Thực trạng tổ chức xây dựng các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tạ

4.1.5. Thực trạng tổ chức xây dựng các công trình

4.1.5.1. Tổ chức xây dựng, tu bổ các công trình thủy lợi liên xã a. Các công trình lớn, liên xã

Các công trình lớn liên xã chủ yếu là các, các công trình mới với vốn đầu tư cao, các loại hồ chứa, đập chứa có thể được sử dụng cho rất nhiều xã trên địa bàn. Việc xây dựng và tu bổ các công trình thủy lợi liên xã được thực hiện dựa trên các mô hình tổ chức của tu bổ công trình thủy lợi liên xã và công trình cấp xã. Tuy nhiên, với một số công trình lớn, trọng điểm, việc đầu tư xây dựng được tổ chức dựa trên sự phối hợp giữa cấp huyện và các doanh nghiệp quản lý các công trình đầu mối.

Theo đó, đối với các công trình lớn như hồ, đập, trạm bơm công suất lớn, tỉnh sẽ làm chủ đầu tư của các công trình đó, tỉnh sẽ phôi hợp với huyện mà công trình sẽ được xây dựng trên địa bàn để tiến hành khảo sát về nhu cầu sử dụng nước, nhu cầu tiêu phòng chống thiên tai, từ đó xây dựng đề án xây dựng công trình.

Đối với một số công trình không thuộc quản lý của địa phương, tỉnh sẽ giao cho đơn vị, doanh nghiệp phụ trách các công trình thủy lợi của huyện như xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi lên phương án cụ thể, dự toán để xây dựng công trình.

Hình 4.2. Tổ chức xây dựng các công trình đầu mối

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ thông tin thu thập (2015) Sau khi có phương án cụ thể, xí nghiệp sẽ phối hợp với các cấp huyện tỉnh, tiến hành đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện phương án phù hợp, cấp vốn và tiến hành kiểm tra giám sát việc xây dựng các công trình. Bên cạnh đó, công ty quản lý công trình cũng sẽ phải làm việc với UBND các xã có liên quan, các ban quản lý xây dựng NTM ở các xã và cộng đồng dân cư trong phạm vi chịu ảnh hưởng của công trình được xây dựng nhằm thống nhất ý kiến và đảm bảo lợi ích của các hộ gia đình trực tiếp nằm trong khu quy hoạch, giải phóng mặt bằng. Kết quả triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 của huyện cho thấy đã có 24km kênh cấp I được đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn huyện, 30km kênh cấp 2; 2 hồ chứa lớn trong đó có dự án xây dựng và nâng cấp hồ Bản Chánh với tổng kinh phí lên tới 31,984 tỷ đồng. Bên cạnh đó hàng loạt các đập dâng được

UBND, các sở, ban QLNTM cấp tỉnh Cấp huyện Doanh nghiệp quản lý công trình Kế hoạch cấp nước

Kế hoạch tiêu nước Quy hoạch tổng thể Nhu cầu sử dụng nước

Xây dựng phương án, dự toán cho công trình

mới

Lựa chọn nhà thầu, cấp vốn

Giám sát tiến độ, nghiệm thu

xây mới nhằm thay thế cho các đập dâng đã xuống cấp tại các hồ thủy lợi trên địa bàn huyện.

Bảng 4.14. Một số công trình mới trong giai đoạn 2011 – 2015

Tên công trình ĐVT Chiều dài, công suất

Kênh cấp I Km 8

Kênh cấp II Km 10

Hồ chứa Cái 2

Đập dâng được xây mới Cái 13

Trạm bơm đủ điều kiện Cái 4

Đập tràn Cái 20

Nguồn: Ban chỉ đạo XDNTM, UBND huyện Lộc Bình và các xã (2015)

Đánh giá tình hình tổ chức xây dựng các công trình thủy lợi mới trên địa bàn huyện Lộc Bình cho thấy, vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay đó là nguồn vốn thi công thiếu. Tất cả các cán bộ được phỏng vấn đều cho biết, tiêu chí nông thôn mới về thủy lợi hầu như rất ít xã đã được là do nguồn vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi là rất lớn, thậm chí lên tới hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó, ngân sách địa phương rất hạn hẹp, đặc biệt là những xã khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, việc huy động nguồn lực của cộng đồng lại càng gặp khó khăn hơn, dẫn tới các dự án rất khó thực hiện hoặc thực hiện nhỏ giọt, dẫn tới không hoàn thành được tiêu chí.

