Đánh giá chung về hoạt động quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá chung về hoạt động quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc

NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Những kết quả đạt được

a. Về quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ

Từng cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch cụ thể, chi tiết để vận động tăng trưởng nguồn vốn, hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng được giao.

Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cũng chủ động trong việc xây dựng dự án đề nghị tăng nguồn từ Quỹ HTND trung ương và ngân sách địa phương. Từ khi kiện toàn Ban điều hành Quỹ HTND vào năm 2014, Ban Điều hành Quỹ (hoạt động kiêm nhiệm do Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh quyết định thành lập và bổ nhiệm các chức danh gồm với cơ cấu: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 02 cán bộ chuyên quản, 01 thủ quỹ và 01 kế toán, cùng với cơ chế quản lý mới, nguồn xây dựng quỹ tăng lên nhanh chóng, từ chỗ duy trì trên 20 tỷ/năm qua các năm đã lên tới trên 31 tỷ đồng vào năm 2015.

Hội Nông dân các cấp tỉnh Bắc Giang quản lý các nguồn vận động, ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân... công khai, minh bạch từ chi hội tới Hội Nông dân xã, huyện và tỉnh.

b. Về quản lý cho vay vốn

Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Bắc Giang đã xây dựng được kế hoạch phân bổ nguồn vốn Quỹ HTND khoa học, hợp lý dựa trên nhiều yếu tố. Do đó nguồn vốn cho vay được quay vòng liên tục, tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn xây dựng cao giúp phát huy gần như tối đa hiệu quả nguồn vốn.

Các dự án vay vốn Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đều được thực hiện cho vay đúng quy trình, đúng quy định, đúng thẩm quyền từ xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt, giải ngân. Vì vậy, không xảy ra tình trạng cho vay sai đối tượng, người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, kiếu kiện...

Đặc biệt, Ban điều hành Quỹ đã tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm giúp người vay sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cũng đã bám sát những chủ trương, định hướng của tỉnh, của địa phương trong chỉ đạo điều hành việc cho vay vốn Quỹ. Nhờ sự linh hoạt, không ngại thay đổi trong công tác quản lý, Quỹ HTND trong toàn tỉnh từ chỗ cho vay từng hộ gia đình với vốn vay nhỏ, trung bình cho vay 5 triệu đồng/ hộ, đến nay Quỹ HTND cho vay theo dự án, trung bình cho vay 15- 20 triệu đồng/hộ. Riêng các dự án từ nguồn trung ương uỷ thác và tỉnh trực tiếp làm chủ đầu tư cho vay tối thiểu 300 triệu đồng/dự án, trung bình 25 triệu đồng/hộ.

Bảng 4.12. Mong muốn của các Hội viên về công tác vay vốn tại Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu đánh giá

Hiệp Hòa Tân Yên Lạng Giang SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Được vay vốn phát triển

sản xuất 30 100,00 30 100,00 30 100,00

Được thăm quan, học tập kinh nghiệm của các hội viên làm kinh tế giỏi

23 76,67 19 63,33 21 70,00

Được đào tạo tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật

27 90,00 30 100,00 25 83,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Nhu cầu vay vốn của các hội viên là rất lớn, tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ nông dân mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Qua tình hình thực tế của một số hộ nông dân trên địa bàn hầu hết các hội viên mong muốn được vay vốn để phát triển sản xuất, tuy nhiên mức vay vốn lại thấp chưa đủ để đầu tư.

Hơn nữa, việc tiếp cận các nguồn vốn khác của nông dân cũng rất khó khăn do sản xuất nông hộ quy mô nhỏ lẻ; tiềm lực đất đai, kinh tế, lao động, cơ sở

chuồng trại ở mức trung bình; nhiều hộ không có tài sản thế chấp khi vay vốn hoặc không thuộc các đối tượng chính sách nên không đủ điều kiện vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy, nếu nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân được tăng thêm và mở rộng thì đây là một cơ sở rất quan trọng để các hộ nông dân có cơ hội mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế. Mặt khác nhiều hội viên mong muốn được tham quan học tập kinh nghiệm để đầu tư sản xuất ở các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả.

c. Về quản lý thu hồi nguồn vốn cho vay

Do Quỹ HTND quản lý sát sao, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc sử dụng vốn vay và thu hồi vốn trong 03 năm qua Quỹ luôn thu phí và nợ gốc đúng hạn, không có trường hợp nào chây ỳ, xâm tiêu, chiếm dụng, cũng không có khoản vay nào trả trước hạn. Quỹ HTND cũng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ tham gia dự án vay vốn Quỹ có ý thức, trách nhiệm trong quản lý sử dụng vốn vay, quyết tâm cao trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình.

