mười lần từ 5% năm 1955 lên trên 50% hiện nay.

Tất nhiên là bê tông thay thế đất, hệ thống thoát nước đã được xây dựng là không đủ để đối phó với khối lượng nước khổng lồ tập trung trong mùa mưa bão đó. Kết quả là, sáu trận lũ lớn ảnh hưởng khu vực suốt những năm 1980 và 1990, hai trong số đó gây ra thiệt hại lớn cho hơn 30.000 hộ gia đình. Sự khéo léo của Nhật Bản đã góp phần giải quyết được vấn đề, công trình mất 2 tỷ đô và nghiên cứu thiết kế xây dựng gần 17 năm.

Một loạt 5 bồn khổng lồ đã được đào vào lòng đất, các bồn được thiết kế để thu dòng chảy tràn từ những con sông gần đó. Kích thước bồn lên đến 74m chiều cao và đường kính 32m. Đó là đủ lớn để chứa một tàu con thoi hoặc tượng nữ thần Tự do, với rất nhiều phòng để phụ tùng.

Khi mưa lớn và bão, nước lũ và nước mưa đổ xuống các bồn và vào một đường ống dẫn bê tông khổng lồ như một "dòng sông ngầm", dài 6.3km sâu 50m bên dưới lưu vực sông. Cuối cùng là thu nước vào hạng mục được gọi là "Parthenon ngầm", một hồ chứa dưới lòng đất gần như không thể tin được dài 180m, rộng 80m và 18m cao. Từ đây nước được tua-bin động cơ phản lực bơm ra ngoài sông Edo với công suất 200 m3/s qua.

2.2.1.2. Tại Hàn Quốc

Theo Nguyễn Xuân Hải (2008) hiện nay cơ quan quản lý thành phố Seol - Thủ đô của Hàn Quốc - đã cấm việc đào núi, lấy đất ruộng, san lấp hồ ao, kênh rạch. Nhiều hồ, sông bị san lấp nay bắt buộc phải đào lại. Có một công trình có thể nói là rất lớn đã được làm như thế: Công trình Chân Kây.

Chân Kây trước là một con kênh chỉ rộng chừng 15m chạy giữa Seol, dài gần 50 cây số, đầu vào và đầu ra đều từ sông Hàn, giống như sông Tô Lịch của Hà Nội, hay kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè của Thành phố Hồ Chí Minh. Khi Seol phát triển, kênh bị lấn chiếm, nước xả ra làm ô nhiễm, hôi thối, rồi cuối cùng là bị san lấp hoàn toàn. Ở trên dòng kênh cũ đó, nhà cửa đã mọc lên. Có 22 vạn dân sống ở khu vực này. Xí nghiệp, chợ búa, cửa hàng lên tới con số vạn cái. Thậm chí, có một đoạn đường tàu điện nổi cũng chạy qua khu vực này. Cứ tưởng như vậy là việc đã rồi, không thể đảo ngược, dẫu trời mưa nước mưa không có lối thoát. Nhưng, một quyết định táo bạo đã được đưa ra: Phải đào lại con kênh đã bị lấp, phải khơi thông, trả lại dòng chảy như đã vốn có. Phải biến con kênh này trở thành một dòng suối mát trong lành, hai bên bờ có rừng cây, bãi cỏ, bờ kênh, ghế

đá, có đường dọc, cầu ngang... đáp ứng cho cả triệu người nghỉ ngơi thư giãn. Phải di dân, tái định cư cho 22 vạn người, phải di dời 6 vạn cơ sở sản xuất dịch vụ , phải dịch chuyển đường tàu điện. Chưa kể đến vốn xây dựng, chỉ cần việc di dời giải phóng mặt bằng đã tốn kém biết chừng nào. Được biết, Thị trưởng Seol đã phải có trên 3000 cuộc gặp dân, đối mặt với hàng chục cuộc biểu tình lớn phản đối của cư dân ở đó... Phải nói, đó là một cái giá rất đắt trả cho tầm nhìn thiển cận trước đó. Với quyết tâm cùng và món tiền khổng lồ đã chi ra, Seol đã đ- ược đền bù xứng đáng: Ngày khánh thành, dòng nước trong mát từ sông Hàn chảy vào thông suốt 50 cây số dọc kênh Chân Kây, hàng chục vạn người, kể cả Thị trưởng, Tổng thống đều xắn quần lội bộ tung tăng đùa giỡn trên dòng nước mát. Seol đã có một công viên dài 50 cây số, lá phổi của Thủ đô Hàn Quốc và không còn phải lo lắng mỗi khi có mưa lớn.

