Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi ntm tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 103 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi ntm tạ

THỐNG THỦY LỢI NTM TẠI HUYỆN LỘC BÌNH

4.2.1. Ảnh hưởng của chính sách đến quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi NTM NTM

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM ở huyện Lộc Bình – Lạng Sơn đó là chính sách. Theo đánh giá của

người dân và cán bộ quản lý trên địa bàn huyện, chính sách hiện nay có ảnh hưởng khá rõ nét tới quá trình xây dựng thủy lợi, trong tổng số 120 hộ dân được phỏng vấn cho thấy, các chính sách trong thời gian gần đây, đặc biệt là chủ trương xây dựng nông thôn mới, từ khi có chính sách xây dựng nông thôn mới, người dân đã tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xây dựng, sửa chữa công trình thủy lợi. Theo đánh giá của người dân, mặc dù chưa hoàn thành kế hoạch do địa phương đặt ra tuy nhiên các công trình thủy lợi đã được cải thiện rất nhiều. Chất lượng cấp nước được nâng lên, nhiều khu vực đã có nước và nguồn nước ổn định cả trong mùa khô.

Bảng 4.29. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách hiện nay tới xây dựng HTTL

Chỉ tiêu

Đối tượng

Người

dân Tỷ lệ (%) Cán bộ quản lý Tỷ lệ (%) Chính sách làm tăng sự tham gia của người dân trong

xây dựng, cải tạo các công trình thủy lợi 100 83,33 30 100,00 Chính sách hiện nay thúc đẩy hoàn thiện hệ thống

thủy lợi địa phương 111 92,50 25 83,33

Chính sách giúp tháo gỡ những vướng mắc về vốn và

quản lý hiện nay 43 35,83 9 30,00

Chính sách tạo điều kiện cho đầu tư từ các cá nhân tổ

chức vào thủy lợi 21 17,50 3 10,00

Quy định về tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trong văn

bản gây khó thực hiện trong thực tiễn - - 27 90,00 Quy định về hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu dân

sinh trong văn bản gây khó thực hiện trong thực tiễn - - 28 93,33 Quy định về tổ chức hợp tác quản lý khai thác trong

văn bản gây khó thực hiện trong thực tiễn và bảo vệ công trình

- - 27 90,00

Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

Bên cạnh các chính sách về xây dựng nông thôn mới, hiện nay công tác thủy lợi cũng đã được Đảng và nhà nước, trung ương và địa phương chú trọng, hàng loạt các quyết định, thông tư, chính sách về thúc đẩy phát triển thủy lợi cũng góp phần hoàn thiện hệ thống thủy lợi của địa phương. Quyết định 1590 của

thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển thủy lợi của quốc gia là cơ sở quan trọng cho quy hoạch hệ thống thủy lợi ở địa phương, chính sách miễn giảm thủy lợi phí cũng là động lực phát huy vai trò của ngành thủy lợi trong hỗ trợ tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn cũng đã có quy hoạch tổng thể cho thủy lợi trên địa bàn toàn huyện là cơ sở quan trọng để phát triển thủy lợi của từng xã trong tỉnh. Quyết định 2136 của tỉnh năm 2010 về quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn năm 2020 đã chỉ rõ ưu tiên cho phát triển thủy lợi là nội dung trọng tâm của tất cả các địa bàn trên toàn tỉnh trong đó có huyện Lộc Bình. Theo đó, hệ thống thủy lợi sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển, xây mới, sửa chữa nhằm dảm bảo cho nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh, bền vững.

Bên cạnh đó, nội dung của các chính sách về thủy lợi nông thôn mới cũng còn nhiều điểm chưa phù hợp. Hầu hết cán bộ quản lý có liên quan tới NTM đều cho biết các quy định hiện nay theo tiêu chí đã được điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Cụ thể, quy định hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh có thể được thực hiện dễ dàng đối với các vùng có dân cư tương đối tập trung, hình thành vùng sản xuất cụ thể. Tuy nhiên, với thực tiễn ở huyện Lộc Bình, nơi có nhiều xã vùng núi khó khăn, diện tích rộng, chủ yếu là đồi núi, dân cư không tập trung, phân tán rải các cả trên những địa hình rất khó khăn, sản xuất dựa vào tự nhiên, thậm chí không có nguồn nước sử dụng, việc yêu cầu hệ thống thủy lợi phải đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh là hết sức khó khăn.

