4.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế suy thoái có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, xã hội nói chung và ảnh hưởng không nhỏ tới tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp nói riêng. Quỹ HTND theo đó cũng bị ảnh hưởng từ khâu quản lý tăng trưởng nguồn tới hiệu quả sử dụng nguồn tại các dự án.
khí hậu, chưa bao giờ nước ta lại gánh chịu những thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp và khó lường như những năm gần đây, trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm nhất. Do vậy, sự phát triển bền vững nông nghiệp của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng, dự án Quỹ HTND ở một số nơi hiệu quả còn thấp.
Mục tiêu phát triển được đặt ra trong các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang là xây dựng Bắc Giang đến năm 2025 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với cơ cấu kinh tế năm 2014: nông-lâm thuỷ sản chỉ chiếm 6,02% GDP toàn tỉnh; như vậy, cơ chế, chính sách ưu đãi và mức độ quan tâm đầu tư vào nông nghiệp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
4.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Cán bộ điều hành Quỹ trình độ và kinh nghiệm quản lý nhiều hạn chế
Cán bộ Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trong tỉnh Bắc Giang hiện nay hoàn toàn là các cán bộ hoạt động kiêm nhiệm, do vậy năng lực chuyên môn, trình độ, nhận thức về quản lý vốn quỹ còn hạn chế, thời gian dành cho công tác quản lý quỹ cũng chưa nhiều; bên cạnh đó đội ngũ cán bộ này thường xuyên có sự biến động, thay đổi, đặc biệt là ở cấp huyện, thành phố.
b. Ban điều hành Quỹ các cấp chưa chủ động trong phối hợp với sở, ban, ngành và
các cơ quan, doanh nghiệp liên quan khác. Sự phối hợp chưa thực sự hiệu quả, đôi
khi còn mang tính hình thức.
c. Ban điều hành Quỹ các cấp còn thụ động trong công tác quản lý
Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang chưa hoàn thiện cơ chế, quy định, quy chế, hướng dẫn... về nhiều nội dung, cụ thể như: vận động tăng trưởng Quỹ, quyền quản lý, sử dụng, sở hữu nguồn huy động; cho vay; khen thưởng; kiểm soát... Quỹ HTND là quỹ tài chính ngoài ngân sách, tuy nhiên, tư duy vận động tăng trưởng nguồn vốn cho Quỹ HTND của tỉnh Bắc Giang hiện nay quá phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước, chưa thực sự chú trọng tới tăng trưởng nguồn vốn Quỹ từ vận động cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang cũng chưa thực sự chú trọng tới việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hoạt động, hiệu quả... của Quỹ tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
d. Một số bộ máy tổ chức quỹ chưa được hoàn thiện như Ban vận động, Ban kiểm
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG
4.3.1. Đặc điểm các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang
Các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân chính là hội viên nông dân trực thuộc Hội Nông dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, họ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội Nông dân và có một nguồn vốn nhất định để duy trì hoạt động. Đặc điểm cơ bản của các hội viên vay vốn Quỹ HTND được thể hiện qua bảng 4.14:
Bảng 4.14. Đặc điểm cơ bản của các hội viên vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân
TT Chỉ tiêu
Huyện Hiệp Hòa Huyện Tân Yên Huyện Lạng Giang Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)
Tổng số phiếu điêu tra 30 100,00 30 100,00 30 100,00
1. Tuổi - Dưới 40 tuổi 4 13,34 8 26,66 7 23,33 - Từ 40 đến 55 tuổi 19 63,33 17 56,67 14 46,67 - Trên 55 tuổi 7 23,33 5 16,67 9 30,00 2. Giới tính - Nam 18 60 16 53,33 21 70,00 - Nữ 12 40 14 46,67 9 30,00 3. Trình độ văn hóa - Cấp I 0 0 2 6,67 1 3,33 - Cấp II 17 56,67 19 63,33 14 46,67 - Cấp III 13 43,33 9 30,00 15 50,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
a. Giới tính
Theo truyền thống ở nước ta, chủ hộ thường là người quyết định các công việc quan trọng của gia đình và cũng là nguời đại diện cho các hoạt động của gia đình. Qua điều tra khảo sát các hội viên tham gia Quỹ HTND trên địa bàn 3 huyện Tân Yên, Hiệp Hòa và Lạng Giang có thể thấy có trên 61,11% hội viên là nam giới, đây cũng chính là những chủ hộ trên địa bàn, trong đó nữ giới chỉ chiếm 38,89%. Điều này cho thấy, các hoạt động liên quan tới sự phát triển kinh tế của hộ gia đình người nam giới vẫn đóng vai trò quyết định.
b. Độ tuổi trung bình
Tuổi của chủ hộ dưới 40 tuổi chiếm 21,11%, từ 40- 55 tuổi chiếm 55,56%, và độ tuổi trên 55 chiếm 23,33%. Độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhấp, theo kết quả khảo sát thu được nguyên nhân do những người trong độ tuổi này thường tham gia hoạt động tại các doanh nghiệp và tham gia lao động tư do, nên ít có nhu
cầu vay vốn phát triển sản xuất. Nhóm hộ trong độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi có tỷ lệ tham gia quỹ đông nhất do đây chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp, sức lao động bị suy giảm nhưng vẫn muốn đầu tư phát triển sản xuất, ở độ tuổi này các chủ hộ phần lớn cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, làm nghề và về thị trường.
c. Trình độ văn hóa
Hầu hết các hội viên tham gia Qũy HTND đều là nông dân, trình độ học vấn không cao. Trình độ văn hóa hết cấp I chiếm 3,3%, cấp II chiếm 55,56%, cấp III chiếm 41,11%. Hầu hết các hộ trên đều không đào tạo bài bản, mà chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước để phát triển sản xuất.
