Huy động nguồn lực cho xây dựng hệ hống thủy lợi theo tiêu chí NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tạ

4.1.4. Huy động nguồn lực cho xây dựng hệ hống thủy lợi theo tiêu chí NTM

4.1.4.1. Nguồn lực nhân dân cho xây dựng hệ thống thủy lợi

Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới nói chung và hệ thống thủy lợi nói riêng là công việc hết sức khó khăn và cần thiết. Do đặc thù yêu cầu nguồn kinh phí cao, các hộ dân không chỉ đóng góp kinh phí xây dựng mà còn đóng góp cả ngày công lao động.

Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong xây dựng công trình

Chỉ tiêu ĐVT Xã Xuân Mãn Xã Xuân Dương Xã Yên Khoái 1. Số hộ có giao đất để xây dựng CT Hộ 23 20 10 2. Giao đất tự nguyện Hộ 23 20 10 3. Số đất giao M2 543 326 184 4. Kinh phí xây dựng BQ/ hộ đóng góp/toàn xã 1000đ 712,8 425,2 179,3 Nguồn: UBND các xã, (2015)

Bảng 4.9 cho thấy sự tham gia của người dân dân trong xây dựng công trình thủy lợi, trong giai đoạn 2011 – 2015 các xã có quy hoạch công trình thủy lợi đều có hộ dân giao đất tự nguyên cho xây dựng công trình thủy lợi, chủ yếu là đất ruộng. Theo đó, ở xã Xuân mãn có 23 hộ đóng góp với tổng diện tích lên tới 543 m2, tại xã Xuân Dương có 20 hộ đóng góp với tổng diện tích đất 326 còn ở xã Yên Khoái có 10 hộ giao đất tự nguyện với tổng diện tích 379.3 m2. Bên cạnh đó, người dân các xã cũng tiến hành đóng góp để xây dựng hệ thống thủy lợi. Riêng đối với xã Xuân Mãn, là xã đã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, số kinh phí bình quân đóng góp của các hộ gia đình từ 2011 – 2015 đã đóng góp bình quân 712,8 ngàn đồng/hộ, xã Xuân Dương là 425,2 ngàn đồng/hộ và xã Yên Khoái đạt 179,3 ngàn đồng/hộ. Có thể thấy, số lượng kinh phí đóng góp của người dân tương ứng với tình hình xây dựng nông thôn mới mà xã đạt được.

Không chỉ đóng góp tiền mặt, người dân còn đóng góp công lao động còn đóng góp ngày công lao động cho việc nạo vét kênh mương nội đồng, hỗ trợ xây dựng kiên cố kênh mương nội đồng và hỗ trợ tu sửa các công trình thủy lợi khác. Cụ thể, từ năm 2011 – 2015 tại xã Xuân Mãn đã có 440 lượt người tham gia xây dựng công trình thủy lợi, trong đó người dân tập trung sử dụng ngày công

lao động của mình cho các hoạt động xây dựng kiên cố kênh mương nội đồng. Trong khi đó, việc nạo vét kênh mương nội đồng có số ngày công lao động tương đối thấp hơn nhưng được nhiều người tham gia. Chỉ có một số ít người tham gia hỗ trợ tu sửa các công trình thủy lợi khác như trạm bơm, hồ, đập…

Bảng 4.10. Tham gia của người dân trong xây dựng công trình Thủy lợi

Tên công trình Số người tham gia

Số ngày công lao động

I. Xã Xuân Mãn 440 1736

Nạo vét kênh mương nội đồng 220 440

Xây dựng kiến cố kênh mương nội đồng 122 610 Hỗ trợ tu sửa các công trình thủy lợi khác 98 686

II. Xã Xuân Dương 275 920

Nạo vét kênh mương nội đồng 144 288

Xây dựng kiến cố kênh mương nội đồng 95 380 Hỗ trợ tu sửa các công trình thủy lợi khác 36 252

III. Xã Yên Khoái 240 870

Nạo vét kênh mương nội đồng 120 240

Xây dựng kiến cố kênh mương nội đồng 87 432 Hỗ trợ tu sửa các công trình thủy lợi khác 33 198 Nguồn: UBND các xã (2015)

Tỷ lệ người tham gia xây dựng hệ thống thủy lợi ở các địa phương có sự khác nhau, ở xã Xuân Dương và xã Yên Khoái, số người đóng góp ngày công lao động lần lượt là 275 và 240, thấp hơn nhiều so với xã xuân mãn, trong đó, tập trung chủ yếu là các hoạt động xây dựng kiên cố kênh mương nội đồng và nạo vét kênh mương. Tỷ lệ người tham gia thấp cho thấy, nguồn lực cộng đồng có ảnh hưởng trực tiếp tới những nỗ lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Bình. Trong thời gian tới, tại những xã đang tiếp tục xây dựng, cần có biện pháp huy động nguồn lực mạnh mẽ hơn.