Cũng chính vì lý do đó, yêu cầu đối với kiên cố hóa của các tỉnh vùng núi phía bắc là 50% là rất khó khăn đối các xã vùng cao. Nhất là khi hệ thống thủy lợi không liền mạch, nguồn cấp nước xa dân cư, hệ thống ruộng đồng không đồng nhất, chỉ có thể xây dựng một vài công trình cấp nước nhỏ lẻ, không thể xây dựng theo hệ thống như đối với các vùng có địa hình thuận lợi. Hơn nữa các quy định cũng không rõ ràng về nhiều công trình mà chỉ có ở các vùng cao mới có. Vì vậy điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới hiện nay.

4.2.2. Ảnh hưởng của nguồn lực cộng đồng tới xây dựng hệ thống thủy lợi

Bảng 3.30 cho thấy ảnh hưởng của nguồn lực cộng đồng tới xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM ở huyện Lộc Bình. Rõ ràng rằng, khả năng và

điều kiện nguồn lực cộng đồng khác nhau thì ảnh hưởng khác nhau tới khả năng xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã. Tại xã Xuân Mãn, là xã vừa được công nhận hoàn thành nông thôn mới có 87,5% số người được hỏi cho biết khả năng kinh tế của hộ có ảnh hưởng tới khả năng đóng góp và huy động nguồn lực của địa phương. Trong khi đó, tỷ lệ này giảm dần ở xã Yên Khoái và giảm xuống còn 60% ở xã Xuân Dương. Kết quả này cho thấy, đối với kinh tế hộ, ở những xã có điều kiện kinh tế phát triển có điều kiện đóng góp và huy động nguồn tài chính, sức lao động trong cộng đồng cho xây dựng thủy lợi, tuy nhiên ở các xã có mức thu nhập trung bình, việc huy động này tương đối khó khăn và đối với các xã nghèo, việc huy động càng hạn chế, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi.

Đối với ảnh hưởng của văn hóa tới xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn, kết quả phỏng vấn cho thấy, trình độ văn hóa không ảnh hưởng nhiều tới việc tu sửa, xây dựng hệ thống thủy lợi ở địa phương, nhiều người dân cho rằng, hệ thống thủy lợi gắn liền với nhu cầu dùng nước từ rất lâu, do đó họ đã có suy nghĩ việc sửa chữa và bảo vệ công trình thủy lợi là lợi ích thiết thực, gắn liền với chính lợi ích của họ. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng nhiều cá nhân có trình độ văn hóa chưa cao nhưng cũng đã tiếp thu các chính sách về xây dựng NTM của nhà nước thông qua các buổi họp dân, tuyên truyền của các đơn vị đoàn thể. Chính vì vậy trình độ văn hóa không ảnh hưởng quá nhiều tới xây dựng hệ thống thủy lợi ở các địa phương. Cuối cùng là huy động sức lực của nhân dân thông qua các phong trao cộng đồng để xây dựng hệ thống thủy lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người dân được phỏng vấn đều cho biết các phong trào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới đóng góp đáng kể vào việc hoàn thành chỉ tiêu thủy lợi ở địa phương. Tại xuân Mãn, 95% sô người được hỏi đánh giá các hoạt động của hội nông dân, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc và các tổ chức khác đã huy động được nhiều ngày công xây dựng nông thôn của người dân trong tỉnh. Trong khi đó, tại Yên Khoái tỷ lệ người đánh giá chỉ đạt 80%. Nguyên nhân là do ở các xã vùng khó khăn, các tổ chức hoạt động không hiệu quả, các tổ chức không phát huy được nguồn lực của nhân dân thông qua các phong trào đoàn thể.

