Tình hình phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Kinh nghiệm phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt

2.2.2 Tình hình phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

2.2.2.1. Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có ngành chăn lợn phát triển mạnh với số lượng đàn gia súc, gia cầm và giá trị ngành chăn nuôi cao nhất cả nước. Trong đó, các trang trại chăn nuôi lợn chiếm gần 70% so với vùng Đông Nam Bộ và chiếm gần 15% so với cả nước. Trong tổng số các loại hình trang trại của tỉnh, trang trại chăn nuôi lợn đạt 1.023 trang trại vào năm 2005, chiếm 47,20% trong tổng số trang trại chăn nuôi của tỉnh. Đến năm 2010, các trang trại chăn nuôi lợn tăng lên 1.864 trang trại và chiếm 57,72% trong tổng số các trang trại của tỉnh. Năm 2014, tổng số trang trại chăn nuôi đạt 1.388 trang trại, tăng 14,52% so với năm 2013 và chiếm hơn 54% trong tổng số trang trại của tỉnh. Trong những năm vừa qua trang trại chăn nuôi lợn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đang trở thành một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, một mô hình kinh tế nông nghiệp phổ biến, có hiệu quả và đang dần trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của tỉnh. Giá trị của trang trại chăn nuôi lợn chiếm hơn 70 % trong tổng giá trị ngành chăn nuôi toàn tỉnh và chiếm 18,82 % giá trị so với giá trị toàn ngành nông nghiệp của tỉnh. Với nhiều chính sách thu hút và đầu tư vào phát triển nông nghiệp nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng của tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh đã thu hút được nhiều thành phần tham gia đầu tư sản xuất chăn nuôi lợn theo kiểu trang trại, ngoài các hộ gia đình còn có các hợp tác xã, các công ty cổ phần và đặc biệt là có sự tham gia của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) (Lê Thị Mai Hương, 2015).

Qua nghiên cứu, tác giả nhận định trang trại chăn nuôi lợn của các công ty có vốn FDI đầu tư theo mô hình kiểu chuồng kín nên chiếm ưu thế hơn hẳn các đơn vị khác. Các trang trại của các công ty cố phẩn và của hợp tác xã vừa có kiểu chuồng kín lẫn kiểu chuồng hở và hoạt động có hiệu quả. Riêng các trang trại chăn nuôi lợn của hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các trang trại chăn nuôi lợn ở Đồng Nai có nhiều khó khăn về vốn đầu tư chuồng trại, không chủ động được con giống, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi, quy trình chăn nuôi, thị trường đầu ra không ổn định nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn hẳn so với các mô hình khác. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại có nhiều ưu thế về giá thành, năng suất sản phẩm, ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là mô hình chăn nuôi lợn theo kiểu công nghiệp hiện đại mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang áp dụng (Lê Thị Mai Hương, 2015).

2.2.2.2. Yên Bái

Là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, đời sống của nông dân Yên Bái chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn giữ vị trí quan trọng. Để ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững, từng bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung quy mô lớn, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi cũng như hỗ trợ cho người chăn nuôi. Từ năm 2008 - 2010, tỉnh có chính sách hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ có quy mô chăn nuôi 100 con lợn thịt. Trong ba năm, đã có 200 cơ sở nuôi lợn thịt được hỗ trợ... Năm 2011, Yên Bái tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa với mức 20 triệu đồng/cơ sở và giảm quy mô từ 100 con lợn thịt xuống 50 con. Trong 3 năm, từ 2011 - 2013, đã có trên 500 cơ sở chăn nuôi lợn được hỗ trợ. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh đã có trên 1.178 trang trại chăn nuôi hàng hóa, trong đó có 5 trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn trên 1000 con lợn thịt. 1.773 cơ sở chăn nuôi chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún sang chăn nuôi quy mô lớn, sử dụng con giống ngoại chất lượng cao vào sản xuất, Chính sách đã tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng sản lượng và giá trị chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, đàn lợn đạt 505.035 con. Quan trọng hơn là đã thay đổi tư duy nông dân từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển dần sang quy mô lớn theo hướng hàng hóa, thị trường và đó là nền tảng để chăn nuôi phát triển bền vững (Văn Thông, 2015).

Mặc dù chăn nuôi lợn đã từng bước phát triển theo hướng hàng hóa với quy mô lớn, phương thức sản xuất công nghệ cao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn nhất định, đó là: Sản xuất chăn nuôi lợn mang tính truyền thống, quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn; dịch bệnh vẫn xảy ra ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi; Trong chăn nuôi vẫn thiếu giống tốt, người chăn nuôi gặp những khó khăn về nguồn giống và chất lượng giống; thị trường thức ăn và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bấp bênh, không có doanh nghiệp thu mua chế biến, giá lợn hơi phụ thuộc vào thương lái không ổn định; Thông tin dự báo thị trường còn hạn chế. Chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó tiếp cận vì khó đạt được tiêu chí. Nhiều hộ, trang trại không đủ lực nhưng cố bắt tay vào làm, khi giá xuống dẫn đến thua lỗ, phá sản. Công tác giám sát quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, trên địa bàn chưa có hệ thống giết mổ, chế biến sản phẩm tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường và ATVSTP; Công

tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được đẩy mạnh. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi sống, sơ chế nên giá thấp, thị trường hẹp, do đó sức cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận thu được không cao, (Văn Thông, 2015).

2.2.2.3. Bình Dương

Các trang trại chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư đồng bộ từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý chất thải chăn nuôi với trang thiết bị hiện đại, quy mô lớn. Đặc biệt, chủ các trại nuôi gia công đã thiết kế chuồng nuôi kín, chủ động kiểm soát nhiệt độ, giảm thiểu dịch bệnh và cho năng suất cao.

Tỉnh đã thành lập Đề án “Xây dựng vùng an toàn dịch đối với bệnh lở mồm, long móng trâu, bò, lợn và dịch tả lợn giai đoạn 2012 - 2015”. Điều đó cho thấy hướng đi đúng đắn của ngành chăn nuôi tỉnh nhà trong việc thay đổi tư duy trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trước xu thế hội nhập. Qua 3 năm thực hiện đề án nói trên, đến nay toàn tỉnh đã có 48 cơ sở giết mổ tập trung; 65 cơ sở an toàn dịch bệnh tại 9 huyện, thị, thành phố; đồng thời xây dựng thành công 3 xã an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, công tác giám sát, phúc kiểm cũng được chi cục tăng cường trong thời gian qua, với gần 6,8 triệu con lợn được kiểm soát.

Ngành chăn nuôi của Tỉnh đã hết sức chú trọng công tác tuyên truyền. Cụ thể là trong 5 năm qua, chi cục đã phát hơn 20.000 tờ bướm tuyên truyền về dịch bệnh; mở 18 lớp tập huấn về bệnh lở mồm, long móng cho các hộ chăn nuôi tham gia; các trạm thú y đã thực hiện 569 bài phát thanh, tố chức 145 lớp tập huấn cho các đối tượng tham gia dự án. Điều quan trọng là công tác tuyên truyền đã từng bước được nâng cao về nội dung và hình thức, từ đó giúp người dân ý thức được tác hại dịch bệnh, tích cực khai báo tình hình dịch bệnh, chấp hành tiêm phòng vắc xin… (Xuân Vĩ, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)