Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu đã công bố (số liệu thứ cấp)

Số liệu thứ cấp được dùng trong luận văn bao gồm: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết năm của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang từ năm 2013 – 2015, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân (ban hành năm 2012), các tài liệu liên quan đến công tác tổ chức và quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân do Trung ương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phát hành. Tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm làm rõ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, tôi có sử dụng thông tin trên sách, báo, trang website, về những kinh nghiệm trong tổ chức, hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân trong cả nước.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu mới (số liệu sơ cấp)

Việc thu thập các thông tin mới (số liệu sơ cấp) được thực hiện thông qua các phương pháp sau:

a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được thực hiện bằng cách thực địa để quan sát, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, hội viên Hội nông dân có tham gia quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân ở các huyện đã được chọn làm điểm nghiên cứu. Để có những thông tin ban đầu về hoạt động quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân, nghiên cứu tiến hành quan sát, phỏng vấn các cán bộ Hội nông dân các cấp, là những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý Quỹ. Sau đó, tất cả

những thông tin trong quá trình quan sát, phỏng vấn trên được tập hợp lại để tiến hành phân tích, cho ra những nhận định ban đầu về thực trạng công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh Bắc Giang.

b. Phương pháp điều tra hộ và cán bộ Hội Nông dân

Phương pháp này được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: chọn mẫu điều tra

Trong nghiên cứu này, đối tượng điều tra được phân thành 3 nhóm: các cán bộ Hội Nông dân các cấp từ tỉnh, huyện, xã, thị trấn và hội viên nông dân ở những điểm đã được chọn làm điểm nghiên cứu; và một số cán bộ chính quyền địa phương. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên, trong đó số mẫu điều tra tại các xã, huyện được chọn làm điểm nghiên cứu được chọn như sau:

Bảng 3.1. Mẫu điều tra cho các nhóm đối tượng

Diễn giải Các huyện Tổng Hiệp Hòa Tân Yên Lạng Giang

I. Cán bộ Hội Nông dân các cấp 85

1. Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh 25

2. Cán bộ Hội Nông dân cấp huyện, thành phố 30

3. Cán bộ Hội Nông dân cấp cơ sở 10 10 10 30

II. Hội viên hội nông dân 30 30 30 90

III. Cán bộ chính quyền địa phương 5 5 5 15

Tổng 45 45 45 190

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của quá trình hoạt động và tăng trưởng của quỹ HTND.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tổ chức tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động, đánh giá về tổ chức, hoạt động, kết quả vận động vốn, cho vay, kiểm tra – giám sát, thu chi tài chính Quỹ hỗ trợ nông dân theo thứ tự thời gian và không gian.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hoạt động vận động vốn của Quỹ

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lượng tiền huy động được để xây dựng Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn vận động được. Đây là chỉ tiêu so sánh tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) của từng nguồn vận động được so với tổng tiền vận động được trong năm và giữa các năm.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay vốn của Quỹ

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước, giữa số tiền cho vay so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có.

3.2.4.3. Chỉ tiêu về hoạt động thu nợ phí của Quỹ

Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới hạn. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.

3.2.4.4. Chỉ tiêu thể hiện tác động của Quỹ

- Bảo toàn vốn, số hộ được vay/tổng số đơn vay vốn, số tiền vay/hộ. - Vận động vốn/tổng nguồn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Quản lý tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân

a. Xây dựng kế hoạch vận động tăng trưởng nguồn

- Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đều xây dựng kế hoạch vận động tăng trưởng nguồn Quỹ HTND:

+ Giao chỉ tiêu vận động Quỹ HTND cụ thể cho từng Hội Nông dân các huyện, thành phố.

+ Trực tiếp xây dựng các dự án cụ thể đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xem xét cấp vốn từ ngân sách của tỉnh cho Quỹ HTND tỉnh.

- Tương tự, Hội Nông dân các huyện cũng giao chỉ tiêu vận động tới xã và xây dựng các dự án, đề án đề nghị UBND huyện xem xét cấp vốn Quỹ HTND từ nguồn ngân sách của huyện.

- Hội Nông dân xã giao chỉ tiêu vận động xuống các chi, tổ Hội, đồng thời xây dựng dự án, đề án đề nghị UBND xã cấp vốn Quỹ HTND từ nguồn ngân sách địa phương.

b. Tổ chức vận động tăng trưởng Quỹ HTND

- Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cũng đã thành lập Ban vận động Quỹ, tuy nhiên hoạt động của Ban còn mang tính hình thức và chưa được quan tâm đúng mức, trong thời gian dài gần đây Ban chưa được kiện toàn, có những đồng chí trong Ban vận động đã về hưu hoặc đã chuyển công tác, các hoạt động của Ban vận động chủ yếu do Ban điều hành quỹ thực hiện.

- Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, là bộ phận tiếp nhận nguồn vốn bổ sung Quỹ HTND từ ngân sách tỉnh, tiếp nhận và quản lý trực tiếp nguồn vốn ủy thác toàn phần từ Quỹ HTND trung ương, cũng là bộ phận trực tiếp tham mưu các kế hoạch nhằm vận động, xây dựng nguồn vốn Quỹ HTND của tỉnh, chịu trách nhiệm lên các phương án, chương trình hành động cụ thể để triển khai đảm bảo kết quả đã đề ra.

Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cũng đã phát hành các phiếu vận động Quỹ HTND tới các xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, những phiếu vận động do

đồng chí chủ tịch Hội ký, hiện nay đồng chí đã về hưu, vì vậy các phiếu trên cũng không còn giá trị trong khi phiếu vận động mới chưa được ban hành gây nhiều khó khăn trong quá trình vận động Quỹ HTND ở các cấp.

Thực tế, các hội viên đóng góp tăng trưởng Quỹ đang được ghi và ký xác nhận vào sổ vận động chung của chi hội nông dân, các chi hội tập hợp chuyển về Hội Nông dân xã, Hội Nông dân xã nộp về Hội Nông dân huyện quản lý và xây dựng dự án cho vay theo quy định. Có thể nói, quỹ HTND tỉnh Bắc Giang đến thời điểm này chưa có quy trình chuẩn cho việc thực hiện huy động nguồn tăng trưởng quỹ. Mọi việc đang được tiến hành theo thói quen, theo kinh nghiệm.

c. Hình thức vận động xây dựng quỹ

Ngay sau khi có công văn số 828 - CV/TU ngày 21/10/2013 của Văn phòng Tỉnh uỷ về thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ về việc đồng ý để Hội Nông dân tỉnh tổ chức đợt vận động, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2014; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch số 18-KH/HND ngày 8/01/2014 về tổ chức đợt vận động, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2014. Thành lập Ban chỉ đạo vận động, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, do đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh làm trưởng ban chỉ đạo, các đồng chí Phó chủ tịch làm phó ban chỉ đạo; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban chấp hành là thành viên, phân công theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các huyện, thành hội để tổ chức triển khai đợt vận động, xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn được phân công. Ban hành công văn số 246-CV/HND ngày 8/01/2014 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh gửi Huyện uỷ, Thành uỷ chỉ đạo đợt vận động, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2014.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai đợt vận động, xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2014 đến toàn thể cán bộ tỉnh Hội và Chủ tịch Hội Nông dân của 10 huyện, thành phố, giao chỉ tiêu xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân đến các huyện, thành phố thực hiện, thời gian vận động quỹ từ 01/4 - 15/5/2014. Đến hết năm 2014 nhiều đơn vị đã tham mưu cho huyện uỷ, thành uỷ ra văn bản chỉ đạo đợt vận động, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân như: Hội Nông dân huyện Tân Yên tham mưu cho Huyện ủy ban hành kết luận số 39-KL/HU ngày 8/5/2013 về chỉ đạo thực hiện đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Qũy hỗ trợ nông dân huyện giai đoạn 2013-2020; Hội Nông dân huyện Hiệp Hoà tham mưu cho Huyện ủy ban hành công văn số 760 – CV/HU ngày 14/3/2014 về việc lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng bộ trực thuộc, Đảng uỷ các xã, thị

trấn vận động ủng hộ Quỹ hỗ trợ nông dân; Hội Nông dân huyện Việt Yên tham mưu cho Huyện ủy ban hành công văn số 870 – CV/HU ngày 12/02/2014 về việc chỉ đạo xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2014; Hội Nông dân huyện Lục Ngạn tham mưu cho Huyện ủy ban hành công văn số 824 – CV/HU ngày 27/02/2014 về việc chỉ đạo xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân; Hội Nông dân huyện Sơn Động tham mưu cho Huyện ủy ban hành công văn số 778 – CV/HU ngày 18/4/2014 về việc chỉ đạo xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2014;… Đồng thời các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo đợt vận động, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân do đồng chí Trưởng Ban dân vận Huyện uỷ làm trưởng ban hoặc đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân huyện làm trưởng ban vận động, các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện và các ngành có liên quan làm thành viên ban chỉ đạo để triển khai vận động ở cơ quan đơn vị và địa phương được phân công.