Vấn đề nổi cộm thứ hai đó là thời tiết bất thường khiến tiến độ thi công bị ảnh hưởng. Các công trình thủy lợi lớn như hồ chứa, đập cần thời gian thi công dài, thậm chí có công trình tiến hành xây dựng tới hơn 1 năm, trong khi đó, thời tiết ở khu vực huyện Lộc Bình khá thất thường, đặc biệt là vào mùa mưa bão, mưa lớn khiến nước dâng, dễ tạo thành lũ làm cho các công trình đang thi công phải tạm ngừng để đảm bảo an toàn, bên cạnh đó, địa hình hiểm trở ở nhiều khu vực cũng là nguyen nhân gây ra khó khăn trong quá trình thi công.

Ngoài ra, một số đánh giá về năng lực nhà thầu cũng như công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cũng được nhiều cán bộ đánh giá là chưa tốt khiến công tác bàn giao mặt bằng bị chậm, làm tăng thời gian thi công các công trình.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ về tình hình tổ chức xây mới công trình

ĐVT: Người

Nội dung đánh giá Số lượng người

Tỷ lệ (%)

Nguồn vốn thi công hạn chế 30 100,00

Phát sinh đội vốn lớn 10 33,33

Thời tiết thất thường, thời gian thi công dài 27 90,00

Năng lực nhà thầu hạn chế 18 60,00

Trách nhiệm còn chồng chéo 24 80,00

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa thực hiện tốt 21 70,00 Địa hình hiểm trở khiến việc thi công gặp khó khăn 26 86.67

Nguồn: Phiếu điều tra (2015) b. Các công trình nhỏ liên xã

Tổ chức xây dựng, tu bổ các công trình thủy lợi liên xã được thực hiện thông qua sự phối hợp của nhiều đơn vị. Trong đó, UBND huyện, ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện và ban chỉ đạo NTM cấp xã, thôn, xóm đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện xây dựng, tu bổ các công trình liên xã. Cụ thể:

 UBND huyện: Trực tiếp phòng nông nghiệp, phòng kinh tế, phòng tài nguyên, ban giải phóng mặt bằng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch hệ thống thủy lợi liên xã, phối hợp đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi và đề xuất phương án với ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện, quyết định xây dựng các công trình thông qua các phương án đã được phê duyệt.

 Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện, là đơn vị trực tiếp đánh giá, theo dõi hiện trạng hệ thống các công trình thủy lợi liên xã, tổ chức các cuộc họp với ban chỉ đạo NTM cấp xã triển khai các nội dung đã thống nhất với UBND huyện, báo cáo về nhu cầu sử dụng nước của người dân trên địa bàn.

 Ban chỉ đạo NTM cấp xã, thôn xóm, là đơn vị trực tiếp nghiên cứu, báo cáo tình hình hệ thống thủy lợi trên địa bàn mình cho ban chỉ đạo NTM huyện và UBND huyện. Đồng thời, ban chỉ đạo NTM cấp xã cũng là đơn vị có trách nhiệm triển khai các phương án đã được duyệt, tổ chức các cuộc họp và thông báo cho người dân về kế hoạch thực hiện, tổ chức huy động nguồn lực từ trong dân cư.

Hình 4.3. Tổ chức xây dựng, tu bổ các công trình thủy lợi liên xã

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ thông tin thu thập (2015)

Việc xây dựng được tiến hành sau khi có khi có kết quả đánh giá về hiện trạng hệ thống thủy lợi và kế hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi liên xã. Kế hoạch thực hiện sẽ được thống nhất tới từng xã, thôn bản thông qua UBND các xã và các ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, thôn.

