Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 117 - 121)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý thủy lợi

4.3. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí NTM tạ

4.3.5.Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý thủy lợi

4.3.5.1. Xây dựng mô hình ban quản lý thủy nông xã

Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện trạng quản lý công trình thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới, thực trạng tổ chức hoạt động của các tổ chức quản lý thủy nông và điều kiện kinh tế xã hội, trình độ quản lý ở địa phương, nghiên cứu đề xuất nâng cấp mô hình tổ quản lý thủy nông thành Ban quản lý thủy nông ở các xã trên địa bàn. Mô hình này vừa đáp ứng được các yêu cầu về tư cách pháp lý lại vừa đáp ứng được các tiêu chí về sự tham gia của người dùng nước. Ban quản lý thủy nông xã quản lý công trình thủy lợi nhỏ độc lập hoặc hệ thống kênh nội đồng và có những đặc điểm như sau:

- Tư cách pháp nhân: Sử dụng con dấu, tài khoản của xã để giao dịch, nhận khoản cấp bù thủy lợi phí của nhà nước.

- Cơ cấu tổ chức bao gồm: Phó chủ tịch xã làm trưởng ban kiêm nhiệm, các thành viên và các tổ thủy nông.

- Ban quản lý thủy nông do xã đề nghị, UBND huyện ra quyết định thành lập, các tổ thủy nông theo công trình thủy lợi hoặc ở từng thôn do dân bầu và được UBND xã ra quyết định.

- Ban quản lý thủy nông xã phụ trách điều hành chung công tác quản lý các công trình thủy lợi trong xã, các tổ thủy nông quản lý các công trình thủy lợi nhỏ, hoặc hệ thống kênh nội đồng thuộc công trình do công ty quản lý

- Ban quản lý thủy nông xã xây dựng Quy chế hoạt động được UBND huyện phê duyệt và các Tổ thủy nông xây dựng Quy chế hoạt động thủy nông được thông qua Hội nghị người dùng nước và do UBND xã phê duyệt.

+ Phương pháp xây dựng các Tổ chức dùng nước

Phương pháp thành lập là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững của các tổ chức dùng nước. Theo đó, các tổ chức dùng nước thí điểm được thành lập một cách bài bản, phát huy sự tham gia của cộng đồng, gồm các bước sau:

- Thống nhất chủ trương với lãnh đạo chính quyền huyện, xã;

- Khảo sát đánh giá hiện trạng công trình và thực trạng tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi ở địa phương;

- Tổ chức các cuộc họp dân để thảo luận về lựa chọn mô hình tổ chức dùng nước phù hợp, bầu Ban trù bị để soạn thảo quy chế hoạt động;

- Tư vấn cho Ban trù bị soạn thảo quy chế hoạt động;

- Họp dân ở các thôn để lấy ý kiến về các điều khoản của dự thảo quy chế hoạt động;

- Tổ chức Đại hội người dùng nước để thông qua quy chế hoạt động; - Phê chuẩn của các cấp chính quyền, trong đó Quy chế hoạt động của Ban quản lý thủy nông xã được sự phê chuẩn của UBND huyện và Quy chế quản lý thủy nông của các Tổ thủy nông được sự phê duyệt của UBND xã.

Nhiệm vụ của Ban quản lý thủy nông xã:

- Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã;

- Lập kế hoạch, nhu cầu tu sửa, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi, kế hoạch hợp đồng, thanh lý hợp đồng cung cấp nước;

- Làm chủ đầu tư trong sửa chữa và nâng cấp công trình thủy lợi được quản lý;

- Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ và từ nguồn khác cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo quy định của Nhà nước.

Nhiệm vụ của Tổ quản lý thủy nông

- Quản lý, vận hành hệ thống kênh nội đồng của trạm bơm Nà Đoom và trạm bơm Bá Kéo;

Bảng 4.32. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý thủy nông cấp xã

Ban quản lý thủy nông xã (4 người) Tổ quản lý thủy nông (6 người)

Phó Chủ tịch UBND xã Trưởng ban Cán bộ giao thông thủy lợi xã

Tổ trưởng

Cán bộ nông lâm – Giao thông xã

Phó trưởng ban Người đứng đầu làng, xóm

Tổ phó

Cán bộ tài chính xã Kế toán Người dân Tổ viên Phó chủ tịch HĐND xã Thủ quỹ Người dân Tổ viên

Người dân Tổ viên

Người dân Tổ viên

Nguồn: Phiếu điều tra (2015)

- Kết hợp với trạm thủy lợi của công ty thủy nông để lập kế hoạch tưới cho khu tưới của trạm bơm;

- Quản lý vận hành, dẫn nước tới các xứ đồng và nghiệm thu diện tích sau khi tưới trong toàn xã, đảm bảo đầy đủ nước cho nhân dân sản xuất nông nghiệp;

- Điều tiết phân phối nước đúng lúc, công bằng giữa các hộ dùng nước; - Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa các công trình trong hệ thống kênh tưới để duy trì hoạt động theo đúng thiết kế;

- Thu và quản lý thuỷ lợi phí nội đồng để phục vụ cho quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kênh trong phạm vi của xã quản lý.

