Phần 3 Đặc điểm của địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm xã hội
3.1.2.1. Dân số và phân bổ dân cư
Tình hình dân số của huyện Yên Khánh qua các năm 2014 - 2016 được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện Yên Khánh
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)
2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Tổng dân số 138.196 138.721 139.029 0,38 0,22 0,30 Nam 68.241 68.251 68.442 0,01 0,28 0,15 Nữ 69.955 70.470 70.587 0,74 0,17 0,45 Thành thị 13.013 13.350 13.453 2,59 0,77 1,68 Nông thôn 125.183 125.371 125.576 0,15 0,16 0,16
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016)
Tổng dân số toàn huyện Yên Khánh tính đến năm 2016 là 139.029 người. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỉ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Tốc độ tăng dân số trung bình giảm từ 0,38% năm 2014 xuống còn 0,22% năm 2016.
Từ năm 2012 đến nay, mặc dù tỉ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng với tốc độ khá chậm. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 125.576 người chiếm tới 90,32% (tính tới năm 2016) trong khi đó dân cư thành thị chỉ chiếm 9,68%. Tỉ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam nhưng độ chênh lệch không lớn. Đến năm 2016 tỉ lệ giới tính tương đối đều, tỉ lệ dân số nam, nữ lần lượt là 49,22% và 50,78%.
Dân số và lao động hay thường gọi là nguồn nhân lực con người là một trong những yếu tố rất quan trọng của mọi hoạt động, nó có tác động trực tiếp tới quá trình vận động của xã hội. Nguồn lực này cũng là nhân tố tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cũng là nhân tố tiêu thụ mọi sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa hai vấn đề này nếu không sẽ dẫn đến mâu thuẫn rất khó khắc phục được đó là tốc độ tăng dân số quá nhanh sẽ kéo theo nhiều hậu quả xấu như diện tích đất ở, đất sản xuất giảm, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, điều kiện về mọi mặt giáo dục và y tế không được đảm bảo.
3.1.2.2. Lao động
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất.
Bảng 3.3. Tình hình phân bổ lao động của huyện Yên Khánh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tốc độ tăng BQ (%)
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Người 85.682 86.007 86.891 0,70 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong nền kinh tế quốc dân Người 84.300 84.620 85.001 0,41
Cơ cấu lao động 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 45,4 44,3 42,9 - Công nghiệp và xây dựng % 36,7 37,5 39,0 - Dịch vụ % 17,9 18,2 18,1
Số lao động được tạo việc làm Người 4.150 4.350 4.947 9,18
Số lao động được đào tạo trong năm Người 2.000 2.150 2.591 13,82 Tỷ lệ số lao động được đào tạo trên
tổng số lao động % 39 40,5 43,5
Giai đoạn 2014-2016 dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số (thời điểm đầu của dân số vàng). Hoạt động chủ yếu trong hoạt động nông nghiệp, một bộ phận có thêm việc làm thêm ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy, lao động ở Yên Khánh vẫn mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Tuy số lao động được đào tạo không ngừng tăng qua các năm nhưng trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 43,5%),. Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp,; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định), tốc độ tăng bình quân của số lao động được tạo việc làm trong năm đạt 9,18%/ năm. Tuy vậy lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn, trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tới.