4.1.4.2. Huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng hệ thống thủy lơi

Bên cạnh huy động sức dân, huy động tài chính cho xây dựng hệ thống thủy lợi là một trong những vấn đề then chốt để đat được tiêu chí thủy lợi. Bảng

4.8 cho thấy kết quả huy động vốn cho xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2011 – 2015.

Theo đó, trong giai đoạn 2011 – 2015 tổng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho xây dựng hệ thống thủy lợi là 113,2 tỷ trong đó 60% nguồn vốn này được sử dụng để xây dựng công trình mới, 30% trong đó được sử dụng để nạo vét và tu bổ hồ, đập, các công trình chủ chốt và một phần vốn dùng để vận hành và bảo trì các công trình lớn. Trong khi đó, huy động nguồn tài chính từ cộng đồng đạt 28,3 tỷ, chủ yếu sử dụng để xây dựng thủy lợi nội đồng (60,07%); nạo vét và tu bổ kênh mương chiếm 27,49% và tưới tiêu chống úng chiếm 12,44%.

Cơ cấu huy động và sử dụng nguồn vốn tại các xã cũng có sự khác biệt. Tại xã Xuân Mãn, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn cho xây dựng công trình mới chiếm 55% nạo vét tu bổ hồ đập chiếm 30% còn lại là vận hành công trình mới. Trong khi đó tại xã Yên Khoái, 65% số vốn được huy động để xây dựng các công trình mới, 25% để nạo vét tu bổ hồ đập và 10% cho vận hành các công trình lớn. Riêng tại Xuân Dương, do không có nhiều công trình lớn nên có 70% số vốn được sử dụng để xây dựng công trình mới, 20% còn lại chủ yếu để hỗ trợ vận hành các cửa cống lấy nước.

Giai đoạn 2015 – 2020 sắp tới, nguồn vốn có xu hướng tăng do các xã khác cũng bắt đầu dần hoàn thiện tất cả các tiêu chí của nông thôn mới trong đó có thủy lợi. Chính vì vậy, kết hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện diễn ra tốt, nguồn huy động từ cộng đồng cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện ước tính sẽ đạt 46 tỷ 500 triệu đồng trong đó xây dựng thủy lợi nội đồng có xu hướng tăng từ 57% lên 63% và tưới tiêu, chống úng có xu hướng giảm xuống khi hệ thống thủy lợi bắt đầu đi vào hoạt động ổn định.

Bảng 4.11. Nguồn vốn cho xây dựng hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung

Toàn huyện Các điểm nghiên cứu

Tổng số Tỷ lệ (%)

Xuân Mãn Yên Khoái Xuân Dương

Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ

(%) (%) (%)

1.Tổng nguồn vốn ngân sách 113,2 100,00 21 100,00 11,2 100,00 4,8 100,00

Xây dựng công trình mới 67900 59,98 11550 55,00 7280 65,00 3360 70,00 Nạo vét, tu bổ hồ đập 33960 30,00 6300 30,00 2800 25,00 960 20,00 Vận hành các công trình lớn 11,34 10,02 3,15 15,00 1,12 10,00 480 10,00

2. Nguồn huy động từ cộng đồng 28,3 100,00 8,75 100,00 2,8 100 4,2 100

Xây dựng thủy lợi nội đồng 17000 60,07 4375 50,00 1550 55,36 2745 65,36 Nạo vét, tu bổ kênh mương 7780 27,49 3062,5 35,00 985 35,18 840 20,00

Tưới tiêu, chống úng 3,52 12,44 1,313 15,00 265 9,46 615 14,64

Nguồn: UBND huyện Lộc Bình (2015)

4.1.4.3. Đánh giá về tình hình huy động nguồn lực cho xây dựng hệ thống thủy lợi

Đánh giá về tình hình huy động nguồn lực, theo các cán bộ địa phương, nguồn vốn huy động mặc dù là khá đáng kể, tuy nhiên do tính chất yêu cầu vốn đầu tư cao nên nguồn vốn huy động vẫn còn thấp. Nhiều công trình trên địa bàn huyện vẫn chưa thể bắt đầu hoặc chưa hoàn thành là do thiếu vốn, trong khi đó, nguồn vốn huy động từ dân cư tập trung chủ yếu hoàn thành hệ thống kênh mương nội đồng, chỉ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ nội dung này.

Hơn nữa việc sử dụng nguồn vốn này thực sự chưa hiệu quả. Một số xã vùng sâu, vùng xa, việc huy động vốn khó khăn, đồng thời việc quản lý vốn còn thiếu kinh nghiệm khiến nhiều công trình bị đội vốn khi thực hiện, thời gian thi công kéo dài khiến nhiều công trình chậm hoàn thành.

Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ vốn cho xây dựng thủy lợi theo tiêu chí NTM

ĐVT: Người

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Nguồn vốn đầu tư còn thấp 25 83,33

Chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn 11 36,67

Chi phí vận hành các công trình còn quá lớn 17 56,67 Sự tham gia từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh

còn khá thấp 25 83,33

Số lượng công trình xây dở, tạm dừng còn cao 5 16,67 Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong xây dựng thủy lợi có vai trò lớn trong xây dựng và duy tu bảo dưỡng hệ thống thủy lợi của huyện Lộc Bình. Theo đánh giá của người dân, có thể thấy mức độ tham gia của các tổ chức cộng đồng có ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện tiêu chí thủy lợi phí trong xây dựng NTM ở các xã.

