Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Kinh nghiệm quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tại một số địa phương
2.2.3.1. Kinh nghiệm quản lý của Quỹ hỗ trợ nông dân ở tỉnh Thái Bình
Trong những năm qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thái Bình đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Có được kết quả nêu trên, một phần do các cấp Hội Nông dân đã coi trọng hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và làm giàu chính đáng. Trong đó phải kể tới các hoạt động của Quỹ HTND tỉnh Thái Bình.
Năm 2009, khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015, một vấn đề cấp bách được đặt ra là sinh kế bền vững cho số hội viên nông dân trong diện thu hồi đất sẽ như thế nào.
Ngay lập tức, Hội nông dân tỉnh Thái Bình xây dựng đề án Thành lập Quỹ HTND tỉnh. Theo Đề án, Quỹ HTND tỉnh Thái Bình sẽ hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng là những người lao động thuộc gia đình hộ nông dân bị Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp có nhu cầu và đăng ký học nghề, với mức hỗ trợ 100% tiền học phí học nghề theo quy định mức đóng học phí học nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề theo từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, Quỹ HTND còn hỗ trợ lãi suất tiền vay được áp dụng cho hộ gia đình nông dân bị Nhà nước thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên từ ngày 1/1/2003, được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình trong giai đoạn 2010-2015, với mức hỗ trợ bằng phần chênh lệch lãi suất giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, Quỹ HTND tỉnh Thái Bình đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy, phân công lại lao động xã hội.
Hiện này, tổng nguồn vốn Quỹ HTND cấp tỉnh Thái Bình có gần 13 tỷ đồng. Quỹ HTND Thái Bình đã hỗ trợ 1.533 hộ thực hiện 27 dự án khác nhau. Quỹ HTND Thái Bình cũng đã phối hợp với sở Lao động - Thương binh và xã hội mở 37 lớp dạy nghề cho 1.255 học viên là con em hội viên và hội viên, chủ yếu là các nghề tiểu thủ công nghiệp như: may, mây tre đan…
Sau khi được đào tạo, các học viên được tổ chức Hội Nông dân giới thiệu vào làm việc tại các cơ sở sản xuất tương ứng. Quỹ HTND tỉnh Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đầu tiên hoạt động độc lập như một ban của Hội Nông dân tỉnh, với các cán bộ chuyên trách, không kiêm nghiệm, có trụ sở, con dấu và cơ sở vật chất khác riêng biệt.
Có thể nói, với cơ chế đề xuất linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ mà Thái Bình trở thành địa phương đi tiên phong trong việc xây dựng Quỹ HTND hoạt động độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ. Đến nay, tuy nguồn vốn của Quỹ HTND còn khiêm tốn, nhưng hiệu quả mà qũy đem lại rất lớn, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội, tăng thu nhập cho nông dân nghèo, nhiều hộ được vay vốn đã thoát nghèo và vươn lên làm giầu (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2014).
2.2.3.2. Kinh nghiệm quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân ở thành phố Hà Nội
Hiện nay, hệ thống tổ chức Hội Nông dân thành phố Hà Nội gồm 24/29 huyện, quận, thị Hội, 473/577 xã, phường, thị trấn có tổ chức Hội với 3.573 chi hội, 5.013 tổ hội và 548.800 hội viên nông dân.
Hà Nội thành lập ngay Ban điều hành Quỹ HTND khi Quỹ vận động được từ năm 1996. Điều đặc biệt là Ban điều hành Quỹ HTND của Hội Nông dân thành phố Hà Nội do UBND thành phố ra quyết định thành lập. Các đồng chí trong Ban điều hành ngoài Hội Nông dân còn có đại diện của Sở Lao động thương binh và xã hội, sở Tài chính. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố; làm nổi bật tính chủ động, sáng tạo của Hội Nông dân Thành phố Hà Nội đã phối kết hợp với các cơ quan liên quan, nâng cao vai trò, vị thế và hiệu quả
hoạt động của Quỹ HTND.
Ban điều hành Quỹ HTND với cơ quan thường trực là Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội ban hành các quyết định, chỉ thị, quy chế… nhằm kiện toàn hoạt động, quản lý Quỹ HTND.
Đặc biệt, hàng năm, Ban điều hành Quỹ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở tài chính tham mưu cho HĐND, UBND thành phố trích ngân sách bổ sung cho Quỹ. Bên cạnh nguồn quỹ từ ngân sách, nguồn ủng hộ, nguồn bổ sung từ hoạt động thì vốn mượn, vay được của Quỹ HTND thành phố Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.
+ Hàng năm, Ban điều hành Quỹ HTND thành phố đều xây dựng kế hoạch phối hợp với sở Tài chính tham mưu cho HĐND, UBND thành phố trích nguồn ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND. Tổng nguồn Quỹ HTND cấp thành phố đạt trên 312 tỷ đồng, hàng năm đều được trích bổ sung từ nguồn ngân sách. + Hà Nội có 24/24 huyện, quận, thị xã đều có Quỹ cấp huyện, tổng quỹ HTND cấp huyện đạt gần 28 tỷ đồng, có huyện đạt trên 8 tỷ đồng.