Bảng 4.16. Kết quả tổ chức xây dựng thủy lợi liên xã giai đoạn 2011 – 2015

Tên công trình ĐVT Chiều dài/công suất

Kênh chính cấp I Km 12 Kênh Cấp II km 24 Trạm bơm Cái 4 Đập dâng Cái 10 Đập tràn Cái 11 Cống dẫn nước Cái 7

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình, DN thủy nông và UBND các xã (2015)

Kết quả tổ chức xây dựng hệ thống thủy lợi liên xã giai đoán 2011 – 2015, đã có 62 km kênh cấp I được xây dựng và tu bổ, 4 trạm bơm trên địa bàn các xã Xuân Mãn, Lộc Bình. Đồng Bục và Hiệp Hạ, bên cạnh đó, huyện cũng đã tu bổ, sửa chữa 10 đập dâng tại Hữu Khánh, Xuân Dương, Tú Mịch, Tú Đoạn, Tam

UBND huyện Lộc Bình Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Ban chỉ đạo NTM cấp xã,

thôn, xóm Đánh giá hiện trạng, dựa trên quy hoạch, đề án xây dựng NTM của huyện

Nhu cầu sử dụng nước người dân trên địa bàn huyện

Bàn bạc với nhân dân Lựa chọn nhà thầu Xây dựng, kiểm tra đánh giá

Gia, Quan Bản, Như Khuê, Nam Quan, Minh Phát, Hữu Lân. Đồng thời tu bổ 7 cống dẫn nước tại cụm thủy lợi Tà Keo, Nà Mi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho địa bàn.

Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về tổ chức xây dựng các công trình liên xã

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Phương pháp tổ chức mới đã thúc đẩy tiến độ xây dựng 26 86,67 Nguồn lực được tập trung vào những khu vực cần thiết 30 100,00

Chất lượng công trình tăng cao 19 63,33

Các công trình ít bị đội vốn thi công 10 33,33 Tranh thủ được sự ủng hộ về nguồn lực của nhân dân 30 100,00

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Đánh giá của cán bộ địa phương về phương pháp tổ chức và xây dựng các công trình thủy lợi liên xã cho thấy, hình thức tổ chức này đã mang lại những thuận lợi nhất định trong đó là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tu bổ các công trình., bên cạnh đó, việc phối hợp xây dựng kế hoạch và thực hiện có sự tham gia của người dân khiến nguồn lực dược tập trung vào những khu vực cần thiết, những nơi có kênh rạch, đập xuống cấp, gây nguy hiểm cho người dân, chất lượng công trình cũng có xu hướng tăng, hiện tượng vừa xây xong đã hỏng rất hạn chế do các công trình đều có sự tham gia giám sát của cộng đồng.

Hình 4.4. Một số khó khăn trong tổ chức xây dựng thủy lợi liên xã

Hơn thế nữa, việc tổ chức xây dựng các công trình liên xã cũng tranh thủ được sử ủng hộ về nguồn lực tiền và công lao động của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại trong công tác tổ chức khiến cho vốn đầu tư vào một số công trình thủy lợi bị đội lên, kinh phí hỗ trợ từ nhà nước cho xây dựng còn hạn chế tỏng khi yêu cầu vốn cho xây dựng hệ thống thủy lợi là khá cao.

Bên cạnh đó, Theo nhiều cán bộ, việc xây dựng hệ thống thủy lợi liên xã có gặp một số khó khăn do năng lực xây dựng kế hoạch, quy hoạch ở cấp xã còn chậm, năng lực cán bộ hạn chế là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Bên cacnhj đó, ở các xã vùng khó khăn như Yên Khoái, Ái Quốc, Nam An, điều kiện giao thông cộng them kinh tế còn khó khăn khiến cho việc huy động các nguồn lực là không đáng kể cho việc xây dựng, cải tạo hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện. Hơn nữa, một số chương trình cũng được thực hiện lồng ghép tại nhiều xã như chương trình 135 tại Yên Khoái cũng có hạng mục xây dựng, hỗ trợ hoàn thiện thủy lợi nhưng lại bị chồng chéo với chương trình xây dựng NTM, do đó cần phải có thời gian để các ban quản lý làm việc và thống nhất khu vực mà các chương trình phụ trách và phân bổ sao cho phù hợp. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh xây dựng thủy lợi theo tiêu chí NTM trong thời gian sắp tới cần chú ý tới sự khác biệt về điều kiện giữa các xã trong huyện.

4.1.5.2. Thực trạng tổ chức tu bổ các công trình cấp xã

Đối với tu bổ công trình cấp xã, nhìn chung hình thức tổ chức thực hiện là tương đối đơn giản hơn so với xây dựng các công trình liên xã, đặc biệt nguồn lực cộng đồng được đề cao khi nguồn vốn ngân sách chỉ hỗ trợ một phần nhỏ.