Tính đến hết năm 2015 toàn tỉnh đã vận động Quỹ hỗ trợ nông dân được 9 tỷ 389,35 triệu đồng, đạt 234,86 % kế hoạch giao. Cụ thể các nguồn vận động quỹ hỗ trợ nông dân như sau:

- Nguồn vốn ủy thác từ Trung ương: hiện nay phần lớn các Quỹ hỗ trợ nông dân đều đang dựa vào phần vốn ủy thác của Trung ương để Quỹ hoạt động, nguồn vốn này thuộc các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tạo ra nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Mặc dù, là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Quỹ (bình quân khoảng 40%) nhưng so với nhu cầu của các hội viên nông dân thì vẫn còn quá ít.

- Nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân do cán bộ, hội viên nông dân ủng hô: thực hiện cuộc vận động ủng hộ xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân được triển khai từ năm 1997, liên tục trong những năm qua luôn được các ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm ủng hộ, đóng góp. Tính đến hết năm 2015 đã đóng góp, ủng hộ được số tiền là: 4 tỷ 191,355 triệu đồng với 100 ngàn người tham gia ủng hộ; số tiền vận động được hàng năm cho trên 270 hộ nông dân khó khăn về vốn được hỗ trợ vay để phát triển sản xuất thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững cho nông dân nông thôn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cuộc vận động đã kêu gọi tất cả cán bộ, hội viên hội nông dân và các doanh nghiệp trên địa bàn với phương tram “những chiếc lá lành đùm bọc những là chưa lành”; trong đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang đóng góp, ủng hộ ít nhất một ngày lương

trở lên; Các tổ chức doanh nghiệp đóng trên địa bàn đóng góp, ủng hộ ít nhất từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở lên; Các hộ gia đình đóng góp, ủng hộ từ 10.000 đồng (mười nghìn đồng) trở lên. Kết quả của cuộc vận động, một số huyện làm tốt công tác này như Hội Nông dân các huyện: Tân Yên là 1 tỷ 075,454 triệu đồng; Hiệp Hoà là 909, 075 triệu đồng; Lạng Giang là 718,694 triệu đồng; Lục Ngạn là 498,345 triệu đồng; Lục Nam là 379, 416 triệu đồng và Việt Yên 268,916 triệu đồng…

- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Quỹ hỗ trợ nông dân là 9 tỷ 611,09 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp 6 tỷ đồng, ngân sách huyện, thành phố cấp 3 tỷ 611,09 triệu đồng một số đơn vị làm tốt như: Tân Yên 500 triệu đồng; TP Bắc Giang 200 triệu đồng; Hiệp Hoà 200 triệu đồng và Lục Ngạn 100 triệu đồng. Ngân sách UBND xã chuyển cho Quỹ là 217, 570 triệu đồng, một số đơn vị làm tốt như: Hiệp Hoà 21/26 xã, thị trấn trong huyện đã chuyển cho Quỹ với số tiền 130 triệu đồng; Tân Yên 5/24 xã, thị trấn đã chuyển cho Quỹ với số tiền 52,57 triệu đồng; Việt Yên 6/19 xã, thị trấn đã chuyển cho Quỹ với số tiền 30 triệu đồng…

- Nguồn vốn bổ sung từ hoạt động của quỹ: 204,18 triệu đồng.

Thực tế, công tác vận động vốn Quỹ HTND trong thời gian qua đã gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập: Do tình hình thu ngân sách khó khăn, ngân sách tỉnh không chuyển bổ sung cho Quỹ. Nguồn vốn cấp huyện được tăng trưởng chủ yếu từ nguồn vận động ủng hộ của các hội viên, nông dân. Trong khi hiện nay, có nhiều cuộc vận động ủng hộ, nông dân phải tham gia đóng góp rất nhiều các khoản thu, khoản phí thì việc vận động nông dân ủng hộ Quỹ HTND cũng làm tăng thêm gánh nặng của người nông dân trong việc phải đóng góp với xã hội.

Công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Quỹ hỗ trợ nông dân chưa được sâu, rộng, dẫn đến nhận thức của các tổ chức, cá nhân về Quỹ hỗ trợ nông dân chưa đầy đủ, chưa ủng hộ tích cực cho Quỹ HTND.

d. Kết quả triển khai vận động Quỹ HTND giai đoạn 2013-2015

Cụ thể về tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 được thể hiện ở bảng 4.1:

50

Bảng 4.1. Tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ HTND tỉnh Bắc Giang (Giai đoạn 2013-2015) (Giai đoạn 2013-2015)

ĐVT: Triệu đồng

STT Nguồn Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TW Tỉnh Huyện Tổng TW Tỉnh Huyện Tổng TW Tỉnh Huyện Tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh bắc giang (Trang 56)