Quy hoạch công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tạ

4.1.2. Quy hoạch công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

4.1.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ đến năm 2020 của toàn huyện

Hiện nay, huyện đã có quy hoạch tổng thể về thủy lợi trên địa bàn để đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho nhân dân tới năm 2020. Tuy nhiên việc thực hiện vẫn chưa hoàn chỉnh. Theo UBND huyện Lộc Bình, hệ thống kênh mương chính với chiều dài 305 km sẽ được kiên cố hóa đạt 75 – 80% vào năm 2020, các đoạn kênh xuống cấp cũng sẽ được sửa chữa, tu bổ; 200km kênh mương nhánh nội đồng cũng sẽ được kiên cố. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục mở rộng thêm 50 – 100k kênh mương nội đồng trên toàn địa bàn huyện để tiếp tục đưa nước tới những nơi sản xuất nông nghiệp hiện còn chưa được cấp nước, bên cạnh đó, các công trình dẫn nước, tiêu nước cũng sẽ được hoàn thiện cho đến năm 2020.

Bảng 4.3. Quy hoạch một số hạng mục công trình thủy lợi đến năm 2020

Hạng mục ĐVT

Toàn tỉnh Tỷ lệ sau quy hoạch (%) Hiện trạng Quy hoạch đến 2020 Xuân Mãn Yên Khoái Xuân Dương I. Hệ thống kênh mương

Kênh mương nội đồng được kiên cố

Km 166 305 >80 >80 >70

Kênh nhánh nội đồng kiên cố

Km 100 200 >80 >80 >70

II. Trạm bơm mới Trạm 4 8

III. Đập dâng mới Đập 44 56 >80 >80 >70

IV. Hồ tích nước đủ tiêu chuẩn

Nâng cấp hồ đã có Km 10 27 - -

Hồ xây mới Km 0 3 - -

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Theo đó, hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố sẽ được xây dựng từ nay đến năm 2020, đảm bảo tất cả các kênh mương nội đồng đều được kiên cố hóa hoặc kiên cố hóa tới 70 – 80%. Trong khi đó, các nhánh kênh mương khác sẽ tiếp

tục được gia cố, tăng sức chống chịu xói mòn, sạn lút. Toàn bộ 100 km kênh mương nhánh bằng đất hiện nay sẽ được tu bổ gia cố.

Đối với các công trình trạm bơm và đập dâng mới, quy hoạch của huyện cũng nêu rõ, số lượng trạm bơm và đập dâng hiện nay không đủ để đưa nguồn nước đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như không đủ để tích lũy nguồn nước nhất là trong điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn, không thể xây được nhiều hồ chứa nước. Theo quy hoạch đến 2020, số lượng trạm bơm mới dự kiến xây là 4, tập trung cho các khu vực còn gặp nhiều khó khăn về thủy lợi hiện nay. Trong khi đó, số lượng đập dâng được xây mới là 12 đập, được thiết kể để thay đổi dòng chảy, tích trữ nước cho các hồ chứa với ước tính 43,22 m3/s. Đồng thời huyện cũng sẽ đầu tư xây dựng 03 hồ chứa mới tại xã nhằm gia tăng lượng nước dự trữ và khắc phục tình trạng thiếu nước mùa khô hạn.

4.1.2.2. Quy hoạch thủy lợi chi tiết cho từng xã

Đối với tình hình quy hoạch thủy lợi chi tiết cho từng địa phương, bao gồm quy hoạch phân vùng, quy hoạch cấp nước, quy hoạch tiêu úng và quy hoạch xây dựng công trình tiêu nội đồng, mới chỉ có xã Xuân Mãn là đã có hoàn thành theo quy hoạch chi tiết cho địa phương, trong khi đó các xã khác còn đang trong giai đoạn thực hiện quy hoạch. Việc thực huyện quy hoạch trên 29 xã, thị trấn hiện chưa có báo cáo chi tiết, hiện các địa phương chủ yếu huy động nguồn lực cho xây dựng quy hoạch hệ thống thủy lợi liên xã và các công trình cấp nước như hồ chứa và đập trên địa bàn.

Riêng về phân loại các hạng mục của từng đơn vị, có thể thấy hầu hết các đơn vị trên địa bàn huyện Lộc Bình, số lượng các mục quy hoạch thủy lợi được duyệt của từng xã còn rất hạn chế. Trong đó, xã Bằng Khánh mới chỉ có 18,56% số hạng mục được duyệt, xã Tú Mịch 11,65% số hạng mục được duyệt; xã Xuân dương 21,98% và rất nhiều xã khác như Hữu Lân, Nam Quan, Minh phát có tỷ lệ các mục được duyệt quy hoạch rất thấp. Trong khi đó Na Dương, Xuân Mãn, Yên Khoái đã có tỷ lệ quy hoạch được duyệt tính đến hết 2015 đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cho xã. Một số xã khác đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng quy hoạch đó là xã Đồng Bục 41,67% được duyệt và 31,25% đang duyệt, xã Khuất xá 37,86% đang duyệt và 24,27% đang duyệt, xã Tú Đoạn 40% đã được duyệt và 25% đang duyệt.

