Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 109 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM tạ

4.3.2. Giải pháp về quy hoạch

4.3.2.1. Đánh giá về quy hoạch thủy lợi hiện nay của địa phương

Quy hoạch thủy lợi hiện nay của huyện Lộc Bình còn rất thiếu và yếu. Mặc dù quy hoạch tổng thể của UBND tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thiện từ lâu, tuy nhiên quy hoạch tổng thể phá triển thủy lợi của huyện Lộc Bình còn rất nhiều vấn đề.

- Đầu tiên phải kể đến chất lượng quy hoạch thủy lợi còn chưa cao, các nội dung quy hoạch chưa theo kịp tình hình phát triển của kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, do với tính chất địa hình phức tạp, nhiều khu vực dân cư là người dân tộc, sinh sống ở những nơi biên giới xa xôi, hẻo lánh vì vậy gây nên nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch.

- Quy hoạch thủy lợi của huyện hiện mới chỉ đề cập tới các hạng mục dự kiến được đầu tư, phát triển mà còn thiếu đánh giá và lựa chọn các nhà đầu tư, các giải pháp liên quan đến lựa chọn, đánh giá còn chung chung, chưa tập trung làm rõ các đối tượng có thể tham gia đầu tư cho thủy lợi ở từng khu vực hoặc dịa bàn nào.

- Quy hoạch thủy lợi của địa phương cũng chưa đánh giá được lợi ích từ việc xây mới và cải tạo các công trình hiện có, tác động đến kinh tế xã hội của địa phương ra sao. Chỉ khi các công trình được đưa vào sử dụng thì mới thấy kết quả mà vốn đầu tư cho thủy lợi là rất lớn vì vậy việc triển khai thực hiện quy hoạch thủy lợi rất khó.

- Bên cạnh đó, các quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của huyện không được rõ ràng khiến cho mục tiêu đầu tư của các công trình đưa ra không hiệu quả. Hơn nữa, phương pháp lập quy hoạch chủ yếu theo hình tam giác thuận, với tình hình hiện nay phải theo hình tam giác ngược, điều này giải nghĩa tại sao tất cả các quy hoạch từ trước đến nay chỉ đưa ra từng công trình riêng lẻ mà không đưa ra được các dự án đầu tư riêng biệt. Cụ thể, mục tiêu được ấn định trước, s au đó đưa ra định hướng, cơ cấu phát triển và các giải pháp thực hiện, mà không có mô hình phát triển, lại thiếu mối liên hệ giữa mục tiêu và điều kiện phát triển. Phương pháp này thể hiện rõ ý chí của chủ thể lập quy hoạch để đưa ra các mục tiêu mong đợi và định hướng phát triển chủ quan, dẫn tới làm mất tính khả thi của quy hoạch được phê duyệt. Cuối cùng là kết luận chung chung “góp phần phát triển kinh tế xã hội”.

- Trong quy hoạch xây dựng thủy lợi, một số dự án chưa theo một quy trình chung là: Nghiên cứu khoa học - quy hoạch - chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản - quản lý vận hành. Do vậy, những giải pháp quy hoạch đưa ra có tính thuyết phục chưa cao. khâu lập đề cương thực hiện là khâu quan trọng nhất, nhưng một số dự án chưa tách biệt được mục tiêu nhiệm vụ, cũng như các vấn đề cần phải giải quyết và các hoạt động để đạt được nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể. Do vậy, khó khăn cho nghiệm thu và người thực hiện. Chưa nói đến là các mục tiêu đưa ra rất chung chung, nhiều khi các lưu vực, vùng gần như tương tự như nhau.

- Sự phối kết hợp giữa các quy hoạch chuyên ngành chưa đồng bộ, nhiều khi hầu như riêng biệt, nên giải pháp quy hoạch đưa ra không sát thực tế, mà kinh phí thực hiện tổng thế lại rất lớn và trùng lắp; Chưa thống nhất trong quản lý cơ sở dự liệu dùng chung cho quy hoạch, gây khó khăn cho người thực hiện và kinh phí thực hiện quy hoạch.

- Quy hoạch xây dựng thủy lợi đòi hỏi bao gồm nhiều lĩnh vực: thủy văn, thủy lực, thủy công, môi trường, kinh tế, xã hội, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp v.v… do vậy, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ nhất định. Tuy nhiên năng

lực của cán bộ huyện Lộc Bình hiện nay nguồn nhân lực còn thiếu và mỏng; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn lập quy hoạch xây dựng thủy lợi còn thiếu và chưa phù hợp với các vùng khác nhau.

4.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch thủy lợi

- Hoàn thiện phương pháp lập quy hoạch: Huyện Lộc Bình trong thời gian tới cần áp dụng các phương pháp lập quy hoạch mới bảo đảm sự gắn kết mục tiêu phát triển với giải pháp và điều kiện thực hiện quy hoạch, đặc biệt là tiềm năng và giải pháp huy động nguồn lực.

- Áp dụng các công nghệ mới trong quy hoạch: Bản quy hoạch cần áp dụng các công nghệ mới vào trong quy hoạch (mô hình dự báo, mô hình toán, hệ thống thông tin địa lý - GIS, công nghệ ba chiều - 3D,…). Tiến tới thể hiện tác động thông qua mô hình. Tránh tình trạng như hiện nay phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của nhà quy hoạch mà đánh giá dự án là kinh tế hay không kinh tế.

- Cần tiến hành “tích hợp các quy hoạch các ngành có liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, tránh đầu tư trùng lắp, hiệu quả của quy hoạch lại không cao” cả trong từng dự án, đề án hay chương trình của huyện trong tổng thể quy hoạch của tỉnh. Quy hoạch xây dựng thủy lợi cần phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của cả thời đoạn quy hoạch cũng như trong từng thời kỳ. Kết quả cuối cùng của quy hoạch phải là danh mục các dự án đầu tư một cách đồng bộ, bao gồm các thông số chính của dự án để nhà đầu tư và người quyết định đầu tư thuận lợi trong chọn lựa, cũng như phát huy ngay hiệu quả tác dụng.

- Quy hoạch xây dựng thủy lợi phục vụ nông thôn mới cần chủ yếu phục vụ cho cây lúa và hoa màu là chính, trong thời gian tới cần đưa ra các giải pháp công nghệ phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp (phục vụ sản phẩm chiến lược, cấp nước cho dân sinh, du lịch sinh thái, môi trường, an sinh xã hội v.v…). Đặc biệt, phải chú trọng đến đền bù tái định cư trong các phương án đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)