Tình hình đạt tiêu chí thủy lợi trong bộ tiêu chí Nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tạ

4.1.7. Tình hình đạt tiêu chí thủy lợi trong bộ tiêu chí Nông thôn mới

Theo UBND huyện Lộc Bình, tính đến hết năm 2015, hiện mới chỉ có xã Xuân Mãn là xã đầu tiên của huyện Lộc Bình được công nhận đạt Nông thôn mới, trong đó tiêu chí thủy lợi hoàn thành với tỷ lệ > 75%. Có 19 xã đã đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt trên 50%; 8 xã có tỷ lệ kiên cố hóa thấp hơn 50%.

Cụ thể với một số tiêu chí, chỉ có rất ít công trình và xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới. Với tiêu chí hồ chứa, hiện chỉ có 3 hồ trên địa bàn toàn huyện có khả năng tích nữa đầy đủ theo đúng quy trình vận hành và cấp nước đạt yêu cầu. Trong khi đó, có tới 15 hồ trên tổng số 27 hồ chứa hiện có không cấp đủ nước trong các tháng thiếu nước mùa khô. Theo nhiều người dân và cán bộ địa phương, nhiều hồ chứa không phát huy hết hiệu quả của mình trong các tháng 6, 7, 8 và 11, 12 do lượng nước từ các con suối đổ về thấp, nhiều vùng vẫn tiếp tục phải sử dụng nguồn nước ngầm hoặc trồng trọt trong điều kiện thời tiết tự do. Nội dung đánh giá thứ hai theo tiêu chí nông thôn mới đối với các hồ chứa là

mức độ bùn cát lắng đọng của các hồ chứa và ảnh hưởng của chúng tới khả năng vận hành hồ. Kết quả cho thấy, 11% số hồ hiện có có bề mặt bùn cát lắng đọng thấp hơn ngưỡng cửa vào lấy nước, 67% số hồ có bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn ngưỡng cửa lấy nước nhưng thấp hơn 1/5 chiều cao đường ống dẫn nước chính của cửa và có tới 22% số hồ có bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn 1/5 đường ống dẫn nước chính của cửa.

Bảng 4.23. Đánh giá hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM thông qua một số chỉ tiêu TT Hạng mục Số công trình Số lượng đạt I Hồ chứa 27 1 2 3

Hồ chứa tích nước đầy đủ theo đúng quy trình vận hành hoặc cung cấp đủ lượng nước yêu cầu

Hồ chứa không cấp đủ lượng nước trong các tháng thiếu nước mùa khô: Hồ chứa không cung cấp đủ lượng nước yêu cầu cho hầu hết các tháng

3 15 9 4 5 6

Bề mặt bùn cát lắng đọng thấp hơn ngưỡng vào của cửa lấy nước

Bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn ngưỡng vào cửa lấy nước nhưng thấp hơn 1/5 chiều cao đường ống dẫn nước chính của cửa

Bề mặt bùn cát lắng đọng cao hơn 1/5 đường ống dẫn nước chính củacửa

3 18 6 7 8 9 Bờ hồ chứa không bị sạt lở

Bờ hồ chứa bị sạt lở trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi Bờ hồ chứa sạt lở vượt quá phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

3 16 8 10 11 12

Công trình được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ theo quy định

Công trình được tu sửa, bảo dưỡng định kỳ nhưng không theo quy định Công trình không được kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng

0 18 9 13 14 15

Không có bất kỳ hoạt động gây mất an toàn và lấn chiếm trái phép phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Hoạt động được cấp phép trong phạm vi bảo vệ lòng hồ nhưng làm thu hẹp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước hoặc cản trở việc vận hành công trình

Có các hoạt động nghiêm cấm tiến hành trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

0

10

17

Bảng 4.24. Đánh giá hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới (tiếp) TT Hạng mục Số công trình Số lượng đạt II Đập dâng 44 1 Thân đập a b c

Tràn còn nguyên hình dạng, chưa bị nứt nẻ, bong tróc, phá hủy Tràn bị bong tróc, nứt nẻ nhỏ, chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,5mm Tràn và thiết bị tiêu năng bị nứt nẻ, bong tróc lớn hoặc bị phá hủy

