Nông dân Hiệp Hòa vươn lên làm giàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 85 - 92)

“Nhờ việc năng động, sáng tạo trong vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân, những năm qua, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã giúp nhiều hội viên nghèo chuyển hướng làm ăn, vươn lên làm giàu bền vững”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa (2016)

Hình 4.3. Mô hình nuôi cá giống tại huyện Hiệp Hòa và mô hình nuôi vịt trời của hộ anh Tô Quang Dần, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (2015)

Đóng góp xây dựng tổ chức Hội Nông dân:

Kết quả triển khai các dự án Quỹ HTND cũng góp phần khẳng định vị thế của Hội Nông dân các cấp, là cơ sở thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Các hộ tham gia dự án trở thành nòng cốt vững mạnh triển khai các hoạt động Hội.

của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh về đường lối, chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 (theo Quyết định 673 QĐ-TTg ngày 21/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Như vậy, từ khi được thành lập đến nay, có thể nói Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đã tích cực tham gia vào thị trường tín dụng trong nông thôn, bên cạnh các ngân hàng chính thống như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội... Với hình thức cho vay tín chấp, thủ tục, hồ sơ đơn giản, Quỹ HTND đã góp phần cung cấp vốn, chuyển tải tín dụng đơn giản, thân thiện với nông dân; mang lại nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định xã hội ở nông thôn, nâng cao vị thế của tổ chức Hội Nông dân các cấp.

4.2.2. Những hạn chế

Thứ nhất: về quản lý huy động vốn

Tại các cấp Hội Nông dân trong tỉnh, Ban vận động Quỹ HTND chưa được kiện toàn, hiện nay gần như không có hoạt động nào. Mọi công việc vận động tăng trưởng quỹ do Ban điều hành Quỹ kiêm nhiệm, cán bộ Ban điều hành quỹ cũng đang hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Do vậy, chất lượng vận động Quỹ chưa cao.

Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang cũng chưa có quy trình chung cho việc vận động tăng trưởng nguồn Quỹ HTND, do vậy, mỗi huyện, mỗi xã làm có một cách làm khác nhau, đôi khi gây hiểu lầm, thắc mắc trong cán bộ, hội viên. Việc quản lý vận động tăng nguồn của Quỹ HTND Bắc Giang mới chỉ tập trung vào nguồn đề xuất từ ngân sách, nguồn vận động cán bộ, hội viên nông dân mà chưa chú trọng tới vận các nguồn từ doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, cá nhân... khác.

Thứ hai: về quản lý cho vay vốn

Trong quá trình xây dựng dự án, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, việc phối hợp cùng UBND huyện xác nhận danh sách hộ tham gia dự án còn chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Bởi vì, tính chất cho vay vốn Quỹ HTND là tín chấp, không có tài sản thế chấp, việc cho vay vốn dựa trên uy tín của Hội Nông dân cấp cơ sở và uy tín của người vay. Do vậy, việc UBND thực sự vào cuộc cùng Hội Nông dân xác nhận hộ đủ điều kiện tham gia dự án là việc rất thực tế và cần thiết.

Việc quản lý phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng trong tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho nông dân tham gia dự án Quỹ chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ ba: về quản lý thu hồi vốn quỹ

Việc theo dõi thu, nộp gốc và phí của Quỹ HTND các cấp tại nhiều địa phương còn chưa hệ thống, chưa khoa học.

Một số doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cam kết tiêu thụ sản phẩm dự án, nhưng thực tế lại không làm như vậy. Vì thế, một số dự án Quỹ HTND không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm sau khi đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng sản xuất tập trung lớn.

Thứ tư: về công tác kiểm tra, giám sát

Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND còn làm qua loa, hình thức, do Ban điều hành, Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động kiêm nhiệm, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thường là lồng ghép cùng các đợt kiểm tra công tác hội, số lượng các cuộc kiểm tra chuyên đề riêng về Quỹ HTND còn ít.

Công tác khen thưởng, động viên các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đôi khi chưa được quan tâm động viên kịp thời.

Thứ năm: về tổ chức quản lý

Cán bộ phụ trách nghiệp vụ Quỹ HTND đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa chủ động độc lập xây dựng kế hoạch công tác, Do vậy, một số hoạt động của Quỹ đôi khi hiệu quả còn chưa cao.

Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang thực hiện hạch toán kế toán độc lập, song chưa xây dựng được phần mềm kế toán riêng cho Quỹ HTND, vì vậy chưa tối đa hoá được việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý của Quỹ.

