Tình hình sử dụng lao động các hộ điều tra năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 61)

ĐVT: Lao động/hộ

Chỉ tiêu Mô hình

MH1 MH2 MH3

LĐ gia đình 2,6 2,1 1,96

LĐ thuê

Thuê thường xuyên 1,73 0,85 0

LĐ thời vụ 2 0,85 0,24

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Do tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng nên đa số các hộ chăn nuôi theo mô hình 1 và 2 đều thuê lao động theo 2 hình thức thuê thường xuyên, nhóm hộ theo mô hình 1 sử dụng lao động thuê thường xuyên bình quân 1,73 lao động/ hộ. Riêng mô hình chăn nuôi truyền thống không sử dụng lao động thuê thường xuyên do quy mô chăn nuôi nhỏ, khi nào nhiều công việc chỉ thuê thêm một số ít lao động thời vụ. Ngoài thuê thêm lao động những lúc thời vụ thì một số trang trại, gia trại còn thuê thêm những lao động thời vụ do lao động gia đình không đủ để vận hành sản xuất kinh doanh của trang trại.

d. Sử dụng máy móc, công cụ

Cơ sở vật chất của các mô hình bao gồm các trang thiết bị phục vụ sản xuất như chuồng trại, các máy móc phục vụ sản xuất và nó ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, do đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế. Các hộ có cơ sở vật chất hiện đại, có đầy đủ các máy móc phục vụ quá trình sản xuất sẽ góp phần giảm lao động chân tay, tăng hiệu quả công việc từ đó tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trong các khâu.

Bảng 4.6. Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra

Đơn vị tính: Hộ

STT Chỉ tiêu MH1 MH2 MH3

1 Số hộ đầu tư kiểu chuồng kín 15 14 0 2 Số hộ đầu tư xây hầm biogas 15 20 15 3 Số hộ xây dựng trại ngoài khu dân cư 15 16 5 4 Số hộ có đường ô tô thuận tiện vào trại 15 20 25 5 Số hộ có hệ thống khử trùng 8 5 0 6 Số hộ có máy phát điện 15 20 6 7 Số hộ có máy bơm nước 15 20 25 8 Số hộ đầu tư kho chứa 15 15 3 9 Số hộ có hệ thống làm mát 15 14 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Công cụ, tư liệu sản xuất ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi do đó ảnh hưởng khả năng phát triển của các hộ chăn nuôi lợn thịt. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.6 cho ta thấy hầu hết các hộ thuộc nhóm MH1 và MH2 đều đã đầu tư những trang thiết bị cơ bản như máy bơm nước, máy phát điện, kho chứa, hệ thống làm mát và hầm Biogas. Riêng đối với nhóm thuộc MH3 mức độ đầu tư cũng hạn chế hơn, chỉ có một số hộ đầu tư máy phát điện vì hộ sử dụng kiểu chuồng hở có bạt che, trong trường hợp mất điện những hộ này dùng biện pháp tình thế là mở bạt che khi thời tiết nóng bức và che lại khi mùa lạnh, nhưng đây là giải pháp tạm thời vì những hộ này còn hạn chế về nguồn vốn nên chưa đầu tư và về lâu dài vẫn phải đầu tư mua.

Đối với vùng Đồng bằng Bắc bộ nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng mùa đông lạnh, mùa hè nóng, mưa bão thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, nên điều kiện chuồng trại cũng quyết định rất lớn đến nhịp độ sinh trưởng và phát triển của lợn. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh đa số các mô hình chăn

nuôi lợn thịt theo quy mô trang trại, gia trại đều đầu tư theo hình thức chuồng kín

và lạnh, nhiệt độ luôn giữ ở mức độ thấp (từ 25 đến 280C) và cố định, thích hợp

cho điều kiện sinh trưởng và phát triển của lợn. Riêng đối với mô hình chăn nuôi lợn thịt truyền thống thì 100% chuồng trại được xây dựng kiên cố, bê tông xi măng nhưng chưa được đầu tư khoa học như các trang trại; thực tế không còn kiểu chuồng nuôi tạm bợ. Về số hộ đầu tư xây dựng hầm biogas, 100% nhóm hộ thuộc MH1 và MH2 đều đầu tư xây dựng, trong khi đó MH3 chỉ có 15/25 hộ đầu tư xây dựng. Nhóm hộ thuộc MH3 chủ yếu xây dựng trại trong khu dân cư (chủ yếu thuộc đất của hộ), nhóm hộ thuộc MH1, MH2 hầu hết xây dựng trại ở ngoài khu dân cư, tất cả các hộ điều tra đều có đường ô tô vào thuận tiện.

21,67% số hộ điều tra có hệ thống khử trùng đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh. Thực tế cho thấy công tác vệ sinh, khử trùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ, theo ông Nguyễn Văn Pháp ở Thị trấn Yên Ninh thì sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày rồi rửa lại trước khi nuôi lứa lợn mới. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi sinh vật, xử lý phân và nước thải bằng hệ thống biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.

e, Tiếp cận đầu vào và các dịch vụ của các hộ chăn nuôi lợn thịt

Nguồn cung cấp đầu vào có vai trò quan trọng, đầu vào được cung cấp ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất. Qua quá trình tìm hiểu tại địa phương nhận thấy dịch vụ cung cấp đầu vào cho chăn nuôi lợn thịt khá phát triển, các hộ chăn nuôi lợn thịt không mấy khó khăn để có thể mua được các đầu vào này.

*Giống:

Trong những năm qua các trang trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện có xu hướng ưa chuộng giống lợn có tỷ lệ nạc cao (giống lợn lai ngoại) vì giống lợn này thời gian sinh trưởng ngắn (thời gian nuôi ngắn), có mức tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc ở lợn thịt chiếm tỷ lệ cao hơn giống lợn nội (lợn địa phương)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)