Bảng 4.30. Đánh giá ảnh hưởng của nguồn lực tới xây dựng hệ thống thủy lợi

Chỉ tiêu

Xuân Mãn Yên Khoái Xuân Dương

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Khả năng kinh tế hộ hiện nay có thể đóng góp

nhiều cho xây dựng hệ thống thủy lợi 35 87,50 30 75,00 25 60,00 Trình độ văn hóa của cộng đồng ảnh hưởng

tới tốc độ xây dựng, tu bổ hệ thống thủy lợi địa phương

1 2,50 5 12,50 3 7,50

Nhận thức của người dân về chương trình

NTM là Cơ sở để hoàn thành tiêu chí thủy lợi 33 82,50 35 87,50 32 80,00 Các phong trào cộng đồng đóng góp đáng kể

trong xây dựng thủy lợi ở địa phương 38 95,00 36 90,00 32 80,00 Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

4.2.3. Hợp tác giữa các đơn vị, người dân

Hợp tác trong xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng thủy lợi cho nông thôn mới nói riêng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả. Bảng 4.31 cho thấy, sự phối hợp giữa các đơn vị, người dân có ảnh hưởng rõ nét đến quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Lộc Bình. Sự phối kết hợp của các đơn vị và người dân được thể hiện thông qua các cuộc hội thảo, phối hợp triển khai các hoạt động sửa chữa, tu bổ công trình và khả năng tiếp nhận và phản hồi nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, hình thức tham gia đa dạng của người dân cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình phối kết hợp hoạt động giữa các đơn vị. Đối với các cuộc hội thảo có sự tham gia của người dân, đa số người trả lời ở xã Xuân Mãn đều cho biết là chúng có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi ở địa phương. Các cuộc thảo luận với nhân dân về phương án xây dựng, phương án huy động nguồn lực giúp các kế hoạch triển khai nhận được sự đồng thuận cao từ nhiều phía, khi triển khai không gặp phải nhiều vướng mắc như việc xây dựng và thực hiện kế hoạch mà không có sự tham gia của người dân.

Tuy nhiên tại các xã vùng sâu vùng xa, khi mà việc triển khai tập hợp người dân gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về ngôn ngữ, tập tục, điều kiện địa lý khiến các cuộc hội thảo không phát huy nhiều tác dụng, trong tổng số 40 hộ

được phỏng ván tại Xuân Dương, có tới 35% số hộ không tham gia các cuộc hội thảo và cho rằng họ không có thời gian tham gia hoặc không thấy được tổ chức trên địa bàn. Đây chính là những khó khăn thường trực của xây dựng hệ thống thủy lợi hiện nay.

Bảng 4.31. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của quá trình hợp tác giữa các đơn vị và người dân trong xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí

nông thôn mới

Chỉ tiêu

Xuân Mãn Yên Khoái Xuân Dương

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Các cuộc hội thảo có sự tham gia đẩy

mạnh quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi tại địa phương

36 90,00 32 80,00 26 65,00

Sự phối hợp nhị nhàng của các cơ quan, đơn vị vận hành giúp hệ thống hoạt động tốt

35 87,50 29 72,50 29 72,50

Khả năng tiếp nhận phản hồi tốt từ các cán bộ, đơn vị giúp duy trì bảo vệ các công trình hiện nay tốt

25 62,50 30 75,00 21 52,50

Mức độ, hình thức tham gia của người dân đa dạng, phong phú là điều kiện quan trọng để hoàn thành tiêu chí thủy lợi

40 100,00 37 92,50 32 80,00

Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

Bên cạnh đó, phần lớn số người được hỏi cũng cho biết các cuộc triển khai huy động xây dựng công trình bằng tiền hoặc ngày công lao động có thể giúp đẩy nhanh tiến độ nếu có sự phối hợp giữa các đơn vị về phân công nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)