2.2.1.3. Các nước Tây Âu, đặc biệt là Đức

Đối với các nước Tây Âu thì hiện nay 90% dân số của khối EU, 25 nước Châu Âu, đã được kết nối với hệ thống thu gom nước thải. Chỉ còn 14% nước thải sinh hoạt là chưa qua xử lý trước khi trở về nguồn. Hầu hết mọi nước thải sinh hoạt đều qua xử lý cấp hai hoặc cao hơn. Còn riêng ở Đức, Hà Lan, Phần Lan và Thuỵ Điển thì 80% nước thải được xử lý tối thiểu qua 3 bước. Mô hình PPP (Public Private Partnership), có sự tham gia của tư nhân trong giải quyết các vấn đề công cộng đang được áp dụng thành công trong tiêu thoát và xử lý nước thải đô thị, ví dụ công ty Gelsenwasser AG trong quản lý nước thải ở thành phố Dresden (Đức). Trong khuôn khổ của Nghị định khung về tài nguyên nước

(Water Frame Directive) thì các nước trong khối cộng đồng Châu Âu đang áp dụng thu phí nước thải theo nguyên tắc "Đảm bảo thu bù chi" và "Người gây ô nhiễm phải trả". Chính vì vậy mà mức thu phí nước sạch, nước thải và đặc biệt là thu phí nước mưa (đối với trường hợp ngăn/giảm dòng chảy thấm tự nhiên xuống đất), ở Đức là thuộc loại cao trên thế giới (World Bank, 2013).

Dự án thoát nước và xử lý nước thải tại thành phố Bắc Ninh cũng được thực hiện với sự hợp tác của chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam, hệ thống và nhà máy xử lý nước thải ở Đức là hiện đại và cao nhất thế giới.

Hiện nay do nguồn vốn của chúng ta còn nhiều hạn hẹp, việc đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế. Hầu hết các thành phố thị xã chưa có hệ thống thoát nước riêng mà chung với hệ thống

thoát nước mưa và nước thải, tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường đô thị đang là vấn đề bức xúc.

Công tác đầu tư xây dựng mới hệ thống thoát nước ở nước ta hiện nay mới chỉ tập trung vào việc cải tạo xây dựng hệ thống kênh mương, cống thoát nước chống ngập úng là chủ yếu, chưa đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải.

Trong khi đó ở các nước Châu Âu hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải được xây dựng từ những năm 1980 với công nghệ xử lý hiện đại và được xử lý tối thiểu qua 3 bước. Hầu hết tất cả các thành phố và các bang của Đức đều có hệ thống thoát nước đồng bộ và nhà máy xử lý nước thải hiện đại hàng đầu thế giới. Làm được điều này là do chính phủ Đức quan tâm đến vấn đề môi trường và thoát nước đô thị. Ngay cả những vùng nông thôn hệ thống thoát nước cũng được xử lý tối thiểu qua 3 bước nên không gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa người dân rất có ý thức và quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường. Họ sẵn sàng bỏ kinh phí đầu tư đường ống cũng như đóng phí nước thải để đảm bảo thu bù chi. Trong khi đó việc thu phí nước thải ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Bắc Ninh còn rất nhiều khó khăn và bất cập (World Bank, 2103).

Công tác quản lý thực hiện dự án ở các nước Tây Âu cũng được tiến hành và thực hiện như ở các dự án thoát nước ở Việt Nam hiện nay nhưng những dự án này được tiến hành thực hiện từ những năm 60, như ở Đức, chính phủ cũng là đơn vị cấp vốn dự án, chủ đầu tư là những công ty cấp và thoát nước. Dự án thoát nước của Đức được tiến hành đồng bộ trên phạm vi khắp đất nước và thực hiện theo đúng kế hoạch. Không có tình trạng bị chậm tiến độ dự án do Đức có trình độ khoa học kỹ thuật cao, các kỹ sư có trình độ và năng lực. Việc nhà thầu thi công đều đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình. Cho đến nay tất cả các dự án đi vào hoạt động đều mang lại hiệu quả kinh tế.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các nước trên thế giới:

- Xây dựng quy hoạch về đô thị và hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải:

Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia đã đã rất chú trọng trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)