Bảng 4.4. Các địa phương đã có quy hoạch thủy lợi chi tiết cho từng địa phương STT Đơn vị STT Đơn vị Các mục được duyệt Các hạng mục đang duyệt Các hạng mục chưa duyệt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Lộc Bình 37 37,37 28 28,28 34 34,34 2 Na Dương 99 100,00 0 0,00 0 0,00 3 Ái Quốc 37 33,04 36 32,14 39 34,82 4 Bằng Khánh 18 18,56 34 35,05 45 46,39 5 Đồng Bục 40 41,67 30 31,25 26 27,08 6 Đông Quan 32 36,78 20 22,99 35 40,23 7 Hiệp Hạ 37 38,95 24 25,26 34 35,79 8 Hữu Khánh 37 32,17 35 30,43 43 37,39 9 Hữu Lân 22 22,45 37 37,76 39 39,80 10 Khuất Xá 39 37,86 25 24,27 39 37,86 11 Lợi Bác 30 32,97 29 31,87 32 35,16 12 Lục Thôn 39 41,94 23 24,73 31 33,33 13 Yên Khoái 86 100,00 0 0,00 0 0,00 14 Xuân Tình 31 28,18 29 26,36 50 45,45 15 Xuân Mãn 115 100,00 0 0,00 0 0,00 16 Xuân Lễ 28 30,77 32 35,16 31 34,07 17 Xuân Dương 20 21,98 11 12,09 60 65,93 18 Vân Mộng 31 31,31 25 25,25 43 43,43 19 Tú Mịch 12 11,65 28 27,18 63 61,17 20 Tú Đoạn 40 40,00 25 25,00 35 35,00 21 Tĩnh Bắc 28 28,00 32 32,00 40 40,00 22 Tam Gia 28 28,00 39 39,00 33 33,00 23 Sàn Viên 29 34,12 22 25,88 34 40,00 24 Quan Bản 27 28,13 22 22,92 47 48,96 25 Nhượng Bạn 37 32,74 36 31,86 40 35,40 26 Như Khuê 29 27,88 30 28,85 45 43,27 27 Nam Quan 22 24,44 23 25,56 45 50,00 28 Minh Phát 26 27,66 27 28,72 41 43,62 29 Mẫu Sơn 40 37,04 40 37,04 28 25,93

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Đối với các dự án và tiểu dự án thủy lợi liên xã của huyện Lộc Bình hiện huyện đã triển khải được 6 dự án lớn, các dự án còn lại vẫn đang được xây dựng theo quy hoạch đến năm 2020. Cụ thể, có 6 dự án lớn đã và đang được thực hiện là

dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Hồ Bản Chánh; Xây đập và kiên cố mương Nà Mi; Kiên cố mương Nà Pò; xây dựng các công trình thủy lợi nhorl dự án nâng cấp thủy lợi tà keo và dự án nâng cấp đập Phai Nghêu. Trong đó, dự án nâng cấp thủy lợi Tà Keo cho 04 xã gồm Sàn Viên, Tú Đoạn, Khuất xá và Quan Bản đã hoàn thành với kinh phí 62,3 tỷ đồng và được xây dựng trong vòng 17 tháng với hệ thống đồng bộ gồm kênh chính và kênh cấp 1 lấy nước từ hồ Tà Keo bảo đảm tưới cho trên 800ha đất canh tác nông nghiệp. Trong đó, nâng cấp hệ thống kênh mương dài 23,129km, kênh chính 3 dài 8,483km và kênh nhánh cấp 1 dài 14,646km. Các công trình trên kênh được thiết kế xây dựng đồng bộ với kênh như: cống đầu kênh, cống cuối kênh, cống điều tiết trên kênh, cầu máng, cầu qua kênh, cống tưới. Kết cấu kênh và công trình trên kênh bằng bê tông và thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A. Dự án hoàn thành sẽ góp phần xóa đói gảm nghèo, cải thiện kinh tế cho khoảng 20.821 người dân được thụ hưởng.

Bảng 4.5. Một số tiểu dự án thủy lợi liên xã huyện Lộc Bình

STT Tên dự án Liên xã Tình hình thực hiện

1 Nâng cấp hệ thống thủy lợi Hồ Bản Chánh

Hữu Lân, Khuất xá Đang thực hiện

2 Xây đập và kiên cố nương Nà Mi Tú Mịch, Tú Đoạn Đang thực hiện 3 Kiên cố mương Nà Pò Xã Yên Khoái Đang thực hiện 4 Xây dựng thủy lợi nhỏ Toàn huyện Đang thực hiện 5 Dự án nâng cấp thủy lợi Tà Keo Sàn Viên, Tú Đoạn, Khuất Xá