+ Đặc biệt, Hội Nông dân thành phố Hà Nội dẫn đầu cả nước về nguồn vốn Quỹ HTND xây dựng được ở cấp cơ sở (19 tỷ đồng), có xã nguồn xây dựng Quỹ HTND lên tới trên 1 tỷ đồng.
Quỹ HTND Thành phố Hà Nội hoạt động theo điều lệ của Quỹ HTND Việt Nam, song về tài chính thực hiện theo quy chế riêng của do UBND Thành phố ban hành:
+ Phí cho vay: 0,3%/tháng (phí toàn hệ thống: 0,7%/tháng).
+ Quỹ HTND Thành phố Hà Nội được hình thành ở 03 cấp: Thành phố, huyện, cơ sở.
+ Ban điều hành Quỹ HTND cấp huyện ủy thác toàn phần cho Hội Nông dân cơ sở trực tiếp giải ngân và thu hồi cả gốc và phí.
Về quy trình cho vay vốn, Ban điều hành Quỹ HTND cấp thành phố ủy thác toàn phần cho Hội Nông dân cơ sở trực tiếp cho vay tới người vay: từ thẩm định đến giải ngân, thu hồi gốc... Nguồn vốn Quỹ HTND được các cấp hội sử dụng cho vay đúng đối tượng, việc sử dụng vốn đúng mục địch, hiệu quả và bảo toàn vốn, không có nợ đọng vốn.
Như vậy, với kết quả hoạt động Quỹ HTND dẫn đầu cả nước cả về huy động nguồn vốn và cho vay, cả về chất lượng và số lượng, Hà Nội trở thành một biểu tượng phát triển của Quỹ HTND. Có được điều đó là do sự ủng hộ, quan tâm của đảng ủy, chính quyền địa phương, kết hợp cùng với sự đồng lòng của các cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố. Mà điều này là kết quả từ sự nỗ lực của Hội Nông dân các cấp cùng với quy chế hoạt động linh hoạt, lấy lợi ích của hội viên nông dân làm đầu (Nguyễn Thị Thu Hà, 2007).
2.2.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang
Từ kinh nghiệm của Thái Bình và Hà Nội, có thể giúp ích cho Bắc Giang rất nhiều trong việc hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh:
- Một là, thành lập ban Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động độc lập, không kiêm nghiệm, có con dấu và tư cách pháp nhân riêng, cũng như các cơ sở vật chất khác như: phòng làm việc, máy tính, máy in... là bước đầu tiên để hoàn thiện quy trình quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân.
- Hai là, nội dung hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân phải linh hoạt, đa dạng hóa, bám sát thực tế tại địa phương nhằm đáp ứng nguyện vọng của hội
viên nông dân mới có thể phát huy được cao nhất hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân. - Ba là, sự ủng hộ, quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền có ảnh
hưởng rất lớn tới Quỹ Hỗ trợ nông dân. Muốn cho hoạt động của Quỹ sôi nổi, đậm nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban, ngành vào Ban điều hành Quỹ. Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế, hoạt động... của Quỹ HTND được toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn.
- Bốn là, hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp cần có quy chế, quy định về tổ chức, điều hành, nghiệp vụ, kiểm soát... cụ thể, rõ ràng, nhưng không cứng nhắc, máy móc, áp đặt. Mọi quy chế của Quỹ HTND đều phải xuất phát từ lợi ích hội viên và vì hội viên nông dân.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vi trí địa lý
Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du vùng Đông Bắc Bộ, nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; nằm trên trục đường xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và gần hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước cũng như với quốc tế.
3.1.1.2. Địa hình
Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.827,38 km2, trong đó có 127,2 ngàn ha đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 136,1 ngàn ha đất lâm nghiệp; 119,6 ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi (chiếm 72% diện tích) lẫn trung du (chiếm 28% diện tích). Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu
- Khí hậu Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.
b. Sông ngòi
sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.
Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn năm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.
b. Tài nguyên rừng
Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng, và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tàn che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn.
c. Tài nguyên khoáng sản
Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo.
nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
d. Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn duy trì ổn định ở mức cao so với các tỉnh trong vùng Đông Bắc, đạt bình quân cả giai đoạn 2006 - 2010 là 9%, năm 2013 tăng 9,3% so với năm trước. Chỉ số tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2013 tương ứng là 3,2% - 16,8% - 9,1%.
Năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng cao hơn cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra, đạt 9,2%, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 13,0%, dịch vụ tăng 7,3%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được nâng lên; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được được đảm bảo.
Tỉnh có dân số gần 1,6 triệu người trong đó dân số nông thôn chiếm 90,34% (1.407.658 người) với 26 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Kinh