Đánh giá của người dân về tổ chức tu sửa công trình thủy lợi cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 89)

Nội dung

Xuân Mãn Xuân Dương Yên Khoái

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nguồn vốn huy động từ người dân thấp 12 30,00 24 60,00 37 92,50 Kinh phí duy trì, tu bổ hàng năm cao 34 85,00 36 90,00 37 92,50 Lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp khiến

nhiều công trình chậm 22 55,00 21 52,50 22 55,00 Nhu cầu nước tăng nhanh nhưng quy

hoạch kế hoạch chưa theo kịp thực tiễn 33 82,50 35 87,50 36 90,00 Các vi phạm về khai thác và bảo vệ

công trình thủy lợi vẫn còn diễn ra 38 95,00 37 92,50 35 87,50 Diện tích ruộng manh mún, nhỏ lẻ khó

khăn cho việc tu bổ, cải tạo 40 100,00 38 95,00 39 97,50 Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

Về tổ chức xây dựng và tu bổ công trình thủy lợi cấp xã. Có thể thấy rằng nguồn vốn dành cho xây dựng thủy lợi và kế hoạch, quy hoạch xây dựng thủy lợi là những vấn đề còn tồn tại lớn nhất hiện nay. Tại các xã Xuân Dương và Yên Khoái, phần lớn người dân đươc hòi đều cho rằng nguồn huy động từ người dân là quá thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho xây dựng hệ thống thủy lợi xã. Bên cạnh đó, các vi phạm về khai thác và bảo vệ công trình vẫn diễn ra khiến cho việc tổ chức tu sửa hàng năm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, diện tích ruộng đất ở nhiều nơi manh mún, nhỏ lẻ cũng là những trở ngại trong quá trình tu sửa các kênh mương nội đồng, kênh mương phụ.

4.1.5.3. Tổ chức xây dựng các công trình xóm

Riêng đối với các công trình xóm, đây là các công trình thuộc hoàn toàn quyền quản lý của người dân, việc tu sửa là theo hình thức tự nguyện với nguồn lực và ngày công và nguyên vật liệu. So với các công trình cấp xã, mặc dù có nguồn vốn và kinh phí ít hơn và chủ yếu là từ huy động nhân dân. Tuy nhiên việc

sửa chữa, tu bổ các công trình nội đồng nhỏ rất quan trọng đối với việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình.

Hình 4.6. Tổ chức giải quyết những vấn đề công trình xóm, làng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015)

Qua sơ đồ về tổ chức giải quyết những vấn đề công trình xóm, làng cho thấy, không có sự hiện diện của các cấp chính quyền địa phương. Ban chỉ đạo NTM cấp xã chỉ có vai trò hỗ trợ các tổ sản xuất và nhóm hộ để giải quyết vấn đề của thủy lợi nội đồng như lưu lượng nước lấy vào ruộng, sửa chữa bờ be các thửa ruộng, sửa chữa ruộng sau mưa hoặc xuống cấp. Việc sửa chữa tu bổ hoàn toàn do người dân tự chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 89)