Bảng 4.13 cho thấy đánh giá của người dân về sự tham gia của một số tổ chức cộng đồng tới xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới ở huyện Lộc Bình. Có thể thấy, ở xã Xuân Mãn – xã đã hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới có số lượng người đánh giá về sự tham gia của các tổ chức cộng đồng tích cực cao hơn so với các xã còn lại. Cụ thể, đối với sự tham gia của hội

phụ nữ, tại Xuân Mãn, có tới 70% số người được hỏi đánh giá hoạt động tuyên truyền xây dựng thủy lợi theo tiêu chí NTM được thực hiện khá tích cực, đặc biệt hầu hết người được hỏi đều cho biết, hội phụ nữ có tham gia trong ban chỉ đạo xây dựng NTM của thôn, việc lên kế hoạch, triển khai đều có sự hỗ trợ và nêu cao vai trò của phụ nữ. Trong khi đó, xã Xuân Dương và Yên Khoái tỷ lệ người dân đánh giá hội có tham gia tích cực vào phong trào xây dựng thủy lợi trên địa bàn khá hạn chế.

Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong xây dựng thủy lợi theo tiêu chí NTM

Chỉ tiêu

Xuân Mãn Yên Khoái Xuân Dương

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Hội phụ nữ 40 100,0 26 65 19 47,5

Kêu gọi đóng góp xây dựng thủy lợi

tích cực 28 70,0 10 25 4 10

TC phong trào xây dựng, tu bổ thủy lợi 10 25,0 0 0 3 7,5 Tham gia xây dựng kế hoạch, triển khai 40 100,0 26 65 19 47,5

2. Hội nông dân 40 100,0 31 77,5 20 50

Kêu gọi ủng hộ xây dựng NTM 32 80,0 31 77,5 20 50 Tổ chức duy tu, hệ thống thủy lợi 40 100,0 30 75 20 50

Tuyên truyền sử dụng nước tiết kiệm 0,0 0 0

3. Hội cựu chiến binh 30 75,0 27 67,5 19 47,5

Kêu gọi ủng hộ xây dựng NTM 27 67,5 10 25 18 45 Tổ chức duy tu, hệ thống thủy lợi 25 62,5 8 20 5 12,5 Tham gia vào xây dựng kế hoạch, triển

khai kế hoạch xây dựng TL 30 75,0 26 65 18 45

4. Mặt trận tổ quốc 40 100,0 40 100 30 75

Huy động nguồn lực trong dân 40 100,0 40 100 30 75 Tham gia vào xây dựng kế hoạch, triển

khai kế hoạch xây dựng NTM

5. Đoàn Thanh Niên 40 100,0 34 85 10 25

Hình thành các phong trào thanh niên

phục vụ xây dựng NTM 31 77,5 29 72,5 5 12,5 Tham gia vào xây dựng kế hoạch 38 95,0 34 85 10 25 Tham gia vào tu sửa, xây dựng HTTL 40 100,0 26 65 19 47,5

Đối với Hội nông dân tại các địa bàn nghiên cứu, hoạt động chủ yếu là hội đóng góp, huy động là quá trình kêu gọi ủng hộ xây dựng NTM và tổ chức duy tu hệ thống thủy lợi. Với các hội viên là nông dân, lợi ích gắn liền với các công trình thủy lợi, nhiều hội đã nhanh chóng tổ chức được nhiều đợt vận động, tổ chức mọi người duy tu hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương ở ngay tại ruộng của từng hộ. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn nước ổn định và sử dụng bền vững, hội còn khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, vừa đảm bảo tưới tiêu nhưng cũng đảm bảo các công trình được sử dụng lâu dài, bền vững.

Hội cựu chiến binh hiện cũng là một tổ chức có vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM ở huyện. Trong đó vai trò chính của hội là kêu gọi ủng hộ xây dựng NTM, tổ chức duy tu hệ thống thủy lợi. Bên cạnh hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và mặt trận tổ quốc là hai tổ chức nắm vai trò chủ đạo trong huy động nguồn lực và triển khai kế hoạch. Với vai trò của mình, mặt trận tổ quốc các xã đang có những đóng góp quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Những xã có tiến độ xây dựng nhanh là những xã có tỷ lệ người dân đánh giá hoạt động tích cực của đoàn Thanh niên và mặt trận tổ quốc cao. Như vậy có thể thấy, mức độ tham gia của các tổ chức đoàn thể trong cộng động tác động lớn tới kết quả hoàn thành tiêu chí thủy lợi theo NTM. Do đó, ở các xã chưa hoàn thành, cần có những biện pháp để tiếp tục huy động các tổ chức hỗ trợ mạnh hơn nữa cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)