Xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 49)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới

2.2.1. Xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn trên thế giới

2.2.1.1. Nhật Bản

Theo hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (2013), Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, các dự án cải tạ đất và tưới nước được đòi hỏi phải triển khai rộng khắp trên toàn quốc nhằm bảo đảm cung cấp đủ lương thực và xây dựng lại đất nước. Trong hoàn cảnh đó, Luật Cải Tạo Đất (LID) được ban hành vào năm 1949 để hỗ trợ cho các dự án này, cùng với việc cải cách ruộng đất do nhiều nông dân đưa ra. Luật này cho phép thành lập hội cải tạo đất để triển khai các dự án nói trên và quản lý các công trình thủy lợi đã được xây dựng. Ở đây, Hội Cải Tạo Đất được thành lập để thay thế cho các hợp tác xã trước đó làm nhiệm vụ hợp nhất hóa việc quản lý đất đai và quản lý thủy lợi.

Các hoạt động quản lý thủy lợi của mô hình LID. Hệ thống kênh tưới tiêu được xây dựng quanh các vùng nông thôn, qua một thời gian dài sử dụng đến nay đã được mở rộng với tổng chiều dài lên đến 400.000km, trong đó có khoảng 40.000km là kênh chính. Hệ thống quan trọng này làm chủ cho môi trường nông thôn và sản xuất nông nghiệp cua Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cuộc sống đô thị trong khi vẫn duy trì các điều kiện cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.

1) Hợp tác với chính quyền các cấp. Để quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi, LID tổ chức hợp tác với chính quyền các cấp. Có ba cách thức trong hệ

thống để vận hành và bảo dưỡng không chỉ các hệ thống kênh mà còn có các hồ chưa, đập, trạm bơm và các công trình khác để cấp nước cho nông nghiệp. Chúng bao gồm do bộ nông nghiệp và thực phẩm; do chính quyền dịa phương và do LDII quản lý.

Sau khi kết thúc quy trình vận hành các LID do chính quyền địa phương/ trung ương quản lý; ví dụ như MAFF chỉ vận hành và bảo dưỡng một số trang thiết bị của hệ thống dựa trên một số điều kiện đặc biệt như sự phức tạp về mặt kỹ thuật trong vận hành và bảo dưỡng trong khi trách nhiệm vận hành và duy tu các trang thiết bị khác của hệ thống được MAFF chuyển giao cho chính quyền địa phương và LID. Do vậy, LID đảm trách vận hành và bảo dưỡng 80% của hệ thống kênh chính với chiều dài tổng cộng là 40.000km do chính quyền địa phương hoặc trung ương xây dựng.

2) Hợp tác tập thể của nông dân. Đối với mô hình quản lý thủy lợi ở Nhật Bản, nông dân có vai trò rất quan trọng, đặc iệt ở cấp nội đồng được vận hành và bảo dưỡng bỏi các LID, các chi nhánh của LID. Những người nông dân hợp tác với nhau thành một tập thể nông dân truyền thống. Tập thể nông dân truyền thống tên gọi “Mura” luôn có chức năng xã hội và sản xuất, được thành lập để thực hiện vận hành và bảo dưỡng các hệ thống tưới và tiêu tập thể phục vụ các cánh đồng lúa của nhiều nông dân. Mura hoạt động như một tổ cức hỗ trợ trong mối liên hệ qua lại của những người dân với chính quyền cơ sở. Thêm vào đó, nó vận hành và bảo dưỡng các thiết bị phục vụ không chỉ cho tưới tiêu mà còn phục vụ cho giao thông và thông tin liên lạc.

