Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

Lộc Bình là huyện miền núi, gồm các dân tộc chính như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chỉ... Tổng dân số năm 2015 là 81.958 người, trong đó dân sô nông thôn là: 66.066 người; dân số thành thị 15.892 người. Tổng số người nghèo toàn huyện năm 2015 là 18.864 người, chiếm 23% dân số toàn huyện và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn ít biến động qua các năm, chứng tỏ tốc độ đô thị hoá của huyện còn chậm, việc mở mang các ngành công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện còn hạn chế, lực lượng lao động trong các ngành này còn ít.

Tổng số lao động trong độ tuổi đến năm 2015 là 41.183 người, chiếm 52,16% dân số, đa số là lao động trẻ, khỏe, đây là nguồn nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện Lộc Bình.

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, số lao động qua đào còn ít, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động. Đây là một cản trở lớn trong quá trình tiếp thu những thành tựu về khoa học - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2.2. Sản xuất nông lâm thủy sản

Sản xuất nông lâm thủy sản của địa phương trong giai đạn 2011 – 2015 đã có những bước phát triển. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 8,9%/ năm trong đó năm 2012 và 2014 tăng mạnh nhất với lần lượt là 25,7% và 39,3%. Trong số các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi có tốc độ tăng bình quân 12,8%/năm. Có được mức tăng ấn tượng này là do chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương tập trung cho chăn nuôi đã bước đầu đạt được hiệu quả. Tuy nhiên năm 2013, tình hình dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi đã khiến đàn gia súc của huyện bị thiệt hại nặng, giá trị sản xuất năm 2013 đã giảm 32,6% so với 2012. Bên cạnh thành công của chăn nuôi, trồng trọt vẫn giữ được tốc độ phát triển ổn định, bình quân 6,6%/năm. Đồng thời cũng là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng khác. Năm 2013, trong khi chăn nuôi và dịch vụ NN giảm lần lượt 33,2% và 22,2% thì trồng trọt chỉ giảm 20%. Giữ được mức ổn định trong trồng trọt là nỗ lực rất lớn của người dân.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ Tổng số 613.328,1 100 654.860,0 100 822.890,0 100 618.209,6 100 861.264,6 100 6,77 25,66 -24,87 39,32 8,86 Trồng trọt 394.898,7 64,39 400.464,0 61,15 484.893,0 58,93 390.724,5 63,20 509.626,4 59,17 1,41 21,08 -19,42 30,43 6,58 Chăn nuôi 209.291,2 34,12 246.689,0 37,67 323.639,0 39,33 216185,3 34,97 338344,6 39,28 17,87 31,19 -33,20 56,51 12,76 Dịch vụ 9.138,2 1,49 7.707,0 1,18 14.358,0 1,74 11299,8 1,83 13293,6 1,54 -15,66 86,30 -21,30 17,64 9,82

3.1.2.3. Sản xuất công nghiệp, thương mại

Đối với sản xuất công nghiệp, bảng 3.2 mô tả giá trị sản xuất công nghiệp của huyện ở các ngành khác nhau trong giai đoạn từ 2011 – 2015. Có thể thấy, tổng giá trị sản xuất từ khaii thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, sản xuất xử lý rác thải, nước thải có mức tăng cao nhất.

Năm 2011, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiêp mới chỉ đạt 352 tỷ 576 triệu đồng trong đó khai thác mỏ chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị 312 tỷ, hơn 90%, công nghiệp sản xuất đạt 38 tỷ, sau 5 năm, đến 2015 tổng giá trị sản phẩm đã tăng lên 1370 tỷ 984 triệu đồng, trong đó khai thác mỏ chiếm 407 tỷ, công nghiệp chế biến chiến 70,2 tỷ sản xuất và phân phối điện đạt 988 tỷ cao nhất trong số các ngành công nghiệp của huyện.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 12/11 13/12 14/13 15/14 BQ Tổng số 352.576,0 100 506.323,5 100 477.490,9 100 1.317.982,7 100 1.470.984,3 100 43.61 -5,69 176,02 11,61 42,92 Khai thác mỏ 312.985,0 88,77 448.259,0 88,53 415.421,0 87,00 412.597,0 31,31 407.032,4 27,67 43.22 -7,33 -0,68 -1,35 6,79

