Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tốc độ tăng BQ (%)
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Người 85.682 86.007 86.891 0,70 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong nền kinh tế quốc dân Người 84.300 84.620 85.001 0,41
Cơ cấu lao động 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 45,4 44,3 42,9 - Công nghiệp và xây dựng % 36,7 37,5 39,0 - Dịch vụ % 17,9 18,2 18,1
Số lao động được tạo việc làm Người 4.150 4.350 4.947 9,18
Số lao động được đào tạo trong năm Người 2.000 2.150 2.591 13,82 Tỷ lệ số lao động được đào tạo trên
tổng số lao động % 39 40,5 43,5
Giai đoạn 2014-2016 dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số (thời điểm đầu của dân số vàng). Hoạt động chủ yếu trong hoạt động nông nghiệp, một bộ phận có thêm việc làm thêm ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy, lao động ở Yên Khánh vẫn mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Tuy số lao động được đào tạo không ngừng tăng qua các năm nhưng trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 43,5%),. Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp,; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định), tốc độ tăng bình quân của số lao động được tạo việc làm trong năm đạt 9,18%/ năm. Tuy vậy lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn, trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tới.
3.1.3. Cơ sở hạ tầng
Yên Khánh là huyện có nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng những năm qua đã được chú ý, quan tâm đầu tư phát triển. Đầu tư cho các lĩnh vực đều tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu đầu tư vẫn còn chưa thực sự hợp lý (UBND huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.3.1 Thủy lợi
Là một huyện thuần nông, nằm ở phía đông của sông Đáy, xung quanh đều có sông bao bọc nên khâu thủy lợi luôn được huyện rất quan tâm đầu tư, coi đó là khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất mạnh. Đến năm 2016, toàn huyện có 82 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m3/h và 270 km kênh mương tưới và 230 km kênh tiêu, trong đó có 98 km được kiên cố hóa, chiếm 19,6%. Kết quả việc kiên cố hóa kênh mương trong những năm vừa qua đã góp phần giúp ngành nông nghiêp thâm canh tăng vụ, thau rửa phèn tăng độ phì của đất, hạn hán thu hẹp, mở rộng được diện tích cây vụ đông lên 30 - 35% tổng diện tích đất canh tác, tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi của huyện vẫn
còn nhiều tồn tại đó là: tỷ lệ chủ động tưới tiêu còn thấp, chủ động tưới khoảng 4.500 ha (51% diện tích đất canh tác); tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp (19,6%), chủ yếu vẫn là kênh đất được xây dựng lâu năm, mặc dù được tu bổ nhưng vẫn liên tục xuống cấp gây khó khăn cho việc điều tiết nước phục vụ sản xuất. (UBND huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.3.2. Hệ thống điện, nước
Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều sử dụng mạng lưới điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 451 km đường dây điện (trong đó, đường 35 KV có 83 km, 10 KV có 18 km, 04 KV có 350 km) và 75 trạm biến áp, 83 máy biến áp với dung lượng 21.080 KV.
Nhìn chung, huyện Yên Khánh đầu tư cho công tác xây dựng hệ thống lưới điện khá tốt, đáp ứng sự gia tăng phụ tải và bảo đảm an toàn cung cấp điện cho địa phương, với 100% xã, thị trấn có điện và 100% số hộ dân trong huyện được dùng điện. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện 0,4 KV phát triển không có quy hoạch, mang tính chắp vá, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời do được xây dựng đã lâu và ít được tu sửa lên hệ thống lưới điện trung áp, đặc biệt là lưới điện 10 KV đang trong tình trạng xuống cấp, thiết bị trạm và đường dây lạc hậu nên tổn thất điện năng lớn và không đảm bảo độ tin cây cấp điện cho các hộ phụ tải, dễ gây sự cố trong vân hành và thiếu an toàn. Vì vậy, hệ thống lưới điện của huyện cần được cải tạo, nâng cấp để đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh và việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hệ thống cấp nước trong những năm qua tiếp tục được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, hiện nay toàn huyện có 17/19 xã, thị trấn có trạm cấp nước sạch và trên 90% số hộ trong toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh. (UBND huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.3.3 Văn hóa - Xã hội
Toàn huyện có 100% số hộ được phủ sóng phát thanh và 100% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã có điện thoại hữu tuyến và di động. Hệ thống phát thanh, truyền thanh được đầu tư về cơ sở vật chất, Đài truyền thanh huyện mua sắm máy phát sóng FM 500W, hệ thống loa máy đường dây của các xã, thị trấn được củng cố tăng cường, có 3 xã, thị trấn chuyển sang hệ thống truyền thanh không dây. Thực hiện có hiệu quả các chương trình vay vốn ưu đãi cho các hộ nghèo, giải quyết việc làm, chương trình nước sạch và môi trường, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, xuất khẩu lao
động với tổng số vốn là 190,2 tỷ đồng. Có 34/34 hộ đã hoàn thành nâng cấp xây mới nhà ở theo chương trình hỗ trợ cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. (UBND huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.3.4. Y tế
Toàn huyện có 19 trạm Y tế ở 19 xã, thị trấn, 01 bệnh viện, 01 Trung tâm Y tế dự phòng và 03 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh cho nhân dân. trong những năm vừa qua, ngành Y tế đã có nhiều cố gắng để phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất. Năm 2007, tỷ lệ nhân viên y tế/1 vạn dân là 15 người, trong đó số y bác sỹ/1 vạn dân là 6,8 người. Các chương trình quốc gia về y tế đạt chỉ tiêu kế hoạch. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là gia đình chính sách. Công tác quản lý Nhà nước về y tế được tăng cường, kiểm tra vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thường xuyên. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 17%; tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện còn 4,07% năm 2016. Các chính sách xã hội, chính sách người có công được tập trung chỉ đạo đạt kết quả tốt, công tác bảo trợ xã hội được quan tâm kịp thời. (UBND huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.3.5. Giáo dục
100% số xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, có 04 trường trung học phổ thông; có 17/17 xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 17/17 xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; có 45/62 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (11/20 trường mầm non, 11/20 trường trung học cơ sở; 22/22 trường tiểu học trong đó có 8 trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2) và 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; đã huy động tối đa số trẻ tới trường; từng bước nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường phổ thông và các lớp tại các Trung tâm học tập cộng đồng. Trong những năm qua, các trường học luôn được cải tạo tu sửa, nâng cấp và xây mới để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Toàn huyện được công nhân phổ cấp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học hàng năm luôn ở mức cao trên 99%, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp luôn ở mức cao và nằm trong tốp những huyện dẫn đầu tỉnh. (UBND huyện Yên Khánh, 2016).
Nhìn chung, chất lượng giáo dục của huyện luôn được giữ vững và phát triển, số giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi của các trường đều tăng lên so với
những năm trước. Hội đồng giao dục, Hội phụ huynh học sinh đều có nhiều đổi mới trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, UBND huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới. 3.1.4. Kết quả phát triển kinh tế
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho quá trình công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.