Nguồn: Hội đập lớn Việt Nam (2013)

Hình 2.1 Mô hình quản lý thủy lợi ở Nhật Bản

Kế hoạch điều hành quản lý thủy lợi ở Nhật bản dựa trên kế hoạch phân phối nước của các LID, các quy tắc vận hành và duy tu các trang thiết bị

phục vụ tưới tiêu hàng năm được ra quyết định sau khi thảo luận và trao đổi với các đơn vị cấp dưới của họ, với các hộ nông dân, và các tổ chức có liên quan như đã kể ra ở trên. Sau đó, các LID cùng với các tổ chức có liên quan giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương triển khau các kế hoạch đó. Khi thải hoặc lấy nước từ nguồn, các LID sẽ chuẩn bị kế hoạch sử dụng nước theo đúng quyền được cấp riêng trên cơ sở Luật Sông và dưới sự quản lý của bộ Đất đai, Hạ Tầng và Giao Thông. Các hoạt động xây dựng và quản lý hệ thống được thực hiện như sau:

a.Vận hành bà bảo dưỡng: Công tác vận hành và bảo dưỡng các trang thiết bị của hệ thống do các LID đảm nhiệm, với mối quan tâm đặc biệt vào những sự cố, hỏng hóng và thiệt hại do thiên tai dựa trên kế hoạch được duyệt và các quy định về quản lý hoặc những hướng dẫn được chính quyền phê duyệt. Các LID sẽ theo dõi, giám sát, kiểm tra thực trạng của hệ thống cùng với các cá bộ vận hành và các hộ nông dân để đảm bảo công tác duy tu, bảo dưỡng được thực hiện đúng và có hiệu quả

b.Phân phối nước: Ban lãnh đạo LID chuẩn bị và thông báo đến các hộ nông dân thành viên về kế hoạch cấp nước trước mỗi vụ. Trong mùa tưới, các LID vận hành hệ thống theo kế hoạch và kiểm tra việc phân phối nước, giám sát và đo lường dòng chảy. Khi phát hiện vấn đề sẽ chỉ đạo việc khắc phục.

2.2.1.2. Xây dựng hệ thống thủy lại tại một số nước Đông Nam Á

Theo Đoàn Thế Lợi (2000), Công tác đầu tư cho phát triển thủy lợi ở mỗi quốc gia khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và cơ cấu cây trồng, sự phát triển khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các yếu tố này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, tập quán canh tác và cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ giúp cho công tác thủy lợi phát triển hơn, cơ cấu cây trồng phù hợp, giống tốt, hệ thống thủy lợi phát triển sẽ làm tiền đề cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Do đặc điểm ngành thủy lợi đòi hỏi có sự chi phí ban đầu lớn, doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, lợi ích mang lại là lợi ích xã hội nên sự phát triển hệ thống các công trình thủy lợi phải có sự can thiệp của nhà nước. Ở Malaysia, Chính phủ đã đầu tư xây dựng toàn bộ các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu mà không thu thủy lợi phí, đây là một biện pháp can thiệp của Nhà nước nhằm hỗ trợ đầu tư khuyến khích phát triển nông nghiệp (Đoàn Thế Lợi, 2000).

Ở Philipines được phân chia thành: Hệ thống thủy lợi quốc gia là do Nhà nước đầu tư và quản lý, hệ thống thủy lợi cấp xã do các hiệp hội tưới nước của các hộ nông dân đầu tư xây dựng và quản lý. Các hiệp hội này phải đăng ký xây dựng, quản lý với Nhà nước và phải có giấy phép hoạt động, hệ thống thủy lợi tư nhân do cá nhân xây dựng và quản lý để tới cho ruộng của nhà mình và cho những người lân cận, mức thu thủy lợi phí cũng tùy thuộc vào từng loại công trình. Với những hệ thống thủy lợi Nhà nước thì những người được hưởng lợi phải chi trả thủy lợi phí là 100 kg/ha/vụ (lúa mùa) và 150kg/ha/vụ (lúa xuân). Riêng ở các hệ thống thủy lợi tập thể hoặc tư nhân thì mức thủy lợi phí tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên (Đoàn Thế Lợi, 2000).

Ở Thái Lan, Chính phủ đầu tư cho thủy lợi phí ở mức cao đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định từ 3-4% một năm, Thái Lan không thu thủy lợi phí nhưng để có thêm kinh phí Chính phủ còn có một loại thuế đánh vào gạo xuất khẩu. Tuy nhiên khoản thu này không lớn không đảm bảo trong công tác duy tu, vận hành và quản lý công trình.