Bảng 4.13. Mong muốn của cán bộ quản lý Quỹ về công tác thu hồi nguồn vốn cho vay của quỹ HTND tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu đánh giá

Thu hồi vốn nhanh

Thu hồi vốn theo kế hoạch

Thu hồi khi người vay trả SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn khác tiếp cận nguồn vốn

39 39,00 47 47,00 14 14,00

Đánh giá được mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn

31 31,00 66 66,00 3 3,00

Kết thúc một chương trình,

dự án 16 16,00 84 84,00 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016) Theo bảng số liệu trên về công tác thu hồi vốn cho vay của quỹ HTND tỉnh Bắc Giang khi được hỏi mong muốn của các cán bộ quản lý quỹ đều mong muốn quỹ hoạt động hiệu quả khi thu hồi được toàn bộ vốn khi kết thúc một chương trình, dự án, và các cán bộ này cho rằng nên tạo điều kiện để cho các hộ vay vốn khác tiếp cận được nguồn vốn vay để đa dạng và mở rộng được đối tượng vay, đảm bảo hiệu quả hoạt động của quỹ.

d. Công tác quản lý tài chính

Đảm bảo công tác kế toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của hoạt động Quỹ HTND và hoạt động uỷ thác: theo dõi việc thu nộp phí từ các huyện, thành phố; thu chi phí theo đúng quy định... Hoạt động thu chi tài chính của Quỹ HTND thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn hiện hành; sổ sách, chứng từ về tài chính Quỹ HTND được lưu trữ đầy đủ, khoa học.

e. Với những thành công bước đầu trong quản lý, Quỹ HTND tỉnh đã đạt được những kết tích cực trên các mặt

Đóng góp về xã hội:

Qua triển khai các dự án vay vốn Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động tại địa phương, giảm thiểu tệ nạn xã hội tại vùng nông thôn do thanh niên thiếu việc làm, củng cố lòng tin của hội viên nông dân khi tham gia vào tổ chức Hội Nông dân, kết nạp thêm nhiều hội viên mới, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Qua đó đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, liên kết tạo vùng sản phẩm cho giá trị kinh tế cao, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật hướng tới gia tăng tỷ lệ hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm.

Đóng góp về kinh tế:

Quỹ HTND có vai trò như là yếu tố đòn bẩy kích thích các hộ mạnh dạn đầu tư, đổi mới sản xuất. Thông qua dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã góp phần tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn hơn. Qua dự án vay vốn các hộ đã biết tự liên kết thành nhóm hộ, tổ liên kết xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, xây dưng mẫu mã, bao bì sản phẩm để cung ứng ra thị trường.

Một số dự án đang phát huy tốt hiệu quả như: Dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản và nuôi lợn thịt tại xã An Châu, huyện Sơn Động sau khi có vốn 25 hộ tham gia dự án đã đầu tư được 11 con lợn nái sinh sản, 300 con lợn thịt và 01 con lợn đực giống,; Dự án chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Tam Tiến, huyện Yên Thế sau khi có vốn 25 hộ tham gia dự án đã đầu tư được 07 lò ấp trứng với công suất từ 400 – 500 quả/lượt để ấp cho các hộ tham gia dự án, bình quân mỗi hộ uôi từ 500 – 700 con gà đẻ chứng. Khi được đầu tư lò ấp trứng các hộ đã chủ động được con giống và quản

lý tốt được dịch bệnh; Dự án sản xuất cá giống tại xã Châu Minh huyện Hiệp Hoa sau khi có vốn 25 hộ tham gia dự án đã mở rộng và xây bờ bao cho ao nuôi cá giống, tiêu biểu có hộ ông Nguyễn Đình Tâm xã Châu Minh mở rộng diện tích ao nuôi được 05 sào mỗi vụ thu được 250kg cá giống với mức giá bình quân 40.000đ/kg, thu được 10 triệu/vụ trừ đi chi phí lãi 5 triệu. Hộ Nguyễn Đức Hạnh xã Châu Minh mở rộng được 01 mẫu ao nuôi, hộ Nguyễn Thị Thêu xã Châu Minh mở rộng được 02 mẫu ao nuôi…

Hộp 4.5. Nông dân Hiệp Hòa vươn lên làm giàu...

“Nhờ việc năng động, sáng tạo trong vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân, những năm qua, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã giúp nhiều hội viên nghèo chuyển hướng làm ăn, vươn lên làm giàu bền vững”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa (2016)

Hình 4.3. Mô hình nuôi cá giống tại huyện Hiệp Hòa và mô hình nuôi vịt trời của hộ anh Tô Quang Dần, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (2015)

Đóng góp xây dựng tổ chức Hội Nông dân:

Kết quả triển khai các dự án Quỹ HTND cũng góp phần khẳng định vị thế của Hội Nông dân các cấp, là cơ sở thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Các hộ tham gia dự án trở thành nòng cốt vững mạnh triển khai các hoạt động Hội.

của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh về đường lối, chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 (theo Quyết định 673 QĐ-TTg ngày 21/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Như vậy, từ khi được thành lập đến nay, có thể nói Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đã tích cực tham gia vào thị trường tín dụng trong nông thôn, bên cạnh các ngân hàng chính thống như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội... Với hình thức cho vay tín chấp, thủ tục, hồ sơ đơn giản, Quỹ HTND đã góp phần cung cấp vốn, chuyển tải tín dụng đơn giản, thân thiện với nông dân; mang lại nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định xã hội ở nông thôn, nâng cao vị thế của tổ chức Hội Nông dân các cấp.

