Tổ chức giải quyết những vấn đề công trình xóm, làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 89)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015)

Qua sơ đồ về tổ chức giải quyết những vấn đề công trình xóm, làng cho thấy, không có sự hiện diện của các cấp chính quyền địa phương. Ban chỉ đạo NTM cấp xã chỉ có vai trò hỗ trợ các tổ sản xuất và nhóm hộ để giải quyết vấn đề của thủy lợi nội đồng như lưu lượng nước lấy vào ruộng, sửa chữa bờ be các thửa ruộng, sửa chữa ruộng sau mưa hoặc xuống cấp. Việc sửa chữa tu bổ hoàn toàn do người dân tự chịu trách nhiệm.

Bảng 4.20. Kết quả tổ chức xây dựng các công trình cấp xóm trong năm 2015 xóm trong năm 2015

Nội dung ĐVT Xuân Mãn

Yên Khoái

Xuân Dương

Xây cổng điều tiết lấy nước vào các ruộng khó cấp nước Lần 12 10 7

Be bờ ruộng Km 7 5 4

Tháo nước khi có ngập úng trong ruộng Km 3 3 1 Sửa chữa bờ ruộng khi hỏng hóng Lần 6 5 2

Nguồn: Phiếu điều tra (2015) Ban chỉ đạo NTM xã Các tổ sản xuất, nhóm hộ Vấn đề cần giải quyết ngay lập tức Giải quyết vấn đề Hỗ trợ

Kết quả cho thấy, người dân đã tự tổ chức được rất nhiều cuộc điều tiết nước và sửa chữa bờ ruộng khi bị hỏng hóc, Mỗi năm sau mỗi vụ mùa các hộ dân, tổ sản xuất đều tổ chức các đợt kiểm tra lẫn nhau về chất lượng be bờ và hỗ trợ khắc phục. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của các thôn trưởng cũng cho thấy đã có nhiều km bờ thửa được sửa chữa bởi chính sự đóng góp công sức của người dân địa phương.

4.1.6. Tình hình quản lý các công trình thủy lợi

4.1.6.1. Mô hình quản lý thủy lợi tại địa phương

Quản lý các công trình thủy lợi là công việc quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống thủy lợi vận hành ổn định và bảo dưỡng định kỳ. Cùng với chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Lộc Bình nói riêng đã có những quy định về quản lý các công trình thủy lợi, bao gồm cả các công trình nông thôn mới. Cụ thể:

Về các cấp quản lý các công trình thủy lợi:

- Quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi: Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi ở địa phương. Cơ quan quản lý về thuỷ lợi ở địa phương có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

- Bảo vệ công trình thuỷ lợi: Công trình thuỷ lợi do tổ chức, cá nhân nào khai thác thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình. Công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi địa phương nào thì Uỷ ban nhân dân nơi đó có trách nhiệm tổ chức bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng.

- Các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi: Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp Thuỷ nông các huyện, thị xã trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra còn có các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của hợp tác xã nông nghiệp, Ban chỉ đạo sản xuất thôn bản, hợp tác xã dùng nước, hội những người dùng nước, tổ thuỷ nông thôn bản hoặc cá nhân nhận quản lý khai thác.

- Phân cấp quản lý công trình:

+ Những công trình do Xí nghiệp thuỷ nông quản lý: Đối với đập dâng, kênh mương tự chảy: Có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên; Đối

với hồ chứa: Có chiều cao đập đất từ 8 m trở lên và diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên.

Đối với trạm bơm điện: Có diện tích phục vụ tưới từ 5 ha đất canh tác trở lên. Đối với trạm bơm thuỷ luân: Có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên.

Các trạm thuỷ điện: Có công suất từ 50 KW trở lên.

+ Những công trình do hợp tác xã nông nghiệp, Ban chỉ đạo sản xuất thôn bản, hợp tác xã dùng nước, hội những người dùng nước, tổ thuỷ nông thôn bản hoặc cá nhân nhận quản lý khai thác:

Các đập dâng, kênh mương tự chảy: Có diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 10 ha.

Các hồ chứa: Có chiều cao đập đất thấp hơn 8m và diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 10 ha.

Các công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, kể cả hệ thống tự chảy và có động lực.