4.2.3. Nguyên nhân những hạn chế

4.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế suy thoái có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, xã hội nói chung và ảnh hưởng không nhỏ tới tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp nói riêng. Quỹ HTND theo đó cũng bị ảnh hưởng từ khâu quản lý tăng trưởng nguồn tới hiệu quả sử dụng nguồn tại các dự án.

khí hậu, chưa bao giờ nước ta lại gánh chịu những thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp và khó lường như những năm gần đây, trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm nhất. Do vậy, sự phát triển bền vững nông nghiệp của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng, dự án Quỹ HTND ở một số nơi hiệu quả còn thấp.

Mục tiêu phát triển được đặt ra trong các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang là xây dựng Bắc Giang đến năm 2025 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với cơ cấu kinh tế năm 2014: nông-lâm thuỷ sản chỉ chiếm 6,02% GDP toàn tỉnh; như vậy, cơ chế, chính sách ưu đãi và mức độ quan tâm đầu tư vào nông nghiệp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

4.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Cán bộ điều hành Quỹ trình độ và kinh nghiệm quản lý nhiều hạn chế

Cán bộ Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh Bắc Giang hiện nay hoàn toàn là các cán bộ hoạt động kiêm nhiệm, do vậy năng lực chuyên môn, trình độ, nhận thức về quản lý vốn quỹ còn hạn chế, thời gian dành cho công tác quản lý quỹ cũng chưa nhiều; bên cạnh đó đội ngũ cán bộ này thường xuyên có sự biến động, thay đổi, đặc biệt là ở cấp huyện, thành phố.

b. Ban điều hành Quỹ các cấp chưa chủ động trong phối hợp với sở, ban, ngành và

các cơ quan, doanh nghiệp liên quan khác. Sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả, đôi

khi còn mang tính hình thức.

c. Ban điều hành Quỹ các cấp còn thụ động trong công tác quản lý

Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang chưa hoàn thiện cơ chế, quy định, quy chế, hướng dẫn... về nhiều nội dung, cụ thể như: vận động tăng trưởng Quỹ, quyền quản lý, sử dụng, sở hữu nguồn huy động; cho vay; khen thưởng; kiểm soát... Quỹ HTND là quỹ tài chính ngoài ngân sách, tuy nhiên, tư duy vận động tăng trưởng nguồn vốn cho Quỹ HTND của tỉnh Bắc Giang hiện nay quá phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước, chưa thực sự chú trọng tới tăng trưởng nguồn vốn Quỹ từ vận động cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.

Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang cũng chưa thực sự chú trọng tới việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hoạt động, hiệu quả... của Quỹ tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

d. Một số bộ máy tổ chức quỹ chưa được hoàn thiện như Ban vận động, Ban kiểm

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG

4.3.1. Đặc điểm các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang

Các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân chính là hội viên nông dân trực thuộc Hội Nông dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, họ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội Nông dân và có một nguồn vốn nhất định để duy trì hoạt động. Đặc điểm cơ bản của các hội viên vay vốn Quỹ HTND được thể hiện qua bảng 4.14:

Bảng 4.14. Đặc điểm cơ bản của các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân

TT Chỉ tiêu

Huyện Hiệp Hòa Huyện Tân Yên Huyện Lạng Giang Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

Tổng số phiếu điêu tra 30 100,00 30 100,00 30 100,00

1. Tuổi - Dưới 40 tuổi 4 13,34 8 26,66 7 23,33 - Từ 40 đến 55 tuổi 19 63,33 17 56,67 14 46,67 - Trên 55 tuổi 7 23,33 5 16,67 9 30,00 2. Giới tính - Nam 18 60 16 53,33 21 70,00 - Nữ 12 40 14 46,67 9 30,00 3. Trình độ văn hóa - Cấp I 0 0 2 6,67 1 3,33 - Cấp II 17 56,67 19 63,33 14 46,67 - Cấp III 13 43,33 9 30,00 15 50,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

a. Giới tính

Theo truyền thống ở nước ta, chủ hộ thường là người quyết định các công việc quan trọng của gia đình và cũng là nguời đại diện cho các hoạt động của gia đình. Qua điều tra khảo sát các hội viên tham gia Quỹ HTND trên địa bàn 3 huyện Tân Yên, Hiệp Hòa và Lạng Giang có thể thấy có trên 61,11% hội viên là nam giới, đây cũng chính là những chủ hộ trên địa bàn, trong đó nữ giới chỉ chiếm 38,89%. Điều này cho thấy, các hoạt động liên quan tới sự phát triển kinh tế của hộ gia đình người nam giới vẫn đóng vai trò quyết định.