4.2.2. Những hạn chế

Thứ nhất: về quản lý huy động vốn

Tại các cấp Hội Nông dân trong tỉnh, Ban vận động Quỹ HTND chưa được kiện toàn, hiện nay gần như không có hoạt động nào. Mọi công việc vận động tăng trưởng quỹ do Ban điều hành Quỹ kiêm nhiệm, cán bộ Ban điều hành quỹ cũng đang hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Do vậy, chất lượng vận động Quỹ chưa cao.

Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang cũng chưa có quy trình chung cho việc vận động tăng trưởng nguồn Quỹ HTND, do vậy, mỗi huyện, mỗi xã làm có một cách làm khác nhau, đôi khi gây hiểu lầm, thắc mắc trong cán bộ, hội viên. Việc quản lý vận động tăng nguồn của Quỹ HTND Bắc Giang mới chỉ tập trung vào nguồn đề xuất từ ngân sách, nguồn vận động cán bộ, hội viên nông dân mà chưa chú trọng tới vận các nguồn từ doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, cá nhân... khác.

Thứ hai: về quản lý cho vay vốn

Trong quá trình xây dựng dự án, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, việc phối hợp cùng UBND huyện xác nhận danh sách hộ tham gia dự án còn chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Bởi vì, tính chất cho vay vốn Quỹ HTND là tín chấp, không có tài sản thế chấp, việc cho vay vốn dựa trên uy tín của Hội Nông dân cấp cơ sở và uy tín của người vay. Do vậy, việc UBND thực sự vào cuộc cùng Hội Nông dân xác nhận hộ đủ điều kiện tham gia dự án là việc rất thực tế và cần thiết.

Việc quản lý phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng trong tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho nông dân tham gia dự án Quỹ chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ ba: về quản lý thu hồi vốn quỹ

Việc theo dõi thu, nộp gốc và phí của Quỹ HTND các cấp tại nhiều địa phương còn chưa hệ thống, chưa khoa học.

Một số doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cam kết tiêu thụ sản phẩm dự án, nhưng thực tế lại không làm như vậy. Vì thế, một số dự án Quỹ HTND không tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm sau khi đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng sản xuất tập trung lớn.

Thứ tư: về công tác kiểm tra, giám sát

Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND còn làm qua loa, hình thức, do Ban điều hành, Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động kiêm nhiệm, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thường là lồng ghép cùng các đợt kiểm tra công tác hội, số lượng các cuộc kiểm tra chuyên đề riêng về Quỹ HTND còn ít.

Công tác khen thưởng, động viên các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đôi khi chưa được quan tâm động viên kịp thời.

Thứ năm: về tổ chức quản lý

Cán bộ phụ trách nghiệp vụ Quỹ HTND đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa chủ động độc lập xây dựng kế hoạch công tác, Do vậy, một số hoạt động của Quỹ đôi khi hiệu quả còn chưa cao.

Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang thực hiện hạch toán kế toán độc lập, song chưa xây dựng được phần mềm kế toán riêng cho Quỹ HTND, vì vậy chưa tối đa hoá được việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý của Quỹ.

4.2.3. Nguyên nhân những hạn chế

4.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế suy thoái có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, xã hội nói chung và ảnh hưởng không nhỏ tới tín dụng, đặc biệt là tín dụng nông nghiệp nói riêng. Quỹ HTND theo đó cũng bị ảnh hưởng từ khâu quản lý tăng trưởng nguồn tới hiệu quả sử dụng nguồn tại các dự án.

khí hậu, chưa bao giờ nước ta lại gánh chịu những thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp và khó lường như những năm gần đây, trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm nhất. Do vậy, sự phát triển bền vững nông nghiệp của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng, dự án Quỹ HTND ở một số nơi hiệu quả còn thấp.

Mục tiêu phát triển được đặt ra trong các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang là xây dựng Bắc Giang đến năm 2025 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với cơ cấu kinh tế năm 2014: nông-lâm thuỷ sản chỉ chiếm 6,02% GDP toàn tỉnh; như vậy, cơ chế, chính sách ưu đãi và mức độ quan tâm đầu tư vào nông nghiệp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

4.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

a. Cán bộ điều hành Quỹ trình độ và kinh nghiệm quản lý nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)