Mô hình cơ cấu tổ chức của Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 51)

Nguồn: Hội Nông dân Việt Nam (2012)

- Chỉ đạo trực tiếp - Chỉ đạo nghiệp vụ

a. Mối quan hệ giữa các cấp

- Mối quan hệ với Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp:

Quỹ HTND chịu sự lãnh đạo, quản lý của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp trên và sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp.

- Mối quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính:

Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của cơ quan tài chính cùng cấp và cấp trên.

- Mối quan hệ giữa Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp:

Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát của Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân cấp trên.

b. Ban điều hành Quỹ Trung ương: Thực hiện các quyết định của Ban Thường

- Xây dựng kế hoạch, tỉnh, thành Hội để thực hiện phương án hỗ trợ vốn cho nông dân.

- Quản lý, điều hành Quỹ theo quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Quỹ.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính - kế toán, chính sách tín dụng ưu đãi, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Thường xuyên kiểm tra tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND các cấp.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương Nguồn: Hội Nông dân Việt Nam (2012) Nguồn: Hội Nông dân Việt Nam (2012)

c. Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, thành phố: Thực hiện các quyết định của Ban Thường vụ tỉnh, thành Hội về:

Vận động, tạo vốn của địa phương, tiếp nhận vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, có kế hoạch và phân bổ vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho các huyện, thị. Chỉ đạo Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân các huyện, giám sát việc xét duyệt và tổ chức hỗ trợ vốn đến các hội viên nông dân của các xã, phường.

Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện và cơ sở nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn.

Phối hợp với các ngành ngân hàng, tài chính và các ngành liên quan tổ chức các lớp huấn luyện, nghiệp vụ về quỹ và công tác khuyến nông cho cán bộ cấp huyện và xã.

Quản lý, điều hành quỹ theo hướng chỉ đạo của Ban Thường vụ tỉnh,

Giám đốc

PGĐ phụ trách tín dụng PGĐ phụ trách kế toán

tài chính

PGĐ phụ trách kế toán tài chính

thành Hội và Ban điều hành quỹ Trung ương. Thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính kế toán, chế độ báo cáo định kỳ hàng năm.

d. Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, quận, thị xã: Thực hiện các quyết định của Ban Thường vụ huyện, quận, thị xã về:

Vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, tiếp nhận vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, thành Hội, tổ chức xét duyệt, phân bổ vốn về các cơ sở được kịp thời, đúng đối tượng.

Thường xuyên chỉ đạo kiểm tra việc xây dựng quỹ và sử dụng quỹ ở cơ sở đảm bảo đúng quy định của Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương.

Phối hợp các ngành chức năng có liên quan để hỗ trợ vốn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho hội viên nông dân, nhằm giúp nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Chấp hành chế độ báo cáo về hoạt động và thu chi tài chính đầy đủ.

e. Hội Nông dân cơ sở

Tổ chức vận động nông dân hăng hái tham gia xây dựng quỹ và thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân vay.

Nguồn vốn cơ sở vận động được giữ lại để cho vay tại xã, nhưng phải báo cáo đầy đủ lên Hội Nông dân huyện theo dõi quản lý.

Thông qua tổ Hội, chi Hội, tổ chức hướng dẫn bình xét các hội viên được hỗ trợ vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn và thu hồi vốn, phí của hội viên khi đến hạn trả.

Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hỗ trợ vốn đúng đối tượng. Đưa vốn hỗ trợ kịp thời đến tận tay hội viên nông dân.

Chấp hành chế độ thu chi tài chính, chế độ báo cáo tình hình hoạt động quỹ thường xuyên, định kỳ.

3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành trong thực thể tổ chức nhà nước cũng như của Hội Nông dân nói chung hay Quỹ hỗ trợ nông dân nói riêng để thực hiện các chức năng điều khiển, phối hợp và kiểm tra – giám sát hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt được những mục tiêu của quản lý nhà nước.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ mật thiết với nhau, được chuyên môn hóa

và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và thực hiện những mục đích đã đặt ra của tổ chức.

Tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ HTND bao gồm các Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy và mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy nhằm làm cho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả. Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu lực bộ máy, đảm bảo vai trò định hướng xây dựng chiến lược, kế hoạch, các chương trình, dự án. Đảm bảo việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng điều lệ và nguyên tắc hoạt động của tổ chức.

a. Phía cán bộ

Cán bộ có vai trò quan trọng và tác động trực tiếp tới sự phát triển của mọi tổ chức nói chung hay Quỹ HTND nói riêng. Trong quá trình phát triển của Quỹ HTND cán bộ quản lý, điều hành đã trở thành những lực lượng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống quản lý, hiệu quả của các hoạt động kinh tế - xã hội vì:

+ Cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển Quỹ.

+ Cán bộ là những người có khả năng đưa ra các phương án tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Bởi cán bộ là những người có kiến thức, có kinh nghiệm để có thể lựa chọn những phương án tốt nhất.

+ Cán bộ là người đại diện cho tổ chức, là người hướng dẫn thực thi các chính sách của Nhà nước, giúp người dân nắm bắt được các quy định của pháp luật của Nhà nước, đồng thời nắm rõ những nguyên tắc hoạt động của Quỹ. Cán bộ chính là cầu nối giữa Nhà nước với người dân.

+ Cán bộ chính là một trong những nhân tố đảm bảo sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển Quỹ.

b. Cơ chế - chính sách

Cơ chế - chính sách là những quy định, quyết định do Nhà nước ban hành nhằm điều khiển hoạt động của đơn vị, cơ quan cấp dưới. Mỗi một đơn vị tổ chức khác nhau đều có cơ chế hoạt động và các chính sách là khác nhau nhưng đều có chung mục đích nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Những cơ chế - chính sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên, nếu các cơ chế chính sách được ban hành không phù hợp với điều kiện hoạt động của tổ chức thì nó cũng sẽ để lại những kết quả không mong đợi. Vì vậy, đối với tất cả các tổ chức, đơn vị nói chung hay Quỹ hỗ trợ nông dân nói riêng thì những cơ chế chính sách hợp lý có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động.

c. Sự phối hợp với các bên liên quan

Phối hợp là hình thức liên kết với nhau để cùng nhau tiến hành, bàn bạc nhằm tăng cường sự hoạt động có hiệu quả của tất cả các bên liên quan theo chiều hướng thuận lợi nhất. Sự phối hợp này càng ăn ý thì các bên phối hợp đều nhận được nhiều lợi ích.

Đối với tổ chức Quỹ hỗ trợ nông dân cũng vậy, các bên tham gia phối hợp với nhau có thể giúp đỡ nhau về chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo tập huấn, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ nào đó mà chắc chắn mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Ngoài ra, phối hợp sẽ bổ sung và hỗ trợ những hạn chế của các bên tham gia phối hợp.

d. Trách nhiệm và ý thức của người vay vốn

Người dân hay người vay vốn chính là chủ thể chính của Quỹ HTND. Người vay vốn tác động trực tiếp tới hoạt động của Quỹ. Người vay vốn nắm bắt được những quy định của pháp luật, những quy định của tổ chức Hội sẽ góp phần bảo toàn nguồn vốn, không xuất hiện nợ xấu hay nợ quá hạn. Từ đó mà tổ chức Hội nông dân hay Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động có hiệu quả hơn và ngày càng phát triển.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tỉnh Bắc Giang với 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, nghiên cứu chọn 3 huyện làm đại diện nghiên cứu là các huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên và Lạng Giang, là những huyện đạt nhiều kết quả tiêu biểu trong hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của Tỉnh thời gian qua.

