Vấn đề liên kết sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 64 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thực trạng các mô hình chăn nuôi lợn thịt ở Yên Khánh

4.1.4 Vấn đề liên kết sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Khánh

Bảng 4.11. Tình hình liên kết sản xuất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu MH1 MH2 MH3 Tính chung (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%)

Đối tượng liên kết

- Doanh nghiệp 15 100,00 7 35,00 0 0 36,67 - Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0 - Tổ hợp tác 3 20,00 17 85,00 10 40 50,00 - Nhóm hộ 0 0 0 0 15 60 25,00

Khâu có liên kết sản xuất

- Cung ứng vật tư đầu vào 15 100,00 17 85,00 11 44 71,76 - Tiêu thụ sản phẩm 3 20,00 13 65,00 10 40 43,33 - Tổ chức sản xuất 3 20,00 17 85,00 11 44 51,67 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Liên kết trong sản xuất được thể hiện dưới hai dạng đặc trưng đó là liên kết dọc và liên kết ngang. Trên địa bàn huyện Yên Khánh chưa có liên kết học giữa người chăn nuôi và công ty. Liên kết giữa hộ chăn nuôi với các công ty, doanh nghiệp chỉ ở khâu cung ứng vật tư đầu vào của doanh nghiệp cho hộ chăn nuôi theo hợp đồng.

Qua bảng 4.11 ta thấy 100% nhóm hộ thuộc MH1 có liên kết với các doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ liên kết trong khâu cung ứng vật tư đầu vào. Các hộ thuộc MH1 thường chủ động trong các khâu tiêu thụ, nhập vật tư đầu vào và tổ chức sản xuất nên rất ít hộ tham gia vào các tổ hợp tác, chỉ có 20% số hộ thuộc MH1 tham gia vào tổ hợp tác. Có 50% số hộ điều tra tham gia vào liên kết ngang với tổ hợp tác, các tổ hợp tác chăn nuôi trên địa bàn huyện được thành lập dựa trên tính tự nguyện của các thành viên, hoạt động nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các thành viên. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trên địa bàn huyện hiện có 45 tổ hợp tác chăn nuôi với tổng số thành viên là 312, thành viên chủ yếu của các tổ hợp tác là các hộ thuộc MH2 và MH3. Các thành viên trong tổ hợp tác liên kết lại để ký kết các hợp đồng mua bán vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra nhằm mục tiêu tạo ưu thế trong đàm phán hợp đồng và hiệu quả cao nhất về cơ chế giá, hình thức thanh toán, hỗ trợ cho các thành viên về thủ tục khi vay vốn tín dụng, cung cấp thông tin về thị trường đầu vào và giá bán lợn thịt cho các thành viên, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên khi mới tham gia, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi và phòng ngừa các loại dịch bệnh.

Theo ông Phạm Văn Sinh - Tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi lợn xã Khánh Thành việc liên kết giữa các hộ theo hình thức tổ hợp tác có một số ưu thế sau: Thứ nhất việc tập hợp nhiều hộ chăn nuôi, đại diện là tổ hợp tác ký kết hợp đồng với một công ty nào đó về việc cung cấp vật tư đầu vào sẽ có thể mua với giá thành tốt nhất mà không cần phải thông qua các tác nhân trung gian, do đó sẽ làm hạ giá thành sản xuất cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh hơn những hộ chăn nuôi không tham gia vào tổ hợp tác; Thứ hai là việc cùng thống nhất về con giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật chăn nuôi, thời điểm và thời gian chăn nuôi sẽ tạo ra được số lượng lớn sản phẩm hàng hoá đồng bộ về chất lượng, giá thành khi đó có thể ký kết hợp đồng có giá trị lớn mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Vai trò của mối liên kết "4 nhà" được đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, mối liên kết "4 nhà" ở Yên Khánh vẫn chưa

thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang khó hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nông dân và nông dân trong các HTX, tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên đới giữa "4 nhà" lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ, chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì vậy, thời gian qua còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)