Trình độ văn hóa của các chủ hộ nói chung còn thấp và phần lớn chủ hộ chưa có trình độ chuyên môn, theo kết quả điều tra có đến 96,4% chủ hộ chưa qua đào tạo. Đây chính là một trong những trở ngại hạn chế đáng kể tới kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng tiếp cận, đổi mới mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề của các chủ hộ.
Qua điều tra cho thấy hội viên nông dân muốn vay vốn Quỹ HTND chủ yếu là những người nông dân trên địa bàn tỉnh, tham gia hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Họ có tuổi đời trung niên và rất muốn được vay vốn để phát triển sản xuất.
Bảng 4.15. Đánh giá của các hội viên về cách làm việc và các quy định của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang
Chỉ tiêu Hợp lý Bình thường Không hợp lý Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) - Cách làm việc của CBNV Quỹ 37 41,11 41 45,56 12 13,33 - Quy định về mức vốn
được vay tại Quỹ 39 43,33 45 50,00 6 6,67
- Yêu cầu về hồ sơ, thủ
tục vay vốn 21 23,33 53 58,89 16 17,78
- Điều kiện được vay vốn
tại Quỹ 47 52,22 38 42,22 5 5,56
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Theo bảng số liệu trên thái độ làm việc của cán bộ Quỹ hỗ trợ nông dân vẫn còn một số tồn tại hạn chế chậm được khắc phục đó là: nhận thức của một số cán bộ hội còn hạn chế trong việc hiểu đúng về ý nghĩa mục đích của Quỹ hỗ trợ nông dân, chưa thực hiện chặt chẽ việc quản lý nguồn vốn nhất là nguồn vốn ở cơ sở tự vận động, còn thiếu phương pháp trong việc tuyên truyền vận động hội viên, nông dân phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay vào đúng mục đích.
Về quy định mức vốn được vay tại quỹ theo số người được hỏi có 50% cho rằng mức vốn bình thường và 6,67% cho rằng mức vốn này thấp chưa đủ để đầu tư kinh doanh. Về thủ tục hồ sơ vay vốn có 17,78% số người được hỏi cho rằng chưa hợp lý nguyên nhân là do còn phải thông qua nhiều cấp hội, và nguồn vốn chậm nên dẫn đến thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của Quỹ.
4.3.2. Ảnh hưởng của cơ chế chính sách
Qua phỏng vấn cán bộ Hội Nông dân các cấp làm công tác quản lý Quỹ HTND, nhiều ý kiến cho rằng cơ chế, chính sách về Quỹ HTND còn nhiều hạn chế:
Do chưa thống nhất các Quy định về chính sách của Trung ương và Thành phố nên có nhiều bất cập trong công tác quản lý như: Mức phí; Mức cho vay; phân cấp giải ngân; kiện toàn tổ chức Ban Điều hành.
Sở Tài chính chưa có hướng dẫn thống nhất đối với việc trích nguồn ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND các cấp nên các huyện và cơ sở rất lúng túng trong việc chuyển nguồn ngân sách sang cho Quỹ HTND hoạt động.
Hộp 4.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước cần hợp với lòng dân… “Với cương vị là lãnh đạo của tổ chức Hội và phong trào nông dân tỉnh Bắc Giang, tôi tiếp tục đề nghị Nhà nước, chính phủ quan tâm ban hành các chính sách sát thực cho nông dân để nông dân phải thực sự xứng đáng là chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; bổ sung nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân cho Hội Nông dân Việt Nam để Hội Nông dân các cấp xây dựng các mô hinh điểm về liên kết hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, đầu tư hệ thống sản xuất bằng chế phẩm sinh học giảm thiểu thuốc Bảo vệ thực vật và chất cấm góp phần bảo vệ môi trường.”
Nguồn: Bà Leo Thị Lịch tại Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ửng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện nhiệm kỳ 2016 – 2021, tại huyện Tân Yên, ngày 17 tháng 5 năm 2016 Để đạt được kết quả cao trong hoạt động quản lý Quỹ HTND thì việc có những cơ chế hoạt động hợp lý phải được đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó khi ban hành những chính sách thì Nhà nước cũng như các cơ quan chuyên môn nên có sự thống nhất và phù hợp, tạo điều kiện cho Quỹ HTND hoạt động hiệu quả hơn.