Ở Trung Quốc hệ thống quản lý thủy lợi được hình thành trên nguyên tắc ai là người đầu tư xây dựng công trình thì người đó làm chủ và chịu trách nhiệm quản lý công trình. Những thay đổi có tính chất quyết định nhất là việc chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý từ các đội thủy lợi mà các thành viên của nó chỉ gồm các thành viên ủy ban làng, xã thành các nhóm thủy nông làng xã bao gồm các thành viên là những người nông dân hoạt động tương đối độc lập với các ủy ban làng xã. Việc chuyển đổi hình thức tổ chức quản lí thủy nông ở Trung Quốc bắt đầu từ cải cách kinh tế 1978 và hiện nay Nhà nước Trung Quốc đang quan tâm xác định quyền sở hữu, sử dụng hệ thống công trình thủy lợi theo hình thức cổ phần hóa (Hoàng Hùng, 2002).

Ở Inđonesia năm 1987 Chính phủ công bố chính sách chuyển giao toàn bộ các công trình thủy lợi có diện tích dưới 500ha cho các hội người sử dụng nước, trước khi thực hiện chuyển giao Hội những người sử dụng nước của nông dân được thành lập và tham gia vào các quá trình nâng cấp các công trình này. Cùng với sự tham gia của nông dân vào các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi phí cũng được sử dụng như là một yếu tố của quá trình tham gia quản lý công trình thủy lợi. Đến năm 1989 Chính phủ Inđonesia mới áp dụng chế độ thu thủy lợi phí đối với người sử dụng nước trong khuôn khổ các chính sách mới lúc bấy giờ về việc vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên phạm vi toàn quốc (Hoàng Hùng, 2002).

2.2.1.3. Israel

Theo Bộ Công Thương (2006), khác với các quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển ngành nông nghiệp, khí hậu ở Israel với đặc trưng vùng trung đông, diện tích sa mạc lớn khiến việc cung cấp nước cho sản xuất nông nhiệp và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không giống các quốc gia đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, Israel lựa chọn sử dụng công nghệ cao trong tưới tiêu để đảm bảo tiết kiệm tối đa nguồn nước nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Việc mất cân bằng trong phân bổ lượng mưa đã buộc Israel phát triển hệ thống nước hiệu quả nhằm đưa nước từ vùng đất phía Nam màu mỡ và trù phú đến vùng đất sa khô cằn phía Bắc. Giải pháp này đã tạo nên một dự án lớn nhất Israel đó là đường ống dẫn nước quốc gia. Dự án này đã cách mạng hóa khái niệm vận chuyển nước, lần đầu tiên giải quyết vấn đề nước bằng hệ thống quản lí nước đồng bộ ở quy mô quốc gia. Hệ thống này, điểm nổi bật nhất của quá trình tiếp tục phát triển nguồn nước của Israel, đã trở thành một mạng lưới duy nhất nối liền hầu hết các dự án nước tại địa phương trên toàn quốc. Hệ thống sử dụng toàn bộ nguồn nước của Israel- khoảng 2 triệu mét khối một năm để uống, tưới và sản xuất điện. Nhờ có đường ống dẫn nước Quốc gia, phía nam sa mạc phát triển bền vững và vùng đất của họ được sử dụng rỗng rãi cho phát triển nông nghiệp.

Israel đã thành công với công nghệ tưới nhỏ giọt rất có giá trị trong tiêu dùng nước nông nghiệp mặc dù năng suất nông nghiệp vẫn tăng hàng năm, bằng việc phát triển các phương pháp tưới tiên tiến và tăng hiệu quả nước. Mặc dù việc cung cấp nước ít, nhưng quốc gia này vẫn đáp ứng phần lớn nhu cầu lương thực của mình. Thành tựu nổi tiếng nhất của Israel trong lĩnh vực tưới là việc phát triển hệ thống tưới nhỏ giọt phương pháp tưới hiệu quả nhất được biết tới cho đến nay.