Các trạm thuỷ diện: Có công suất nhỏ hơn 50 KW.

Các trạm bơm điện: Có diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 5 ha; các trạm bơm thuỷ luân có diện tích tưới nhỏ hơn 10 ha.

Các công trình thuỷ lợi khác chủ yếu do nhân dân và các thành phần kinh tế khác tự đầu tư xây dựng.

Bảng 4.21. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tham gia quản lý

Công trình Xí nghiệp thủy nông HTX, Ban chỉ đạo sản xuất Địa phương (Cấp xã) Người dân tự quản Tổng cộng Hồ chứa 13 0 14 0 27 Đập dâng 21 0 23 0 44 Kênh cấp I 0 24 0 0 24 Kênh cấp I 0 0 54 0 54 Kênh cấp I 0 0 66 46 112 Kênh cấp I 0 0 0 200 200 Kênh cấp I 4 0 0 0 4

Trong 27 hồ chứa, có 13 hồ dung tích lớn do Xí nghiệp KTCTTL Lộc Bình quản lý, 14 hồ dung tích nhỏ do địa phương quản lý. Trong 13 hồ do Xí nghiệp KTCTTL Lộc Bình quản lý, có 3 hồ bị xuống cấp nghiêm trọng, cống hồ bị hỏng, mương bị vùi lấp không còn khả năng phục vụ sản xuất (Hồ Nà Ne, xã Khuất Xá; Hồ Nà Tàu, xã Yên Khoái; Hồ Nà Dày, thị trấn Lộc Bình).

Trong 14 hồ do địa phương quản lý, có 2 hồ chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, chưa có kênh mương nên không phát huy hiệu quả (Hồ Bó Tảng, xã Xuân Tình; Hồ Nà Pao, xã Vân Mộng), có 4 hồ bị vùi lấp, dân đã làm ruộng trong lòng hồ (Hồ Nà Lầm, xã Lục Thôn; Hồ Khéo Khắt, Hồ Khau Cải, Hồ Nà Núm, xã Đồng Bục).

Trong 44 đập dâng, có 21 đập dâng do Xí nghiệp KTCTTL Lộc Bình quản lý, 23 đập dâng còn lại quy mô nhỏ do địa phương quản lý.

Đối với 4 trạm bơm điện, đều được giao cho Xí nghiệp KTCTTL Lộc Bình quản lý. Trong đó có 01 trạm bơm điện mới được xây dựng và đưa váo sử dụng năm 2012 (Trạm bơm cấp nước sản xuất nông nghiệp tiêu khu 1 + 2 thị trấn Na Dương).

Nhìn chung các công trình thủy lợi huyện Lộc Bình đã được đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình đập đầu mối được đầu tư khá kiên cố. Tuy nhiện do các công trình đã đưa vào sử dụng lâu năm nên nhiều công trình đã xuống cấp, cần được đầu tư nâng cấp; hệ thống kênh mương chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, còn 45% mương chính chưa được kiên cố; diện tích chủ động tưới mới đạt 62% diện tích đất trồng lúa.

4.1.6.2. Thực trạng về quản lý nước tưới và sửa chữa kênh mương

Đối với kết quả tổ chức quản lý và sửa chữa kênh mương, hiện các đơn vị được phân cấp đã thực hiện quản lý 48 km kênh cấp I và cấp II liên xã, 30 km kênh cấp II chính, 112 kênh cấp 3 và khoảng 200 km kênh nội đồng. Trong giai đoạn 2012 – 2015, huyện cũng đã tiến hành quy hoạch và vận động các cấp quản lý tu sửa kênh mương. Tuy nhiên, đến năm 2015 hầu hết các hạng mục đều chưa đạt được kế hoạch đề ra Cụ thể, đối với của cống lấy nước, mới chỉ 52,17% số cửa cống đã được tu bổ, số lượng kênh cấp I và cấp II liên xã được sửa chữa mới chỉ đạt 55,26% tổng chiều dài theo kế hoạch của các đơn vị quản lý hệ thống kênh liên xã. Bên cạnh đó kênh cấp 2 chính của địa phương mới chỉ hoàn thành 64% do thiếu ngân sách thực hiện, đặc biệt là ở các xã khó khăn.