35 6 3 d

e

Hạ lưu tràn không bị xói lở

Hạ lưu tràn bị xói lở gây mất an toàn đập và các công trình khác

40 4 f

g

Cửa van điều tiết dòng chảy qua tràn hoạt động tốt

Cửa van điều tiết dòng chảy qua tràn bị hỏng, không hoạt động được

40 4 2 Vai đập a b c

Không có hiện tượng rò nước qua thân, vai đập; không xuất hiện mạch sủi sau đập

Có hiện tượng rò rỉ nước qua thân đập hoặc vai đập, nước trong Nước rò thành dòng lớn hoặc thành vòi qua thân, vai đập nước trong hoặc có dòng thấm, mạch sủi nước đục

29 10 5 d e f

Không có hiện tượng lún sụt, nứt nẻ, bong tróc, phá hủy ở thân, nền và vai đập

Không có hiện tượng lún sụt, chỉ bị nứt nẻ, bong tróc nhỏ Có hiện tượng lún sụt hoặc nứt nẻ lớn

7

33 4

3 Duy tu bảo dưỡng

a

b c

Công trình được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ theo quy định

Công trình được tu sửa, bảo dưỡng định kỳ nhưng không theo quy định: Công trình không được kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng

19 20 5 d e f g

Không có bất kỳ hoạt động gây mất an toàn và lấn chiếm trái phép phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Hoạt động được cấp phép trong phạm vi bảo vệ lòng hồ nhưng làm thu hẹp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước hoặc cản trở việc vận hành công trình

Hoạt động lấn chiếm hành lang bảo vệ nghiêm trọng gây mất an toàn

0

2

42 Nguồn: Tổng hợp và đánh giá của tác giả theo bộ chỉ tiêu (2015)

Nguyên nhân là do các lòng hồ không được nạo vét định kỳ dẫn đến lượng bùn cát lắng đọng cao, đặc biệt sau mỗi mùa mưa, lượng bùn và cát tích trữ với số lượng ngày càng nhiều, do không có kế hoạch nạo vét nên ảnh hưởng không tốt tới khả năng tích nước và cấp nước của các công trình này vào mùa khô. Một nội dung nữa để đánh giá chất lượng công trình hồ chứa trên địa bàn huyện Lộc Bình đó là đánh giá mức độ sạt lở của công trình hồ chứa. Trong đó các hồ chứa đủ tiêu chuẩn thì không có bờ bị sạt lở. Tuy nhiên trong số 27 công trình hồ trên địa bàn toàn huyện, chỉ có 11% số công trình không có hiện tượng sạt lở ở hồ, 59% công trình có hiệ tượng sạt lở nhưng vẫn trong phạm vi bảo vệ của công trình, không ảnh hưởng quá lớn tới việc giữ nước và cấp nước. Tuy nhiên trên địa bàn huyện hiện nay có tới 8 công trình có bờ hồ bị sạt lở nghiêm trọng gồm Hồ Nà Ne, Hồ Nà Tàu, Hồ Nà Dày, Hồ Nà Lầm, Hồ Khéo Khắt, Hồ Nà Núm, Hồ Xuân Tình, Hồ Bó Tảng.

Yếu tố tiếp theo để đánh giá công trình hồ chứa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là việc tu sửa công trình và an toàn xung quanh công trình. Kết quả thu thập đánh giá của UBND huyện Lộc Bình cho thấy, số lượng công trình được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên theo đúng quy định là không có. Theo nhiều cán bộ, các hồ chứa nằm dưới sự quản lý của xí nghiệp khai thác thủy nông Lộc Bình không được đánh giá và bảo dưỡng thường xuyên. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vận hành thủy nông hiện thiếu vốn do phải bù lỗ từ miễn giảm thủy lợi phí, hơn nữa, cán bộ còn thiếu và năng lực hạn chế cũng là nguyên nhân khiến kế hoạch kiểm tra, bảo trì các hồ đập thường xuyên không được thực hiện.

Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm, vi phạm phạm an toàn của hồ đập cũng diễn ra khá trầm trọng. Theo UBND huyện Lộc Bình, trong tổng số 27 hồ chứa, có 10 hồ có các hoạt động được cấp phép trong phạm vi bảo vệ lòng hồ nhưng làm thu hẹp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước hoặc cản trở việc vận hành công trình, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân và nhiều công trình dân sinh dựng trái phép trên phạm vi an toàn lòng hồ. Đặc biệt ở các khu vực có đông đồng báo dân tộc thiểu số sinh sống, việc vi phạm càng diễn ra nghiêm trọng hơn.

Đối với công trình đập dâng, tiêu chí đánh giá là so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật hiện có của thân đập và vai đập với các tiêu chuẩn được ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với đánh giá tình trạng của các thân

đập, trong 44 đập dâng hiện có trên địa bàn huyện, hiện có 35 đập có thân đập còn nguyên hình dạng, chưa nứt nẻ, bong tróc hoặc bị phá ủy, 6 đập đã có hiện tượng bong tróc, nứt nẻ nhỏ, nhiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,5mm và 3 đập bị tràn, có nhiều vết nứt nhất là đập Đồng Bục được xây dựng từ năm 2001 nhưng hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên với chỉ tiêu đánh giá về hạ lưu của đập thì có tới 90,9% số đập hiện có không bị xói lở ở hạ lưu tràn, chỉ có 4 công trình có hạ lưu tràn gây mất an toàn đập, các công trình này cũng đã được huyện và các địa phương lên kế hoạch sửa chữa.

Về chất lượng vai đập, 65% số đập hiện có không có hiện tượng rò nước qua thân, vai đập, không xuất hiện mạch sùi sau đập, 10 đập có hiện tượng rò rỉ nước qua vai đập và 5 đập có hiện tượng rò nước thành dòng lớn hoặc thành vòi qua thân, vai đập nước hoặc có dòng thấm, mạch sùi nước đục. Có 7 đập không có hiện tượng sụt lún, nứt nẻ, bong tróc hoặc bị phá hủy ở thân, nền và vai đập, 33 đập không có hiện tượng lút sụt chỉ bị nứt nẻ, bong tróc nhỏ và 4 đập có hiện tượng sụt lún lớn.

Đối với công tác duy tu bảo dưỡng các đập tràn, có 19 công trình được kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng định kỳ, chủ yếu là các đập do xí nghiệp khai thác thủy lợi Lộc Bình Quản lý. Mặc dù việc tu sửa bảo dưỡng hồ thủy lợi có chi phí khá cao nên không được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên với các đập tràn, do tính chất quan trọng của chúng nên luôn được các đơn vị quản lý quan tâm, kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động lấy nước và tích nước được an toàn. Bên cạnh đó, cũng có tới 20 công trình đập dâng không được tu sửa bảo dưỡng định kỳ nhất là ở các đập dâng do địa phương quản lý. Nhiều cán bộ cho biết, nguồn kinh phí sự nghiệp thủy lợi cấp cho các xã hàng năm là rất thấp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu cải tạo và sửa chữa các công trình lớn. Đối với các hạng mục này phần lớn là các dự án có nguồn ngân sách từ tỉnh và trung ương nhưng do thủ tục hành chính và thời gian duyệt kéo dài khiến các hồ đập không được kiểm tra, giám sát theo đúng thời gian quy định.

Đối với công trình kênh mương theo tiêu chuẩn nông thôn mới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xã ở khu vực miền núi phía bắc được công nhận đạt chỉ tiêu thủy lợi theo nông thôn mới phải đảm bảo có trên 50% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Đối với huyện Lộc Bình, tính đến hết năm 2020, đã có 20 xã trên tổng số 29 xã thị trấn có tỷ lệ kiên cố hóa kênh

mương đạt trên 50% trong đó có 1 xã đạt tỷ lệ kiên cố hóa trên 70% và 19 xã còn lại đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên 50%. Tuy nhiên, vẫn còn 9 xã chưa hoàn thành kiên cố hóa kênh mương trong đó có 7 xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế và dân trí còn chậm phát triển.

