Kinh nghiệm một số nước trong quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân để xóa đói,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm một số nước trong quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân để xóa đói,

giảm nghèo

2.2.1.1. Nước Cộng hòa nhân dân Bangladesh

Tại Bangladesh, giáo sư Muhammad Yunus cùng với một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Chittagong vào năm 1976, đã thiết kế một chương trình tín dụng thực nghiệm để phục vụ người nghèo. Thông qua một mối quan hệ đặc biệt với các ngân hàng nông thôn, ông giải ngân và thu hồi hàng ngàn các hoản cho vay.

Nhưng các ngân hàng từ chối để tiếp nhận dự án vào cuối giai đoạn thí điểm. Họ sợ rằng nó quá tốn kém và nguy hiểm. Cuối cùng, thông qua sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, Ngân hàng Grameen được thành lập vào năm 1983 và bây giờ phục vụ hơn 4 triệu khách hàng vay. Sự thành công ban đầu của Ngân hàng Grameen cũng kích thích sự thành lập một số tổ chức tài chính vi mô khổng lồ khác.

Bắt đầu bằng thử nghiệm nhỏ (bỏ 27 dollar tiền túi cho 42 hộ gia đình nghèo vay) thành công, Yunus đã thành lập Ngân hàng Grameen, hiện nay Ngân hàng này có tới 2.100 chi nhánh. Phương pháp thực hiện:

- Phân người vay thành 2 nhóm rõ ràng: nhóm đầu tư rủi ro cao và nhóm đầu tư an toàn.

- Sẽ không cho vay theo cá nhân mà vay theo nhóm: các nhóm thành viên không có quan hệ huyết thống hay hôn nhân được tự thành lập và tập trung thành các “trung tâm”. Các thành viên bắt buộc phải tham dự các buổi sinh hoạt hàng tuần và đóng góp tiền tiết kiệm, đóng góp vào quỹ nhóm và đóng tiền bảo hiểm. Đóng góp tiền tiết kiệm được thực hiện từ bốn đến năm tuần trước khi nhận được món vay và phải tiếp tục trong thời gian vay vốn.

Quỹ nhóm được nhóm tự quản lý và có thể được sử dụng để cho vay đến các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhómcùng bảo lãnh những món

vay của nhau và chịu trách nhiệm liên đới về pháp luật, về việc hoàn trả nợ của các thành viên khác trong cùng nhóm. Bất kỳ thành viên nào cũng không được vay thêm nếu các thành viên khác trong nhóm không trả hết nợ.

Sản phẩm: Các món vay thường có kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm và việc hoàn trả được thực hiện hàng tuần. Số tiền vay thường dao động từ 100$ đến 300$ với lãi suất khoảng 20%/năm, tiết kiệm là hoàn toàn bắt buộc.

Tác động và hiệu quả: Người vay của Grameen hiện đang phục vụ hơn 58 triệu khách hàng với số lượng 5,4 tỷ USD có tới 97% là phụ nữ. Lý do cũng không phải đơn giản là phụ nữ ít trốn nợ hơn mà là do họ được gia đình cử đi vay và đứng sau họ chính là chồng và con họ. Tín dụng vi mô còn có tác động tích cực đến việc kích thích năng khiếu kinh doanh nhỏ của người vay. Để sử dụng vốn vay thành công, tự thân người vay phải tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả, nâng cao các kỹ năng sản xuất hộ gia đình. Ở Việt Nam có các tổ chức áp dụng mô hình này là dự án Việt Bỉ, CIDSE: cơ quan hợp tác quốc tế vì sự phát triển và đoàn kết (Đỗ Xuân Hải, 2012).

2.2.1.2. Vương quốc Thái Lan

a. Tổ chức nguồn vốn

Tổ chức hỗ trợ vốn cho nông dân của Vương quốc Thái Lan viết tắt là BAAC. Mục tiêu hoạt động chính của BAAC trợ cấp cho nông dân thông qua đầu tư vốn tín dụng. Vì vậy BAAC có các nguồn vốn ưu đãi sau:

Ngân hàng Trung ương trợ cấp cho BAAC bằng hình thức cho vay không lãi (trên thực tế, lãi suất từ 1-3 năm%/ năm nhưng do ngân sách trả). Các ngân hàng thương mại có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải cho vay đối với nông nghiệp. Nếu ngân hàng thương mại không cho vay hết chỉ tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số tiết kiệm còn lại vào BAAC. Ngân hàng Trung ương bảo lãnh cho BAAC vay vốn nước ngoài. Trong hoạt động, BAAC được miễn ký quỹ bắt buộc.

b. Tổ chức cho vay

Đối tượng được vay vốn BAAC gồm: Hộ nông dân cá thể, các hiệp hội nông dân Thái Lan. Điều kiện vay vốn. Nông dân có thu nhập dưới 10.000 baht/ năm (khoảng dưới 400 USD/năm). Nông dân có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực . Tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh. Có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó.

nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Mỗi nhóm có từ 15-25 người, một hộ nông dân được vay vốn tối đa là 60.000baht (tương đương 2.400 USD), người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân.

Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của BAAC thấp hơn so sánh với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Hiện nay BAAC đang cho hộ nông dân nghèo vay với lãi suất 8%/ năm, trong khi lãi suất cho vay thông thường là 12,5%/năm (Nguyễn Thị Thanh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 36 - 38)