Đối với các kênh cấp III, là kênh do các tổ tự quản, người dân quản lý thì tỷ lệ hoàn thành khá cao, đạt 89,29% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do người dân đã phát huy được tính chủ động trong xây dựng nông thôn mới khi quyền quản lý được trao tận tay cho các hộ, nhóm nông dân, khiến việc tu sửa được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, phần kênh nhánh nội đồng, bờ vùng mới chỉ hoàn thành 50% do bởi bố trí rời rạc của các thửa ruộng cũng như chưa xác định được rõ về trách nhiệm của từng hộ đối với các diện tích liền kề. Hơn nữa, theo nhiều nông dân, việc kiên cố là không thực sự cần thiết do người dân có thể chủ động thay đổi, đắp, be bờ sau mỗi vụ sản xuất mà không cần phải kiên cố.

Bảng 4.22. Kết quả sửa chữa kênh mương trên địa bàn huyện trong năm 2012 – 2015

Công trình Khối lượng Tỷ lệ hoàn thành Kế hoạch Thực hiện Cửa cống 23 12 52,17 Cấp I,II liên xã 38 21 55,26 Cấp II đồng chính 25 16 64,00 Cấp III 112 100 89,29 Bờ vùng 200 100 50,00

Nguồn: Ban chỉ đạo XDNTM Lộc Bình (2015)

4.1.7. Tình hình đạt tiêu chí thủy lợi trong bộ tiêu chí Nông thôn mới

Theo UBND huyện Lộc Bình, tính đến hết năm 2015, hiện mới chỉ có xã Xuân Mãn là xã đầu tiên của huyện Lộc Bình được công nhận đạt Nông thôn mới, trong đó tiêu chí thủy lợi hoàn thành với tỷ lệ > 75%. Có 19 xã đã đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt trên 50%; 8 xã có tỷ lệ kiên cố hóa thấp hơn 50%.

Cụ thể với một số tiêu chí, chỉ có rất ít công trình và xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới. Với tiêu chí hồ chứa, hiện chỉ có 3 hồ trên địa bàn toàn huyện có khả năng tích nữa đầy đủ theo đúng quy trình vận hành và cấp nước đạt yêu cầu. Trong khi đó, có tới 15 hồ trên tổng số 27 hồ chứa hiện có không cấp đủ nước trong các tháng thiếu nước mùa khô. Theo nhiều người dân và cán bộ địa phương, nhiều hồ chứa không phát huy hết hiệu quả của mình trong các tháng 6, 7, 8 và 11, 12 do lượng nước từ các con suối đổ về thấp, nhiều vùng vẫn tiếp tục phải sử dụng nguồn nước ngầm hoặc trồng trọt trong điều kiện thời tiết tự do. Nội dung đánh giá thứ hai theo tiêu chí nông thôn mới đối với các hồ chứa là

mức độ bùn cát lắng đọng của các hồ chứa và ảnh hưởng của chúng tới khả năng vận hành hồ. Kết quả cho thấy, 11% số hồ hiện có có bề mặt bùn cát lắng đọng thấp hơn ngưỡng cửa vào lấy nước, 67% số hồ có bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn ngưỡng cửa lấy nước nhưng thấp hơn 1/5 chiều cao đường ống dẫn nước chính của cửa và có tới 22% số hồ có bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn 1/5 đường ống dẫn nước chính của cửa.

Bảng 4.23. Đánh giá hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM thông qua một số chỉ tiêu TT Hạng mục Số công trình Số lượng đạt I Hồ chứa 27 1 2 3

Hồ chứa tích nước đầy đủ theo đúng quy trình vận hành hoặc cung cấp đủ lượng nước yêu cầu

Hồ chứa không cấp đủ lượng nước trong các tháng thiếu nước mùa khô: Hồ chứa không cung cấp đủ lượng nước yêu cầu cho hầu hết các tháng

3 15 9 4 5 6

Bề mặt bùn cát lắng đọng thấp hơn ngưỡng vào của cửa lấy nước

Bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn ngưỡng vào cửa lấy nước nhưng thấp hơn 1/5 chiều cao đường ống dẫn nước chính của cửa

Bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn 1/5 đường ống dẫn nước chính củacửa

3 18 6 7 8 9 Bờ hồ chứa không bị sạt lở

Bờ hồ chứa bị sạt lở trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi Bờ hồ chứa sạt lở vượt quá phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