và xã Quan Bản

Đã hoàn thành

6 Dự án nâng cấp đập Phai Nghêu Xã Đồng Bục, xã Đông Quan Đang tiến hành Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Đánh giá về tình hình xây dựng quy hoạch thủy lợi của huyện, có 60% cán bộ được hỏi cho biết các nội dung quy hoạch đã phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện, 40% còn lại cho rằng nhiều hạng mục vẫn chưa rõ ràng và chưa được triển khai tới các xã cơ sở. Trong khi đó, chỉ có 36,67% cán bộ được hỏi đánh giá nội dung xây dựng quy hoạch đã phù hợp với kinh phí dự toán được hỗ trợ. Do bởi hiện nay các xã chưa hoàn thành hết các quy hoạch chi tiết về thủy lợi cho riêng mình nên việc thống kê các hạng mục công trình cần thi công và ưu tiên thi

công là rất khó khăn, từ đó kéo theo việc kinh phí hỗ trợ và kinh phí tính toán sau khi đã có tất cả kế hoạch chi tiết của các xã sẽ có mức chênh lệch lớn.

Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ địa phương về khảo sát, đánh giá lập dự án cải tạo hệ thống công trình thủy lợi

Nội dung Số

lượng

Cơ cấu (%)

1. Nội dung phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh 18 60,00 2. Nội dung đã phù hợp với dự toán kinh phí được hỗ trợ 11 36,67 3. Các dự án đã tập trung vào các khu vực trọng điểm 22 73,33 4. Việc quy hoạch do các đơn vị có chuyên môn thực hiện 23 76,67 5. Việc thực hiện quy hoạch diễn ra đúng kế hoạch, chính sách

của Đảng và nhà nước

14 46,67

6. Các dự án đều được giao cho các nhà thầu có năng lực 17 56,67 Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

Đa số các cán bộ cũng cho rằng, hầy hết các công trình lớn, liên xã theo quy hoạch tổng thể của huyện cũng đều được tập trung cho các khu vực trọng điểm. Tuy nhiên do đến nay, nhiều xã mặc dù đã thực hiện xong các tiêu chí về NTM khác nhưng tiêu chí quy hoạch thủy lợi vẫn chưa hoàn thành nên việc diễn ra theo đúng kế hoạch đã định là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các nhà thầu có năng lực để thực hiện các công trình trên địa bàn huyện còn nhiều vấn đề nên tình trạng chậm bàn giao, chậm tiến độ.

Theo đánh giá của người dân tại các xã được khảo sát, trong số 27 xã hiện chỉ có xã Xuân Mãn đã cơ bản hoàn thành mục tiêu Nông thôn mới trong đó có tiêu chí thủy lợi. Bằng cách đó, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa những xã đã hoàn thành và những xã chưa hoàn thành. Theo đó, đánh giá của người dân về các nội dung liên quan tới quy hoạch cho thấy, đối với câu hỏi về sự phù hợp của quy hoạch với từng khu vực sản xuất, tại Xuân Mãn chỉ có 17,5% số người được hỏi cho biết quy hoạch chưa phù hợp, trong khi đó ở hai xã còn lại là 47,5% và 60%. Đặc biệt nhất là xây dựng quy hoạch có sự tham gia của người. Tại xã Xuân Mãn, hầu hết người trả lời đều cho biết, quy hoạch được lập dựa trên sự tham gia của người dân. Trước khi quy hoạch hệ thống thủy lợi, cán bộ xã đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể tiến hành họp với dân để phân tích đánh giá tình hình thủy lợi trên địa bàn xã, sau đó mới tiến hành xây dựng quy hoạch dựa trên các ý kiến đóng

góp của người dân. Thậm chí ở một số làng, người dân còn cử người đại diện tham gia, theo dõi việc dự thảo là lập quy hoạch cho mình. Trong khi đó, ở các xã còn lại rất ít người dân được tham gia.

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về quy hoạch thủy lợi của địa phương

Nội dung

Xã Xuân Mãn Xã Yên Khoái Xã Xuân Dương Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Quy hoạch chưa phù hợp cho từng

khu vực sản xuất 7 17,50 19 47,50 24 60,00 2. Lập quy hoạch không có sự tham

gia của người dân 4 10,00 23 57,50 28 70,00 3. Quy hoạch, kế hoạch chưa tính hết

các vấn đề trên thực tế đồng ruộng 10 25,00 18 45,00 23 57,50 4. Nhiều nhà thầu chưa đủ năng lực 16 40,00 25 62,50 24 60,00 5. Các công trình có chất lượng thấp,

dễ bị hỏng hóc 10 25,00 16 40,00 16 40,00

Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

Tuy nhiên một vấn đề cũng cần xem xét đó là tính chất của từng địa bàn khác nhau. Trong khi tại xã Xuân Mãn, nơi có địa hình tương đối thuận lợi thì tại các xã vùng khó khăn như Xuân Dương, việc tính toán hết đến các vấn đề thực tế trên đồng ruông là rất khó. Hơn nữa, hầu hết các nhà thầu ở một số xã là nhà thầu ở địa phương, trang thiết bị còn hạn chế khiến chất lượng công trình nhiều nơi chưa đảm bảo. Đây là những thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 71)