Israel được coi như quốc gia hàng đầu trong công nghệ tưới nhỏ giọt từ đầu những năm 1960, khi các nhà nghiên cứu và các nông trang viên của Israel sáng tạo nên tưới nhỏ giọt để vượt qua các điều kiện khắc nhiệt sa mạc. Sự đổi mới này đáp ứng được nhu cầu trên thế giới về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, có hiệu quả, từ đó tạo nên thị trường tưới nhỏ giọt toàn cầu. Tưới nhỏ giọt dựa trên quan niệm thực tiễn là tối ưu hóa hiệu quả sử dụng số lượng nước hạn hẹp bằng cách nhỏ giọt vào vị trí của cây trồng chiến lược.

Không chỉ dừng lại ở đó, suốt những năm qua Israel vẫn luôn đạt được tiến bộ trong công nghệ tưới nhỏ giọt, tạo điệu kiện tối ưu hóa chất lượng và số lượng nước đối với nhiều loại đất màu và cây trồng bao gồm: Tưới thấp hơn bề mặt giúp đưa nước trực tiếp đến rễ cây, giảm thiểu việc bốc hơi nước đến 20%. Tưới bón Việc bón phân qua hệ thông tưới nhỏ giọt đảm bảo các chất như photpho, được tưới trực tiếp vào rễ cây. Tính đặc thù để ngăn ngừa muối tích tụ ở rễ cây Ống tưới bù áp tạo khả năng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng ổn đinh cho các cánh đồng trồng hoa màu công nghiệp ví dụ như mía. Thế hệ mới của ống nhỏ giọt đối với trồng cây trong nước - Sự phát triển của cây trồng trong nhà kính không cần đất màu.

Quá trình quản lý nguồn nước tưới cho nông nghiệp được thực hiện theo mô hình Mô hình nghiên cứu và phát triển (R&D) duy nhất. Mô hình này cho phép trao đổi nguồn thông tin hai chiều giữa các nghiên cứu và nông trang viên. Những vấn đề phát sinh trên cánh đồng được nhà nghiên cứu tìm hiểu trực tiếp và đưa ra các giải pháp cụ thể. Kết quả của các giải pháp này được kiểm nghiệm ngay trên cánh đồng.

2.2.2. Một số nghiên cứu và kinh nghiệm về xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1. Đề tài hiện đại hóa thủy lợi vùng ĐBSH phục vụ nông thôn mới

Tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2012) đã nghiên cứu xây dựng hiện đại hóa hệ thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng phục vụ nông thôn mới. Theo tác giả, hiện nay cơ sở hạ tầng NTM tiếp tục được đầu tư, nhiều công trình thủy lợi được xây mới và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết đó là: (i) Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, nên kém hiệu quả và chưa bền vững (ii) Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hệ thống thủy lợi (HTTL) một số nơi còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt và biến đổi khí hậu. Nhiều công trình đầu tư không đồng bộ, quản lý kém, xuống cấp nhanh, phát huy hiệu quả kém (iii) Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng gia tăng (iv) Việc phát triển các khu công nghiệp, các làng nghề và khu đô thị... đã tạo sức ép rất lớn về cấp nước, tiêu thoát nước, môi trường nước, phá vỡ nhiệm vụ thiết kế ban đầu của các hệ thống công trình thủy lợi. Những hạn chế

này tồn tại trên hầu hết các hệ thống thủy lợi của nước ta. Trong đó có vùng Đồng Bằng Sông Hồng, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng còn có những vấn đề như sau:

(1) Thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch HTTL với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn:

Quy hoạch HTTL liên quan trực tiếp với quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp, thoát nước, quy hoạch cấp điện và tạo cảnh quan môi trường. Thực tế, công tác quy hoạch hiện nay như sau:

- Quy hoạch HTTL chủ yếu đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa theo kịp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

- Quy hoạch hạ tầng kinh tế kỹ thuật chưa coi HTTL là một hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, do đó thiếu sự đồng bộ. Nước thải các khu công nghiệp, làng nghề, dân cư gây ô nhiễm nguồn nước tưới trong các HTTL. Phát triển đường giao thông, quy hoạch các dân cư mới chia cắt hệ thống kênh mương... Điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 49)