3 16 8 10 11 12

Công trình được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ theo quy định

Công trình được tu sửa, bảo dưỡng định kỳ nhưng không theo quy định Công trình không được kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng

0 18 9 13 14 15

Không có bất kỳ hoạt động gây mất an toàn và lấn chiếm trái phép phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Hoạt động được cấp phép trong phạm vi bảo vệ lòng hồ nhưng làm thu hẹp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước hoặc cản trở việc vận hành công trình

Có các hoạt động nghiêm cấm tiến hành trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

0

10

17

Bảng 4.24. Đánh giá hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới (tiếp) TT Hạng mục Số công trình Số lượng đạt II Đập dâng 44 1 Thân đập a b c

Tràn còn nguyên hình dạng, chưa bị nứt nẻ, bong tróc, phá hủy Tràn bị bong tróc, nứt nẻ nhỏ, chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,5mm Tràn và thiết bị tiêu năng bị nứt nẻ, bong tróc lớn hoặc bị phá hủy

35 6 3 d

e

Hạ lưu tràn không bị xói lở

Hạ lưu tràn bị xói lở gây mất an toàn đập và các công trình khác

40 4 f

g

Cửa van điều tiết dòng chảy qua tràn hoạt động tốt

Cửa van điều tiết dòng chảy qua tràn bị hỏng, không hoạt động được

40 4 2 Vai đập a b c

Không có hiện tượng rò nước qua thân, vai đập; không xuất hiện mạch sủi sau đập

Có hiện tượng rò rỉ nước qua thân đập hoặc vai đập, nước trong Nước rò thành dòng lớn hoặc thành vòi qua thân, vai đập nước trong hoặc có dòng thấm, mạch sủi nước đục

29 10 5 d e f

Không có hiện tượng lún sụt, nứt nẻ, bong tróc, phá hủy ở thân, nền và vai đập

Không có hiện tượng lún sụt, chỉ bị nứt nẻ, bong tróc nhỏ Có hiện tượng lún sụt hoặc nứt nẻ lớn

7

33 4

3 Duy tu bảo dưỡng

a

b c

Công trình được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ theo quy định

Công trình được tu sửa, bảo dưỡng định kỳ nhưng không theo quy định: Công trình không được kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng

19 20 5 d e f g

Không có bất kỳ hoạt động gây mất an toàn và lấn chiếm trái phép phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Hoạt động được cấp phép trong phạm vi bảo vệ lòng hồ nhưng làm thu hẹp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước hoặc cản trở việc vận hành công trình

Hoạt động lấn chiếm hành lang bảo vệ nghiêm trọng gây mất an toàn

0

2

42 Nguồn: Tổng hợp và đánh giá của tác giả theo bộ chỉ tiêu (2015)

Nguyên nhân là do các lòng hồ không được nạo vét định kỳ dẫn đến lượng bùn cát lắng đọng cao, đặc biệt sau mỗi mùa mưa, lượng bùn và cát tích trữ với số lượng ngày càng nhiều, do không có kế hoạch nạo vét nên ảnh hưởng không tốt tới khả năng tích nước và cấp nước của các công trình này vào mùa khô. Một nội dung nữa để đánh giá chất lượng công trình hồ chứa trên địa bàn huyện Lộc Bình đó là đánh giá mức độ sạt lở của công trình hồ chứa. Trong đó các hồ chứa đủ tiêu chuẩn thì không có bờ bị sạt lở. Tuy nhiên trong số 27 công trình hồ trên địa bàn toàn huyện, chỉ có 11% số công trình không có hiện tượng sạt lở ở hồ, 59% công trình có hiệ tượng sạt lở nhưng vẫn trong phạm vi bảo vệ của công trình, không ảnh hưởng quá lớn tới việc giữ nước và cấp nước. Tuy nhiên trên địa bàn huyện hiện nay có tới 8 công trình có bờ hồ bị sạt lở nghiêm trọng gồm Hồ Nà Ne, Hồ Nà Tàu, Hồ Nà Dày, Hồ Nà Lầm, Hồ Khéo Khắt, Hồ Nà Núm, Hồ Xuân Tình, Hồ Bó Tảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 89)