b. Độ tuổi trung bình

Tuổi của chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm 21,11%, từ 40- 55 tuổi chiếm 55,56%, và độ tuổi trên 55 chiếm 23,33%. Độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhấp, theo kết quả khảo sát thu được nguyên nhân do những người trong độ tuổi này thường tham gia hoạt động tại các doanh nghiệp và tham gia lao động tư do, nên ít có nhu

cầu vay vốn phát triển sản xuất. Nhóm hộ trong độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi có tỷ lệ tham gia quỹ đông nhất do đây chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp, sức lao động bị suy giảm nhưng vẫn muốn đầu tư phát triển sản xuất, ở độ tuổi này các chủ hộ phần lớn cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, làm nghề và về thị trường.

c. Trình độ văn hóa

Hầu hết các hội viên tham gia Qũy HTND đều là nông dân, trình độ học vấn không cao. Trình độ văn hóa hết cấp I chiếm 3,3%, cấp II chiếm 55,56%, cấp III chiếm 41,11%. Hầu hết các hộ trên đều không đào tạo bài bản, mà chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước để phát triển sản xuất.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ nói chung còn thấp và phần lớn chủ hộ chưa có trình độ chuyên môn, theo kết quả điều tra có đến 96,4% chủ hộ chưa qua đào tạo. Đây chính là một trong những trở ngại hạn chế đáng kể tới kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng tiếp cận, đổi mới mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề của các chủ hộ.

Qua điều tra cho thấy hội viên nông dân muốn vay vốn Quỹ HTND chủ yếu là những người nông dân trên địa bàn tỉnh, tham gia hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Họ có tuổi đời trung niên và rất muốn được vay vốn để phát triển sản xuất.

Bảng 4.15. Đánh giá của các hội viên về cách làm việc và các quy định của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu Hợp lý Bình thường Không hợp lý Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) - Cách làm việc của CBNV Quỹ 37 41,11 41 45,56 12 13,33 - Quy định về mức vốn

được vay tại Quỹ 39 43,33 45 50,00 6 6,67

- Yêu cầu về hồ sơ, thủ

tục vay vốn 21 23,33 53 58,89 16 17,78

- Điều kiện được vay vốn

tại Quỹ 47 52,22 38 42,22 5 5,56

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Theo bảng số liệu trên thái độ làm việc của cán bộ Quỹ hỗ trợ nông dân vẫn còn một số tồn tại hạn chế chậm được khắc phục đó là: nhận thức của một số cán bộ hội còn hạn chế trong việc hiểu đúng về ý nghĩa mục đích của Quỹ hỗ trợ nông dân, chưa thực hiện chặt chẽ việc quản lý nguồn vốn nhất là nguồn vốn ở cơ sở tự vận động, còn thiếu phương pháp trong việc tuyên truyền vận động hội viên, nông dân phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay vào đúng mục đích.

Về quy định mức vốn được vay tại quỹ theo số người được hỏi có 50% cho rằng mức vốn bình thường và 6,67% cho rằng mức vốn này thấp chưa đủ để đầu tư kinh doanh. Về thủ tục hồ sơ vay vốn có 17,78% số người được hỏi cho rằng chưa hợp lý nguyên nhân là do còn phải thông qua nhiều cấp hội, và nguồn vốn chậm nên dẫn đến thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của Quỹ.

4.3.2. Ảnh hưởng của cơ chế chính sách

Qua phỏng vấn cán bộ Hội Nông dân các cấp làm công tác quản lý Quỹ HTND, nhiều ý kiến cho rằng cơ chế, chính sách về Quỹ HTND còn nhiều hạn chế:

Do chưa thống nhất các Quy định về chính sách của Trung ương và Thành phố nên có nhiều bất cập trong công tác quản lý như: Mức phí; Mức cho vay; phân cấp giải ngân; kiện toàn tổ chức Ban Điều hành.

Sở Tài chính chưa có hướng dẫn thống nhất đối với việc trích nguồn ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND các cấp nên các huyện và cơ sở rất lúng túng trong việc chuyển nguồn ngân sách sang cho Quỹ HTND hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)