- Huyện Hiệp Hòa với 26 xã, thị trấn thì có 100% các xã, thị trấn trong huyện đều có Quỹ hỗ trợ nông dân, có tổng số quỹ là 2,493 tỷ đồng phục vụ vốn vay cho 154 hộ vay. Trong đó điều tra khảo sát tại các xã: Danh Thắng, Mai

Trung và thị trấn Thắng là những đơn vị có số lượng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Huyện Tân Yên với 24 xã, thị trấn, 100% các xã, thị trấn trong huyện đều có Quỹ hỗ trợ nông dân, có tổng vốn vay từ quỹ là 2,888 tỷ đồng phục vụ cho 279 hộ vay. Trong đó điều tra khảo sát tại các xã: Việt Ngọc, Tân Trung, An Dương là những xã có số hội viên nông dân sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân với số vốn vay cao nhất.

- Huyện Lạng Giang có 23 xã, thị trấn, 100% các xã, thị trấn đều có Quỹ hỗ trợ nông dân, với tổng quỹ là 1,905 tỷ đồng có 120 hộ nông dân tham gia vay vốn. Trong đó điều tra khảo sát tại các xã Thái Đào, Xuân Hương và Yên Mỹ là những xã có số quỹ sử dụng cao nhất huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu đã công bố (số liệu thứ cấp)

Số liệu thứ cấp được dùng trong luận văn bao gồm: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết năm của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang từ năm 2013 – 2015, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân (ban hành năm 2012), các tài liệu liên quan đến công tác tổ chức và quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân do Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phát hành. Tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm làm rõ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, tôi có sử dụng thông tin trên sách, báo, trang website, về những kinh nghiệm trong tổ chức, hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân trong cả nước.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu mới (số liệu sơ cấp)

Việc thu thập các thông tin mới (số liệu sơ cấp) được thực hiện thông qua các phương pháp sau:

a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được thực hiện bằng cách thực địa để quan sát, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, hội viên Hội nông dân có tham gia quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân ở các huyện đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Để có những thông tin ban đầu về hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, nghiên cứu tiến hành quan sát, phỏng vấn các cán bộ Hội nông dân các cấp, là những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý Quỹ. Sau đó, tất cả

những thông tin trong quá trình quan sát, phỏng vấn trên được tập hợp lại để tiến hành phân tích, cho ra những nhận định ban đầu về thực trạng công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh Bắc Giang.

b. Phương pháp điều tra hộ và cán bộ Hội Nông dân

Phương pháp này được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: chọn mẫu điều tra

Trong nghiên cứu này, đối tượng điều tra được phân thành 3 nhóm: các cán bộ Hội Nông dân các cấp từ tỉnh, huyện, xã, thị trấn và hội viên nông dân ở những điểm đã được chọn làm điểm nghiên cứu; và một số cán bộ chính quyền địa phương. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên, trong đó số mẫu điều tra tại các xã, huyện được chọn làm điểm nghiên cứu được chọn như sau:

Bảng 3.1. Mẫu điều tra cho các nhóm đối tượng

Diễn giải Các huyện Tổng Hiệp Hòa Tân Yên Lạng Giang

I. Cán bộ Hội Nông dân các cấp 85

1. Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh 25

2. Cán bộ Hội Nông dân cấp huyện, thành phố 30

3. Cán bộ Hội Nông dân cấp cơ sở 10 10 10 30

II. Hội viên hội nông dân 30 30 30 90

III. Cán bộ chính quyền địa phương 5 5 5 15

Tổng 45 45 45 190

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của quá trình hoạt động và tăng trưởng của quỹ HTND.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động, đánh giá về tổ chức, hoạt động, kết quả vận động vốn, cho vay, kiểm tra – giám sát, thu chi tài chính Quỹ hỗ trợ nông dân theo thứ tự thời gian và không gian.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hoạt động vận động vốn của Quỹ

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lượng tiền huy động được để xây dựng Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn vận động được. Đây là chỉ tiêu so sánh tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) của từng nguồn vận động được so với tổng tiền vận động được trong năm và giữa các năm.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay vốn của Quỹ

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước, giữa số tiền cho vay so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có.

3.2.4.3. Chỉ tiêu về hoạt động thu nợ phí của Quỹ

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới hạn. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối giữa kết quả thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 51)