Khả nămg tự chủ tài chính: Tổ quản lý thủy nông thu phí thủy lợi nội đồng phù hợp để chi cho các hoạt động quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống kênh nội đồng. Đây là yếu tố quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả và bền vững của Ban quản lý thủy nông.

4.3.5.2. Xây dựng mô hình hợp tác xã cung cấp dịch vụ thủy nông

Đối với các công trình liên xã, việc quản lý là khá khó khăn do có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của UBND các xã. Trong khi các tổ quản lý thủy nông chỉ tập trung quản lý sử dụng nước nội đồng, đối với các công trình liên xã, việc chỉ giao cho một đơn vị là công ty khai thác thủy lợi Lộc Bình với một địa bàn rộng lớn như huyện Lộc Bình là việc hết sức khó khăn. Trong khi các hợp tác xã hiện nay chưa thực hiện tốt vai trò về quản lý thủy lợi của mình. Chính vì vậy, tác giả đề xuất giữa các xã có hệ thống kênh phức tạp, cần thiết thành lập mô hình Hợp tác xã dùng nước quản lý kênh liên xã là mô hình tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo ranh giới khu tướicủa tuyến kênh, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính. Đây là mô hình đã được thực hiện có hiệu quả ở Quảng Nam thời gian qua với những đặc điểm sau:

Mô hình HTX dung nước (HTXDN) t được thành lập thông qua sự đồng thuận giữa các bên liên quan gồm Sở NN&PTNT, UBND huyện, xã, công ty khai thác công trình thủy lợi và đại diện người dùng nướcvề vai trò trách nhiệm của các bên cũng như hình thức tổ chức và hoạt động.

Mối quan hệ của HTXDN với các cơ quan liên quan:

- Vai trò, trách nhiệm của UBND huyện: UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với HTXDN, giải quyết tranh chấp giữa các xã trong khu tưới.Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện có trách nhiệm quản lý, giám sát và hỗ trợ HTXDN về nghiệp vụ quản lý vận hành. Phòng Tài chính.

- Kế hoạch quản lý và giám sát thu chi, thanh quyết toán từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí.

- Trách nhiệm của công ty KTCTTL:Công ty thực hiện chuyển giao và ký hợp đồng với HTXDN, kiểm tra và nghiệm thu khối lượng hoàn thành và trích tỷ lệ kinh phí cấp bù thủy lợi phí được thỏa thuận cho HTXDN.T ỷ lệ chia sẻ tài chính được xác định theo thỏa thuận của Công ty và HTXDN trên cơ sở các công việc được chuyển giao là 12% kinh phí cấp bù thủy lợi phí cho kênhchính. Công ty vẫn thực hiện sửa chữa lớn đối với kênh chính, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý vận hành, hướng dẫn thanh quyết toán.

- Vai trò, trách nhiệm của UBND xã trong khu tưới: UBND các xã có trách nhiệm quan tâm, hỗ trợ hoạt động của HTXDN, tham gia giải quyết các tranh chấp, xử lý đối với trường hợp vi phạm quy chế hoạt động, không đóng phí thủy lợi nội đồng.

-Trách nhiệm của Hợp tác xã dùng nước: HTXDN có trách nhiệm thực hiện quản lý vận hành phân phối nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong khu tưới. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và bảo vệ kênh liên xã và quản lý, vận hành và bảo dưỡng kênh nội đồng trong khu tưới. Phối hợp với các xã để thu phí thủy lợi nội đồng.

Nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của HTXDN

HTXDN hoạt động theo điều lệ được UBND huyện phê duyệt, trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Hoạt động tài chính theo nguyên tắc tự chủ, công khai.Tổ chức của HTXDN gồm có Ban quản lý và các tổ thủy nông. Ban quản lý có chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, tổ tài chính, tổ kiểm soát do đại hội đại biểu người dùng nước bầu ra. Các tổ thủy nông.

Quản lý tài chính

Để HTXDN hoạt động bền vững là phải có nguồn tài chính tự chủ. Thu nhập của HTXDN bao gồm 2 nguồn chủ yếu: Nguồn chia sẻ kinh phí cấp bù thủy lợi phí và phí dịch vụ thủy lợi nội đồng. Đối với nguồn thu do Công ty trích lại từ kinh phí cấp bù thủy lợi phí, thủ tục cấp phát, thu, chi và thanh quyết toán thực hiện theo hướng dẫn hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi theo tiêu chí nông thôn mới tại huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 117 - 121)