Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 31 - 34)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợ

thủy lợi theo tiêu chí NTM

2.1.5.1. Chính sách và pháp luật Nhà Nước

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Chính sách có vai trò cực kỳ quan trọng tác động đến quá trình thực hiện chương trình NTM nói chung và tiêu chí thủy lợi nói riêng. Đặc biệt là đối với thủy lợi khi yêu cầu thực hiện tiêu chí này được xem là khó nhất do yêu cầu nguồn vốn lớn và cần phải có đóng góp của sức mạnh cộng đồng.

Các chính sách của nhà nước về khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp và sẽ góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Các chính sách khuyến khích phát triển thủy lợi trong đó có các nội dung khuyên khích doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ gia đình (tổ chức, cá

nhân) hoạt động có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước sẽ được thúc thúc đẩy. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển hệ thống thủy lợi dựa vào nguồn lực cộng đồng.

Bên cạnh đó, các đề xuất chính sách hỗ trợ kiên cố, hoàn thiện hệ thống kênh mương, cống, kết hợp giao thông nội đồng cũng góp phần củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo cuộc sống dân cư nông thôn hiện nay (Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2014).

2.1.5.2. Trình độ phát triển kinh tế xã hội

Trình độ phát triển của kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới tích lũy và khả năng huy động vốn của địa phương. Kinh tế xã hội có phát triển, càng có nhiều nguồn lực hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguôn vốn lớn như các công trình thủy lợi. Đồng thời trình độ phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo những nhu cầu ngày càng cao và khắt khe về nước sản xuất và nước sinh hoạt. Đặc biệt, công tác thủy lợi gắn liền với tiêu chí nước sạch nông thôn trong chương trình NTM. Do đó, đây là yếu tố có sự tác động không nhỏ tới quá trình thực hiện tiêu chí này.

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội khiến ngân sách nhà nước đặc biệt là ngân sách địa phương có thêm nguồn lực để chia sẻ cho ngành thủy lợi. Đặc biệt với đặc thù có mức đầu tư ban đầu rất cao, khai thác thủy lợi hầu hết được dành cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc nhà nước bao tiêu hỗ trợ. Do đó chịu sự tác động mạnh của tình hình ngân sách nhà nước trong kỳ. Hơn thế nữa, sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện tốt hơn nữa cơ sở hạ tầng về thủy lợi, đảm bảo nhu cầu nước không chỉ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt mà còn hỗ trợ cung cấp nước cho các cụm kinh tế, công nghiệp. Vì vậy, đầu tư phát triển thủy lợi là điều tất yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của mỗi địa phương.

2.1.5.3. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật

Theo Phạm Hồng Giang (2008), Không như các ngành, lĩnh vực khác, thủy lợi là một lĩnh vực có khoa học kỹ thuật đặc thù. Bao gồm rất nhiều nội dung từ xây lắp cho đến vận hành quản lý và sử dụng phần mềm. Do đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả xây dựng các công trình thủy lợi. Đặc biệt hơn, ở một số địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn. Việc lựa chọn kỹ thuật thủy lợi như thế nào là điều hết sức

quan trọng. Nhằm hạn chế được các rủi ro do thủy văn đồng thời giảm chi phí, tiết kiệm nguồn tài chính cho địa phương. Đồng thời hệ thống thủy lợi phù hợp cũng sẽ được vận hành và bảo trì một cách hợp lý, kéo dài thời gian sử dụng cho người dân.

2.1.5.4. Tập quán sản xuất và nhu cầu về nước

Theo Trần Chí Trung (2013), Các công trình thủy lợi gắn liền với sản xuất nông nghiệp và nhu cầu nước sạch nông thôn. Do đó, tập quán sản xuất và nhu cầu về nước ở địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng hệ thống thủy lợi. Với những yêu cầu khắt khe về đảm bảo nguồn nước tưới, nguồn nước nuôi trồng thủy sản, chống úng, chống mưa lũ, chống hạn hán…Hệ thống thủy lợi muốn xây dựng thành công tất yếu phải phân tích tập quán sản xuất và nhu cầu về nước ở địa phương. Bởi lẽ đó là căn cứ để xây dựng hệ thống thủy lợi có thể đáp ứng tất cả các tiêu chí nêu trên đống thời đảm bảo nguồn nước luôn sẵn có cho sản xuất và tiêu dùng.

2.1.5.5. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp

Sự phối kết hợp thể hiện: Thứ nhất, quán triệt và thống nhất trong tổ chức về ý nghĩa và nhiệm vụ trong công tác xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn mới; Thứ hai, là cầu nối hiệu quả giữa chính quyền và người dân; Thứ ba, tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào thi đua nhằm huy động nhân lực, vật lực giải quyết các công việc cụ thể, Thứ tư, gương mẫu, trách nhiệm và đi đầu trong việc triển khai, thực hiện và duy trì sử dụng các công trình, thành quả của công tác xây dựng nông thôn mới.

2.1.5.6. Thu hút đầu tư vào nông thôn

Các doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là ngành sản xuất có nhiều rủi ro, đầu tư lớn mà hiệu quả thấp và mâu thuẫn giữa thị trường lớn trong khi sản xuất nhỏ. Nếu không giải quyết được các mâu thuẫn này thì việc thu hút đầu tư nguồn lực vào nông nghiệp, nông thôn sẽ không mang lại hiệu quả. Trong khi đó, quá trình quản lý thủy lợi hiện nay gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp nhà nươc làm ăn không có hiệu quả. Sử dụng các công trình không phù hợp, không đúng mục đích gây ra lãng phí cho ngân sách của nhà nước.

Theo Bộ NN&PTNT (2013), hiện nay, trên 90% doanh nghiệp khai thác các công trình thủy lợi trên cả nước lại đang hoạt động theo phương thức giao kế hoạch. Nhiều chuyên gia kinh tế am tường về lĩnh vực thủy lợi cho

rằng, cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý chuyên ngành, mặt khác làm hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân viên có xu hướng ngày càng tăng. Hệ lụy dẫn tới là các hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp nhanh, chất lượng cung cấp dịch vụ thấp. Cơ chế này không phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, nước, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác của tổ chức quản lý khai thác để tăng nguồn thu.

Vì vậy, khuyên khích các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, trong đó đầu tư vào hệ thống thủy lợi là yếu tố quan trọng tác động đến tái cơ cấu ngành thủy lợi hiện nay, nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, sử dụng nguồn vốn và các công trình thủy lợi hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 31 - 34)