Giải pháp về huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 111 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM tạ

4.3.3. Giải pháp về huy động nguồn lực

4.3.3.1. Huy động nguồn tài chính

Vốn cho xây dựng thủy lợi là rất lớn so với các nguồn vốn đầu tư khác. Do đó, việc huy động vốn cho xây dựng thủy lợi ở huyện Lộc Bình cần phải được thực hiện mạnh mẽ, triển khai sâu rộng tới xã hội, tiến hành đa dạng nguồn huy động. Hiện có một số nguồn có thể huy động được.

- Khai thác nguồn thu từ đất

Để tạo nguồn vốn xây dựng thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới, cần lập dự án chuyển đổi một phần đất nông nghiệp tại các khu vực có khả năng và các loại đất khác sang làm đất giãn dân, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn xây dựng thủy lợi.

Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất từ các dự án trên địa bàn huyện, đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ số thu đã thực hiện cho thủy lợi bằng hình thức cấp lại dự án cho ngân sách xã theo đề án được duyệt (bao gồm cả dự án thuộc chương trình lồng ghép) theo cơ chế quy định hiện hành của tỉnh.

- Huy động vốn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, HTX, tư nhân

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức kinh tế và tư nhân đầu tư xây dựng các công trình Hồ chứa, trạm bơm, kênh chính.

Tuyên truyền vận động tạo sự đồng thuận, thống nhất cao để các doanh nghiệp, chủ dự án tự nguyện hưởng ứng, hỗ trợ đầu tư trực tiếp vào các dự án như các công kênh mương, trạm bơm, cống đập. Những việc có khả năng thực hiện xã hội hóa cần được vận dụng triệt để nhằm huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp đầu tư theo các dự án, chương trình.

- Huy động vốn đầu tư từ cộng đồng

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tạo sự hưởng ứng, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân về nội dung, nhiệm vụ và trách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành và trách nhiệm đóng góp tiền của, công sức để xây dựng thành hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn.

- Việc huy động đóng góp của nhân dân phải kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động bằng tiền với việc đóng góp ngày công lao động tham gia trực tiếp xây dựng, trong đó việc đóng góp ngày công lao động là chính. Đồng thời, xây dựng cơ chế linh hoạt trong việc huy động đóng góp của nhân dân theo phương thức: “Những hộ có điều kiện kinh tế được phép đóng góp 100% bằng tiền thay cho việc đóng góp bằng công sức, đối với các hộ còn khó khăn về nguồn tiền mặt có thể huy động đóng góp thêm công sức và giảm một phần đóng góp bằng tiền. Các hộ nghèo được miễn phần đóng góp bằng tiền, chỉ đóng góp bằng công sức”.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị tăng cường công tác vận động con em nhân dân địa phương đang sống và làm việc từ các địa phương khác trong nước hoặc đang sống và làm việc ở nước ngoài phát huy tinh thần dân tộc, uống nước nhớ nguồn để cùng tham gia đóng góp xây dựng quê hương.

- Lồng ghép các chương trình mục tiêu của Trung ương, tỉnh và cơ chế huy động, hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.

- Trong quá trình thực thi tiêu chí thủy lợi, cần rà soát toàn bộ các chương trình, dự án đang đầu tư, dự án chuẩn bị đầu tư để xây dựng phương án và kế hoạch lồng ghép các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia khác với việc thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng thủy lợi nông thôn mới.

4.3.3.2. Huy động sức người xây dựng hệ thống thủy lợi

- Xây dựng cơ chế dân chủ cơ sở: Vấn đề dân chủ luôn được coi trọng và nâng cao, đặc biệt trong cơ chế mở và thông tin thị trường hiện nay. Trong công tác xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn mới, người hưởng lợi trực tiếp là người dân, muốn vai trò của người dân gắn với trách nhiệm của công tác cộng đồng cao thì vấn đề dân chủ cần được coi trọng và nâng cao.

Dân chủ ở đây được thể hiện ở thông tin minh bạch về chế độ, tài chính, hưởng lợi, các khoản đóng góp, chi tiêu…Bên cạnh đó, người dân cần được phát huy tối đa tiếng nói của người dân, cần phải tôn trọng và phát huy ý kiến của người dân trong việc thực hiện các vấn đề của chính họ. Người dân đưa ra các vấn đề trong quá trình xây dựng, đưa ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, sau khi đưa ra các giải pháp thì người dân chính là những người thực hiện, sau quá trình thực hiện thì họ chính là người sử dụng và khai thác, một yếu tố không thể thiếu đó chính là người dân chính là những người giám sát tất cả các quá trình.

Cơ chế dân chủ là cơ chế người dân có thể nói lên tiếng nói của mình trong quá trình thực hiện các vấn đề liên quan đến họ. Vì vậy, chính quyền cần tạo điều kiện tối đa để người dân có thể phát huy tính dân chủ và tạo ra cơ chế dân chủ trong quá trình thực hiện. Tính dân chủ phải có cơ chế thông thoáng và người dân tự thực hiện và giám sát từ trên xuống dưới.

- Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền: nhằm huy động mạnh hơn sức dân tham gia vào xây dựng hệ thống thủy lợi, giải pháp quan trọng trong việc giúp người dân có các thông tin chính thống về nông thôn mới và quá trình thực hiện nông thôn mới. Cải tiến hệ thống thông tin tuyên truyền nên được thực hiện

bởi chính quyền địa phương, cụ thể là các thôn và xã kết hợp với người dân trên địa bàn. Các nội dung tuyên truyền sẽ được thực hiện bởi các xã và thị xã, trong khi đó hệ thống cơ sở vật chất sẽ được thực hiện bởi chính quyền địa phương. Bên cạnh đó khuyến khích tuyền truyền qua nhiều kênh khác nhau, chính thức hoặc không chính thức, nhằm nâng cao tính quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới, nâng cao vai trò của người dân trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)