Công nghiệp chế biến 38.069,0 10,80 56.290,5 11,12 58.867,9 12,33 73001,3 5,54 70207,7 4,77 47.86 4,58 24,01 -3,83 16,53

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt và nước - 0,00 - 0,00 - 0,00 827371,1 62,78 988098,4 67,17 - - - 19,43 -

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

1522 0,49 1774 0,40 3202 0,77 5013,4 1,22 5645,8 1,39 16.56 80,50 56,57 12,61 38,78

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành luôn tăng trong đó ngành sản xuất và phân phối điện tăng 19,4%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 38,78%, khai thác mỏ chỉ tăng 6,7%/năm. Điều này cho thấy trong những năm gần đây, địa phương đã có những bước đi phù hợp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp, từ tập trung cho khai thác các mỏ, quặng tiến tới đẩy mạnh các ngành công nghiệp sản xuất chế biến khác. Đồng thời đi kèm với đó là cung cấp cơ sở hạ tầng cho sản xuất và bảo vệ môi trường thông qua việc xử lý rác thải, nước thải tại nhiều cụm dân cư và cụm công nghiệp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt trong các nội dung nghiên cứu. Sự tham gia này được thể hiện ở việc các tác nhân, chủ thể như: các doanh nghiệp thủy lợi, người dân, các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi của huyện Lộc Bình. Trong phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống thủy lợi từ việc khảo sát, điều tra về các công trình, huy động nguồn lực của địa phương.

3.2.1.2. Tiếp cận theo các loại hình, tổ chức trong quá trình xây dựng HTTL Thực tế phát triển hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới của huyện Lộc Bình gắn liền với các loại hình, tổ chức. Mỗi loại hình, tổ chức đều có phương pháp hoạt động riêng, loại công trình phụ trách riêng. Sử dụng phương pháp tiếp cận theo các loại hình, tổ chức có thể làm chi tiết hơn thực trạng về hệ thống thủy lợi hiện có của huyện cũng như đề ra các giải pháp cụ thể cho từng loại công trình do các loại hình, tổ chức quản lý.

3.2.1.3. Tiếp cận đa mục tiêu

Việc phân tích thực trạng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới không chỉ gói gọn trong đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của công trình đầu mối. Bên cạnh đó, còn đánh giá đến khả năng cung ứng nước và mức độ thỏa mãn của người dùng nước. Hơn nữa, xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới là việc làm nhắm tới nhiều mục tiêu, hạng mục công trình, trong đó có hoàn thiện các công trình đầu mối, kênh mương, nội đồng…do đó, việc sử dụng phương pháp tiếp cận đa mục tiêu giúp làm rõ vấn đề thông qua nhiều khía cạnh.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu lựa chọn 03 xã đại diện trong chương trình của huyện Lộc Bình để điều tra thu thập thông tin, mỗi xã chọn điều tra 40 hộ, cụ thể:

+ Xã Xuân Mãn: Là xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Lộc Bình. Năm 2015 đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

+ Xã Xuân Dương: Là xã vùng sâu vùng xa, có mật độ dân số thấp, được xếp vào xã khó khăn và đặc biệt khó khăn với địa hình hiểm trở. Theo báo cáo của UBND huyện Lộc Bình, việc xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Dương chưa thực hiện tốt.

+ Xã Yên Khoái: Là xã biên giới, nằm ở phía Đông Bắc huyện Lộc Bình, là một xã có dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng chiếm 94%. Mặc dù điều kiện còn khó khăn, tuy nhiên cũng là xã có tốc độ hoàn thành nông thôn mới được đánh giá tốt.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Số liệu thứ cấp

Bảng 3.3. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp

Nơi thu thập Thông tin

- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.

- Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, xã; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu; Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã được chọn làm điểm nghiên cứu

- Các thông tin liên quan đến thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua

- Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn... các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

- Các vấn đề có liên quan đến đánh giá hiệu quả khi thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn tại huyện Lộc Bình trong thời gian qua và những định hướng tiếp theo

3.2.3.2. Số liệu sơ cấp

Thông tin, số liệu sơ cấp là những thông tin mới chưa được công bố, được thu thập bằng các phương pháp chủ yếu là điều tra và phỏng vấn trực tiếp cán bộ, người dân thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và mở nhằm thu thập các thông tin cơ bản liên quan đến tình hình thực hiện tiêu chí giao thông như nhu cầu xây dựng đường giao thông cấp xã, quy hoạch đường giao thông, huy động nguồn lực thực hiện tiêu chí giao thông, tổ chức xây dựng đường giao thông; giám sát hoạt động xây dựng và kết quả thực hiện tiêu chí giao thông; quan điểm, kiến nghị, đóng góp của người dân… Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn trực tiếp bằng biểu phiếu điều tra, thảo luận nhóm, và hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau.

Bảng 3.4. Nguồn số liệu sơ cấp

Đối tượng phỏng vấn Số lượng

1. Điều tra Cán bộ của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp 40 2. Cán bộ thuộc các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia xây dựng

hệ thống thủy lợi 15

3. Người dân địa phương 90

Tổng 145

(1) Phiếu điều tra cán bộ của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

- Số lượng phiếu: 40 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của cán bộ có trách nhiệm về xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới thời gian qua trên địa bàn huyện Lộc Bình, lấy ý kiến tham khảo và các ý kiến đánh giá về các vấn đề trong quá trình thực hiện tiêu chí thủy lợi của huyện.

(2) Phiếu điều tra Cán bộ thuộc các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ thống thủy lợi

- Số phiếu điều tra: 15 phiếu

- Nội dung điều tra: lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức đoàn thể về sự tham gia, đánh giá của đoàn thể cho việc thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới.

(3) Phiếu điều tra người dân địa phương

- Số phiếu điều tra: 90 phiếu, mỗi xã 30 mẫu; - Phương pháp điều tra: Bằng bảng hỏi trực tiếp;

- Nội dung điều tra: Lấy ý kiến đánh giá của người dân và những đóng góp của họ trong thời gian qua cho chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như việc thực hiện tiêu chí thủy lợi trên địa bàn.

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phương pháp của thống kê. Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập được.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

Bảng 3.5. Phương pháp phân tích số liệu Phương Phương

pháp Nội dung

Thống kê mô tả

- Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất… nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề theo không gian và thời gian.

- Mô tả các số liệu, dữ liệu, thông tin về thực trạng xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn

Phân tổ thống kê

- Phân tổ thống kế theo các nhóm hộ về nhu cầu nước, thói quen sản xuất - Phân tổ thống kê các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan tới lĩnh vực xây dựng, đầu tư và quản lý thủy lợi

- Các tiêu chí được thống kê theo cách phân tổ như trên làm cơ sở để thực hiện phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh

- Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp. - So sánh mức độ đạt được các mặt của quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới. Sự so sánh được thể hiện theo thời gian

và không gian về kết quả xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn mới, sự đóng góp của các thành phần trong phạm vi vùng nghiên cứu so với thời gian trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới cũng như so với tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Phương pháp chuyên gia

Thông qua việc trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực thủy lợi của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, cán bộ xã, thôn tại các điểm nghiên cứu để lấy được các ý kiến đóng góp nhằm xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn trên địa bàn có kết quả và hiệu quả cao cũng như nâng cao vai trò của các tác nhân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thống kê thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp và phân tích dựa vào các phương pháp phân tổ thống kê. Phương pháp này chủ yếu phân loại tài liệu, tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn. Các tiêu thức sử dụng phân tổ dựa vào tính chất, nội dung mỗi loại tài liệu và yêu cầu cung cấp, trích rút thông tin phục vụ từng mục tiêu cụ thể của đề tài. Nhằm thu thập thông tin định tính và định lượng để bổ sung, khẳng định những kết luận thu được từ các cuộc điều tra về tình hình thực hiện tiêu chí giao thông cấp xã trong xây dựng nông thôn mới.

Tất cả các thông tin sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft Office trên máy tính.

3.2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.6.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình đầu mối

- Thể tích hồ chứa tích nước theo quy trình vận hành hoặc cung cấp đủ lượng nước yêu cầu và thực tế

- Bờ hồ bị sạt lở tính theo tháng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 52)