 Ban chỉ đạo NTM mới cấp xã có nhiệm vụ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể của huyện, xây dựng phương án thực hiện, quy hoạch cụ thể cho xã mình thông qua trao đổi và thống nhất với người dân về vị trí, loại công trinh cần được ưu tiên thi công. Bên cạnh đó ban bản chỉ đạo còn có nhiệm vụ xây dựng phương án thực hiện trình cấp huyện phê duyệt và tổ chức huy động nguồn lực cộng đồng.

 Đối với cấp huyện, sau khi đã nhận được kế hoạch xây dựng, sửa chữa có sự đồng thuận của cộng đồng sẽ tiến hành ra quyết định và cấp một phần kinh phí theo dự toán của kế hoạch đã được duyệt. Đồng thời hỗ trợ về kỹ thuật nếu xã có nhu cầu.

 Cộng đồng: Cộng đồng thôn, xóm là trung tâm của tổ chức xây dựng và tu bổ các công trình thủy lợi. Người dân chính là người quyết định lựa chọn,

chấp nhận phương án thực hiện, đồng thời cũng là người thực hiện. Bên cạnh các nhà thầu, người dân tại xã đóng góp một phần không nhỏ tiền và ngày công để hoàn thành các công trình thủy lợi.

Hình 4.5. Tổ chức tu bổ thủy lợi nội đồng cấp xã

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015)

Kết quả tổ chức thực hiện tu bổ công trình thủy lợi cấp xã cho thấy, toàn huyện đã kiên cố hóa được 18 km kênh cấp II, tu sửa 100 km kênh cấp III và bờ vùng, trong đó có 45 km kênh đã được kiên cố hóa. Sửa chữa, nạo vét 32 cống dẫn nước tại các đầu ruộng nhằm đảm bảo lượng nước tưới và kịp thời tưới tiêu khi có mưa lớn.

Bảng 4.18. Kết quả tổ chức tu bổ các công trình thủy lợi cấp xã

Tên công trình ĐVT Kết quả Xuân Mãn Yên Khoái Xuân Dương Kênh cấp II Km 18 2,8 1,5 1 Kênh cấp III Km 100 5 3,4 1,2 Kênh phụ nội đồng Km 100 10 3,2 - Cồng đập dẫn nước Cái 32 4 2 1

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015) Cấp huyện Ban chỉ đạo

NTM câp xã Phân tích, đánh giá tình hình Lên phương án; thực hiện phương án Trao đổi, thống nhất với cộng đồng Nguồn lực huy động từ cộng đồng, nhà nước Hỗ trợ vốn

Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong tu sửa các công trình thủy lợi cấp xã tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác tổ chức khiến hiệu quả công việc chưa cao. Chủ yếu là do thiếu nguồn lực và năng lực thực hiện của các ban quản lý xây dựng NTM cấp xã. Bảng 4.19 cho thấy đánh giá của người dân các điểm nghiên cứu.

Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về tổ chức tu sửa công trình thủy lợi cấp xã

Nội dung

Xuân Mãn Xuân Dương Yên Khoái

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nguồn vốn huy động từ người dân thấp 12 30,00 24 60,00 37 92,50 Kinh phí duy trì, tu bổ hàng năm cao 34 85,00 36 90,00 37 92,50 Lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp khiến

nhiều công trình chậm 22 55,00 21 52,50 22 55,00 Nhu cầu nước tăng nhanh nhưng quy

hoạch kế hoạch chưa theo kịp thực tiễn 33 82,50 35 87,50 36 90,00 Các vi phạm về khai thác và bảo vệ

công trình thủy lợi vẫn còn diễn ra 38 95,00 37 92,50 35 87,50 Diện tích ruộng manh mún, nhỏ lẻ khó

khăn cho việc tu bổ, cải tạo 40 100,00 38 95,00 39 97,50 Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Về tổ chức xây dựng và tu bổ công trình thủy lợi cấp xã. Có thể thấy rằng nguồn vốn dành cho xây dựng thủy lợi và kế hoạch, quy hoạch xây dựng thủy lợi là những vấn đề còn tồn tại lớn nhất hiện nay. Tại các xã Xuân Dương và Yên Khoái, phần lớn người dân đươc hòi đều cho rằng nguồn huy động từ người dân là quá thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho xây dựng hệ thống thủy lợi xã. Bên cạnh đó, các vi phạm về khai thác và bảo vệ công trình vẫn diễn ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 80 - 90)