Số liệu điều tra cho thấy, đa số ý kiến của cán bộ quản lý quỹ đánh giá chính sách của nhà nước phù hợp tuy nhiên vẫn còn một phần lớn các ý kiến đánh giá các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực quản lý quỹ HTND hiện nay vẫn chưa kịp thời, chưa có tính ổn định và chưa cụ thể rõ ràng. Cụ thể: có 71,11% ý kiến đánh giá chinh sách của nhà nước phù hợp, 60% ý kiến đánh giá chính sách quản lý quỹ HTND chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, 51,11% ý kiến đánh giá chính sách chưa kịp thời.
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân về các chính sách Chỉ tiêu đánh giá Tính chung Tỉnh Huyện SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Chính sách phù hợp 32 71,11 14 77,78 18 66,67 Chính sách kịp thời 23 51,11 10 55,56 13 48,15 CS có tính ổn đinh 15 33,33 6 33,33 9 33,33 CS có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng 27 60,00 10 55,56 17 62,96
4.3.3. Ảnh hưởng của nguồn lực cho công tác quản lý
- Về nhân lực: Cán bộ hiện đang tham gia công tác Quỹ HTND cấp tỉnh và huyện của Bắc Giang hiện nay đều là những cán bộ có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm về hoạt động phong trào Hội. Tuy nhiên trình độ chuyên môn thì đa số cán bộ cấp huyện đều không phù hợp với công tác tại Quỹ; song phần lớn các cán bộ này đều có ý thức tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách mảng Quỹ HTND tại các xã phần lớn đều có trình độ hạn chế. Vì vậy công tác đề xuất, lựa chọn, xây dựng và quản lý dự án Quỹ... đều gặp khó khăn. Cá biệt còn có những xã mà cán bộ Hội gặp khó khăn ngay từ khâu tiếp cận với máy tính, máy in. Tuy nhiên, chính những cán bộ xã này lại có nhiệt huyết, sâu sát tình hình cơ sở nhất, nắm vững từng hộ vay vốn: khả năng trả nợ, tình hình sản xuất...
Bảng 4.17. Khái quát về cán bộ quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang
STT Chỉ tiêu Khối tỉnh (25 người) Khối huyện, thành phố (49 người) Khối xã, phường (452 người) Tổng số (526 người) Cơ cấu (%) 1 Giới tính - Nam 11 23 178 212 40,30 - Nữ 14 26 274 314 59,70 2 Trình độ chuyên môn - Sơ cấp 0 0 294 294 55,89 - Trung cấp, cao đẳng 1 3 121 125 23,76 - Đại học 24 46 37 107 20,34
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Cũng từ lý do về trình độ chuyên môn mà hiện nay công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền ở một số cơ sở chưa tích cực, nhạy bén dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc thấp. Trong thực tế, bộ máy của Quỹ HTND cấp huyện hiện nay các cán bộ thực hiện quản lý, điều hành và triển khai Quỹ HTND ở huyện và cơ sở đều phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác. Cán bộ Hội Nông dân do hội viên bầu theo nhiệm kỳ của Hội (5 năm), khi làm công tác quản lý Quỹ HTND thường xuyên thay đổi, hơn nữa rất ít cán bộ Hội có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài chính do vậy năng lực quản lý Quỹ HTND còn hạn chế.
dân tỉnh Bắc Giang kiêm nhiệm, do đó công tác quản lý và hoạt động còn khó khăn trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý của Quỹ ở cấp cơ sở. Tuy đội ngũ quản lý cấp cơ sở chiếm trên 85% tổng số cán bộ quản lý của Quỹ, nhưng đội ngũ trên còn rất yếu về năng lực và trình độ chuyên môn, thể hiện dưới bảng 4.18.
Theo bảng 4.18 nguồn lực cho công tác quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang chủ yếu hoạt động kiêm nghiệm, cụ thể tại hiệp hòa 60% cán bộ kiêm nghiệm, và tại Lạng Giang là 66,67%, số cán bộ được đào tạo với công việc chuyên môn thấp.
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp cơ sở về nguồn lực cho công tác quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang
Chỉ tiêu đánh giá
Hiệp Hòa Tân Yên Lạng Giang SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)
Được đào tạo phù hợp với công
việc chuyên môn 2 13,33 4 26,67 2 13,33
Chủ yếu là kiêm nhiệm 9 60,00 6 40,00 10 66,67
Chưa được đào tạo về công tác
quản lý Quỹ 3 20,00 3 20,00 1 6,67
Hoạt động phong trào 1 6,67 2 13,33 2 13,33
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Do đó nguồn lực cho công tác quản lý quỹ thấp, nguyên nhân là do trình độ chuyên môn về quỹ và công tác quản lý quỹ ít, cán bộ kiêm nhiệm là chủ yếu. Mặt khác số lượng cán bộ chưa được đào tạo về công tác quản lý quỹ còn nhiều. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn lực nói riêng và công tác quản lý quỹ nói chung trên địa bàn tỉnh.
- Về vật lực: Hiện nay trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Hội nói chung và hoạt động Quỹ HTND của các xã còn rất khó khăn, ở một số xã các đoàn thể vẫn phải chung phòng làm việc và không có máy vi tính phục vụ cho công việc, vì vậy công tác thông tin, báo cáo của một số đơn vị còn hạn chế, chính điều đó ảnh hưởng