Bảng 4.25. Đánh giá hệ thống kênh mương theo tiêu chuẩn NTM

TT Chỉ tiêu đánh giá Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1 Xã đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định 20 68,8 2 Xã đạt trên 75% tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định 1 3,4 3 Xã đạt trên 50% tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy định 19 65,5 4 Xã đạt dưới 50% tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương theo quy

định (chưa hoàn thành)

9 31,1

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2015)

Đánh giá chất lượng kiên cố hóa kênh mương của các địa phương trên địa bàn huyện, với nội dung đánh giá phù hợp với quy hoạch thiết kế, trong 29 xã mới có 1 xã là Xuân Mãn đã hoàn thành thực hiện theo quy hoạch về hệ thống thủy lợi trongk hi đó các xã khác vẫn trong quá trình thực hiện nên chưa có báo cáo chính xác về hệ thống kênh mương trên địa bàn các xã có phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hay không.

Tuy nhiên hiện cũng chưa có các báo cáo phản ánh việc xây dựng sai thiết kế hoặc Không phù hợp với quy hoạch dã được phê duyêt. Việc xây dựng ở nhiều xã đang được thực hiện rất khấn trương nhưng do lực lượng cán bộ còn mỏng và nhiều hạng mục đang thiếu vốn còn dang dở nên chưa thể xác định chính xác việc thực hiện quy hoạch của các xã hiện nay. Chỉ tiêu đánh giá thứ hai đó là hiện trạng các loại kênh của các địa phương. Theo đó, các loại kênh trên địa bàn cần được duy tu bảo dưỡng hàng năm. Tuy nhiên, kết quả tổng hợp cho thấy, duy tu, bảo dưỡng công trình hàng năm của các xã chưa thực hiện tốt do thiếu vốn, mặc dù trong quá trình xây dựng công trình, nhiều xã đã huy động được nguồn nội lực từ cộng đồng khá lớn tuy nhiên việc duy tu bảo dưỡng đòi hỏi phải có nguồn liên tục và ổn định mới có thể thực hiện đều đặn qua các năm. Do đó,

thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất khiến các công trình không được duy tu, bảo dưỡng hàng năm.

Bảng 4.26. Đánh giá chất lượng kênh kiên cố

TT Nội dung chi tiết Chỉ tiêu Số xã 1 Mức độ phù hợp với quy hoạch và thiết kế 29

1.1 Hệ thống kênh mương được đầu tư, xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt

Phù hợp 1 Không phù hợp - 1.2 Các thông số kỹ thuật, kích thước hình học Phù hợp 1 phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt Không phù hợp -

2 Hiện trạng kênh

2.1 Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình hàng năm

Thường xuyên 0 Không thường xuyên 29

Không 0

2.2

Tỷ lệ % tổng chiều dài hành lang xây dựng công trình bị xây dựng lấn chiếm so với tổng chiều dài tuyến

0% 0

0 - 30% 29 > 30% 0 2.3 Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành Kịp thời 11

Không sửa chữa 18 2.4 Hồ sơ nhật ký ghi chép quá trình hoạt động của kênh

do địa phương quản lý

Có 1

Không có 28

3 Năng lực hoạt động của các tuyến kênh

3.1

Tỷ lệ % tổng lượng nước đảm bảo tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác so với yêu cầu thiết kế và quy hoạch đã được phê duyệt

80 - 100% 1 < 80% 28

3.2 Tỷ lệ % mức độ đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác

80 - 100% 1 < 80% 28 Nguồn: Tổng hợp và đánh giá của tác giả theo bộ chỉ tiêu (2015)

Để đạt được tiêu chí Nông thôn mới, tỷ lệ % của tổng chiều dài hành lang xây dựng công trình bị xây dựng lấn chiếm so với tổng chiều dài phải thấp hơn 30%, tất cả các xã thời gian vừa qua đã quản lý tương đối tốt việc lấn chiếm, vi phạm công trình. Các vi phạm chỉ xảy ra ở một số điểm nhất định, mặc dù có những điểm khá trầm trọng như nhiều khu vực an toàn công trình lòng hồ nhưng nhìn chung % tổng chiều dài hành lang xây dựng bị lấn chiếm so với tổng chiều dài tuyết của các xã đều nhỏ hơn 30%. Hơn nữa, đối với nội dung xử lý các

sự cố xảy ra trong quá trình vận hành, chỉ có 11 xã cố báo cáo đánh giá việc xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 103)