Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 44)

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vi trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du vùng Đông Bắc Bộ, nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; nằm trên trục đường xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và gần hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước cũng như với quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình

Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.827,38 km2, trong đó có 127,2 ngàn ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 136,1 ngàn ha đất lâm nghiệp; 119,6 ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi (chiếm 72% diện tích) lẫn trung du (chiếm 28% diện tích). Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

a. Khí hậu

- Khí hậu Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.

b. Sông ngòi

sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn năm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

b. Tài nguyên rừng

Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng, và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tàn che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn.

c. Tài nguyên khoáng sản

Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo.

nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

d. Tài nguyên nước

Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn duy trì ổn định ở mức cao so với các tỉnh trong vùng Đông Bắc, đạt bình quân cả giai đoạn 2006 - 2010 là 9%, năm 2013 tăng 9,3% so với năm trước. Chỉ số tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2013 tương ứng là 3,2% - 16,8% - 9,1%.

Năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng cao hơn cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra, đạt 9,2%, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,0%, dịch vụ tăng 7,3%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được nâng lên; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được được đảm bảo.

Tỉnh có dân số gần 1,6 triệu người trong đó dân số nông thôn chiếm 90,34% (1.407.658 người) với 26 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm gần 87,6%, còn lại là các dân tộc Nùng, Tày, Hoa, Sán Chay, Sán Dìu,… Mật độ dân số là 407 người/km2, phân bố không đều chủ yếu tập trung tại thành phố, thị trấn.

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2014 là 954.014 người, chiếm 61,2% dân số, trong đó khu vực Nhà nước là 48.547 người chiếm 5,09%, khu vực ngoài Nhà nước là 896.967 người, chiếm 94,02%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 8.500 người, chiếm 0,89%. Số lao động trung bình tăng thêm hàng năm khoảng 22 nghìn người. Số lao động được đào tạo nghề bình quân hàng năm từ 7 đến 10 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,5% góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng khoảng 21% vào năm 2015. Nguồn lao động tỉnh Bắc Giang khá dồi dào, nếu phát huy tốt là một cơ hội cho tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, không xảy ra tình trạng đói giáp hạt. Số hộ thoát nghèo trong năm là 5.660 hộ, tổng số hộ nghèo còn 38.880 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9%, đạt kế hoạch đề ra (UBND tỉnh Bắc Giang, 2015).

3.1.2.2. Công nghiệp

Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Tính đến nay tỉnh đã quy hoạch 6 Khu công nghiệp, các Khu công nghiệp chủ yếu nằm ở phía Nam của tỉnh thuộc các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa; có vị trí thuận tiện, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km; sân bay quốc tế Nội Bài 45 km; cảng Hải Phòng 110 km; cách Cửa khẩu Hữu Nghị 120 km; có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông đồng bộ; thuận lợi về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như gốm làng Ngòi, làng nghề bánh đa kế, làng nghề trồng dâu nuôi tằm, làng nghề mây tre đan Tăng Tiến… (UBND tỉnh Bắc Giang, 2015).

3.1.2.3. Nông nghiệp

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị

trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2015 (UBND tỉnh Bắc Giang, 2015), tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh… Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Năm 2015, toàn tỉnh có 2.477 trang trại hoạt động đạt hiệu quả tốt đồng thời có 568 HTX, 2 liên hiệp HTX, 628 tổ HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển giáo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa (UBND tỉnh Bắc Giang, 2015).

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Giang đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Giang còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm cả đường sắt, đường bộ, đường thuỷ được phân bố thuận tiện với 8.216 km đường bộ, trong đó: quốc lộ có 4 tuyến dài 253 km, tỉnh lộ có 19 tuyến dài 411 km, huyện lộ có 71 tuyến dài 562 km, đường đô thị có 29 tuyến dài 32 km,…Tỉnh có 3 tuyến đường sắt chạy qua với độ dài 87km, trong đó tuyến Hà Nội - Lạng Sơn dài 36km, Kép - Lưu Xá dài 23km, Kép - Bãi Cháy dài 28km; có 3 con sông chảy qua là sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam với tổng chiều dài 347 km nối với hệ thống sông Thái Bình, cảng Hải Phòng tạo nên một mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi từ Bắc Giang đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (UBND tỉnh Bắc Giang, 2013, 2014, 2015).

3.1.3. Giới thiệu về Quỹ hỗ trợ nông dân

3.1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn

a. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

- Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam; ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân theo quy định tại Điều lệ này.

- Ban hành quy chế về hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền; kiểm tra việc chỉ đạo xây dựng và quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; kiểm soát công tác điều hành của Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp.

- Quyết định phân bổ vốn; quyết định xóa nợ, khoanh nợ đối với nguồn vốn do Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương quản lý.

- Ký kết các văn bản, thỏa ước, hợp đồng nhận vốn do các tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ cho Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Giúp Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân theo định kỳ.

b. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh và Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện

- Thực hiện các quyết định của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên đối với công tác xây dựng, quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân hàng năm và dài hạn.

- Quyết định phương hướng, kế hoạch vận động tạo nguồn vốn, sử dụng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trên địa bàn, đề nghị ủy ban nhân dân các cấp xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách cho Quỹ địa phương hàng năm; quyết định phân bổ, phê duyệt các dự án cho vay nguồn vốn thuộc quyền quản lý; phê duyệt kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ hỗ trợ nông dân cùng cấp hàng năm.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân cùng cấp và cấp dưới.

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo việc lập dự án, tổ chức cho vay vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân do Trung ương Hội ủy thác.

- Quyết định khoanh nợ, xóa nợ đối với nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc thẩm quyền quản lý.

- Ký kết các văn bản, thỏa ước, hợp đồng nhận vốn do các tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ cho Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, huyện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp và cấp dưới.

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Hội Nông dân cấp dưới thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân theo định kỳ.

c. Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã

- Xây dựng kế hoạch vận động cán bộ hội viên nông dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đóng góp nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ nông dân đạt và vượt chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 44)